Wednesday, August 1, 2012

VẪN CHUYỆN SÂN KHẤU

EM (SI) K.DUYÊN CHÊ ‘BÁC’ NGẠN !
Ghi nhận sau đây là lời thổ lộ từ một khán thính giả của chương trình Thúy Nga PBN, tức “phen” (Fans) của Hoạt-náo-viên 3-Ngạn:
Tôi chưa hề đọc một quyển truyện nào của tác giả Nguyễn ngọc Ngạn.
 Riêng về việc thưởng thức nhạc do Trung Tâm Thúy Nga phát hành, sau này qua sự kiện cuốn Băng B-40, chủ đề “Mẹ”, tôi mất cảm tình với ông Em-si này; cho nên thường nhấn nút “phát pho-uột” (FFwd) để chỉ nghe ca-sĩ hát và cốt xem vở hài kịch thôi; lỗ tai khỏi bị nghe ông ta nói lải nhải; càng lúc càng nói dai, càng giễu dở, vẫn cố lợi dụng cái đề tài “liền ông, liền bà”, (xưa như trái dất), để được kéo dài, bám víu giữ độc quyền cái dóp đứng trên sân khấu …”
[nhưng cách giễu này coi bộ cũng vẫn còn ăn khách! nhất là đối với tập thể khán giả “đại chúng* “ (chữ NNN dùng) của trung tâm Băng nhạc Thúy Nga PBN].
Tác giả thấy không cần thiết phải nhắc lại cuốn “băng PBN B-40 và Nguyễn Ngọc Ngạn”; vì trước đây đã từng có nhiều bài viết về cái ”sư cố” không mấy xuông xẻ này cho đương sự rồi.
Hậu quả đem đến coi như đã quá đầy đủ; hoặc ít nhất cũng dư đủ để khiến một người có nhân cách và giáo dục sẽ nhìn rõ được đâu là cái “bóp lầm” (problems) mình đã mắc phải; để tự ‘gỡ’ lấy, sửa đổi lấy.
Thói thường, ít có một cá nhân nào nhìn ra đuợc những sơ hở do mình tạo nên. Nhưng nếu được người khác chì cho biết, thì đó cũng là một điều tốt. Cho nên hãy chấp nhận cái dịp may mắn đó, vì nếu không, phút chốc nó sẽ bị tan biến, lẫn lộn mất trong vô số những cái không may do cuộc đời đem đến !!!
–“Ơ, hơ ! ông này là cái thá gì mà phát ngôn như thế?‘’
Chính thế! Đấy cũng có thể là một lời phản đối!
Thật tình, sự việc này không có mắc mớ gì tới tác giả; tức chẳng là cái thá gì cả !
Nhưng vì vốn sẵn là khán thính giả, mang tiếng là người mua băng gốc, nên vẫn cứ phải “có” cái quyền phê bình và phát biểu ý kiến; không những thế mà còn phải viết ra nữa ! Về phần đối tượng có nghe hay không thì lại là việc khác; Đó là quyền của họ, và cái quyền này tất nhiên phải được tôn trọng !
Đúng như sự nhận xét của cố Ký giả Trường Kỳ:
“..Sự nổi tiếng của anh (NNN) đưa tới lòng yêu thích nơi nhiều người và ngược lại cũng không tránh được tình trạng trái ngược hoặc có khi là sự dửng dưng. Một người được coi là “Người của đám đông” chắc chắn không sao tránh khỏi những dị biệt nơi vấn đề tình cảm ở phía độc giả và khán thính giả dành cho mình ….
(Mở để đọc đầy đủ)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_Ng%E1%BA%A1n
Tuy nhiên, nếu chỉ biết nhắm mắt phản đối lời phê bình, mà không tự suy nghĩ cho kỹ, thì coi như cá nhân đó ngụy biện; hoặc có tính tự cao tự đại (?). Điều này càng làm cho sự nhầm lẫn tăng gấp bội, khiến không còn biết đem giấu cái sở đoản của mình ở chỗ nào (!). Sẵn cái tác phong nhà quê, thái độ cao ngạo lại thêm tính tự mãn “ảo” đã khiến đương sự tưởng lầm; coi thiên hạ chỉ nhỏ bằng một cái vung nồi trong xó bếp của anh ta.
