Tự do báo chí Việt Nam ngày càng tồi tệ
Hà Nội – Hà Nội gia tăng sự đàn áp đối với nhà báo và bloggers, bằng cách theo dõi, bỏ tù và sách nhiễu thân nhân của những nhà báo và bloggers nhằm mục đích ngăn chận và khống chế những bài viết mang tính chỉ trích nhà nước, theo những tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí cho hay.
Tự do báo chí “bị suy đồi trầm trọng” khi nhà cầm quyền cộng sản đang vật vã với một nền kinh tế nữa sống nữa chết, một sự khủng hoảng tài chánh và sự bất mãn đang tăng cao đối với tệ nạn tham nhũng, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho hay hôm nay thứ Tư ngày 19 tháng Chín.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đã lên án : “việc trấn áp ngày càng gia tăng và việc tiếp tục kết án những nhà báo và trên hết, là những nhà báo mạng (bloggers).”
“Chúng tôi lấy làm tiếc phương cách áp bức song hành bao gồm việc vừa trả thù những người bất đồng chính kiến cùng lúc sách nhiễu, áp chế lén lút và hăm dọa mang tính bạo lực đối với thân nhân cũng như những người ủng hộ họ (những người bất đồng chính kiến),” tổ chức này nói qua bản thông báo hôm thứ Ba ngày 18 tháng Chín.
Điếu Cày, một trong những bloggers đang bị tù... Nguồn hình: Onthenet |
Việt Nam đứng thứ 172 trong số 179 nước trong chỉ số tự do báo chí do các tổ chức này xếp hạng trong năm 2011-2012 và bị nêu đích danh là “Kẻ thù của Internet” vì sự kiểm duyệt internet một cách có hệ thống của nhà cầm quyền cộng sản.
Nhà nước cộng sản Việt Nam không cho phép báo chí tư nhân và tất cả báo chí cũng như truyền hình đều thuộc về nhà nước, do nhà nước quản lý. Tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước thường được dùng để truy tố người bất đồng chính kiến.
Đại diện Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đặc trách vùng Đông Nam Á châu ông Shawn Crispin nói với hãng thông tấn AFP là sự trì trệ phát triển kinh tế và đấm đá chính trị nội bộ đang là chất xúc tác đưa đến việc trấn áp nhà báo và những bài bình luận đăng trên mạng.
“Nhà cầm quyền thấy rõ ràng là nhà báo độc lập và bloggers là một sự hăm dọa cho sự ổn định,” ông nói.
Bản báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo nói “Việt Nam đang duy trì một số phương cách kiểm duyệt báo chí khắc nghiệt và ngặt nghèo nhất trong toàn vùng Á châu.” Blog trên mạng internet ngày càng nhiều làm khó khăn và bực mình cho giới kiểm duyệt nhà nước và điều này đưa đến việc trấn áp bloggers liên tục.
Mới tuần rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho những ai chịu trách nhiệm cho ba blogs “vu khống”, vốn đã từng cho đăng trên mạng một loạt bài nói về những vụ tham nhũng tai tiếng của cấp “thâm cung bí sử”, phải bị “trừng phạt nặng nề.”
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Vietnam press freedom deteriorating: Watchdogs. AFP, 19 September 2012
(1) Vietnam press freedom deteriorating: Watchdogs. AFP, 19 September 2012
0 comments:
Post a Comment