Hơn nữa còn thêm cái hậu quả tai hại, không thể tránh khỏi; đó là những tiếng vỗ tay rầm rộ của đám khán giả đại chúng* (chữ dùng của 3-Ngạn), khiến đẩy đương sự lên tới tận chín tầng mây xanh mà không hề hay biết sẽ bị rớt xuống lúc nào!!
Vẫn biết, “chẳng là cái thớ gì cả”, nhưng ít nhất người viết cũng thuộc thành phần thưởng thức (như bao khán giả khác), tức giới ủng hộ, trực tiếp bơm Ốc-xi-gen cho các trung tâm thực hiện Băng/ Dĩa hiện nay!  Một cá nhân trong thành phần khán thính giả mua băng gốc (nhắc lần thứ nhì)! Tức đã đóng góp tài chánh giúp duy trì “kỹ nghệ” sản xuất băng nhạc tại hải ngoai; gián tiếp nuôi sống những ca, nhạc và nghệ sĩ, trong đó chắc chắn không thể không có Hoạt-náo-viên Nguyễn ngọc Ngạn và gia đình (thứ hai).
Khi ký vào bản khế ước làm cái “dóp” đứng trước công chúng, là “người của đám đông”, theo nhận xét của cố phóng viên, tức ký giả Trường Kỳ; hoạt-náo-viên 3-Ngạn không thể có một chọn lựa nào khác. Cho dù bất cứ ai, cũng sẽ phải tiếp nhận những lời bình phẩm, dĩ nhiên có cả khen lẫn chê, của giới khán thính giả thưởng ngoạn. Nhưng nếu “phủ nhận sự phê bình (để sửa đổi) mà chĩ nhắm mắt vồ vập lấy những lời lẽ tâng bốc, khen thưởng; thì thà rằng đừng làm cái nghề này nữa là hơn”!
Do đó cần phải có trí óc (!) để hiểu rằng một khi nhận cái dóp “hoạt-náo-viên” này rồi, tất nhiên phải chịu cảnh “làm dâu trăm họ” đấy các bác ạ!
Tương tự nhận xét sau đây, được trích đoạn trong một bài viết (có cần đưa dẫn chứng không đây?) của một khán giả Thúy Nga PBN:
Tất nhiên, một khi chấp nhận cái ‘dóp’ nhẹ nhàng, được mặc đẹp và được đứng trước công chúng, cũng tự coi như đã đóng vai trò của môt “nghệ sĩ trình diễn”; ai nấy đều thoả thuận “cảnh làm dâu trăm họ” ! tức không thể tránh khỏi tiếng chì tiếng bấc hay lời ra tiếng vào; Vì thế muốn có miếng cơm ăn thì phải cắn răng mà chịu; Hãy  gắng lên, đừng có than nghe ‘bác Tám’ ! “
…….
Xin tạm lấy một thí dụ điển hình sau đây để dẫn chứng cho vài “bóp lầm” (problems) đã xẩy ra, khiến người được chứng kiến “không thể không nói”. Đó là dịp Ngọc Ngạn xuất hiện cùng với Em-(si) Kỳ Duyên, phúc đáp thư của khán thính giả, ông Em-si này với vẻ mặt lạnh lùng, giọng nói gay gắt, trả lời một ‘Fan” của Thúy Nga PBN (đại ý) như sau:
Ông này (khán giả) muốn ăn Phở, tại sao không sang tiệm bên kia mà ăn, mà lại bắt chúng tôi phải làm giống họ???
Tỏ thái độ chê trách bắt đầu bằng chữ “Tại sao”, như vậy là Hoạt-náo-viên 3-Ngạn đã thiếu sự khôn ngoan cần có của một kẻ đang buôn nước bọt, giống như làm một công việc “tiếp thị” (PR) để kiếm sống.
Lời phát biểu của một trong những Fans cho dù (cá nhân đương sự) không thích, cũng phải tiếp nhận như một ý kiến xây dựng trong muôn vàn những ý kiến khác gửi đến. Ông ta phải tự tìm hiểu lấy, có thể đó là dấu hiệu tốt (?), cho biết giới thưởng ngoạn quan tâm đến chương trình PBN. Thay vì để chứng tỏ là một người giới thiệu chương trình đúng đắn, lễ độ và lịch sự; ông ta đã chẳng phơi bầy thái độ bất bình, thốt lời gay gắt như trong phần “trả lời thư tín khán giả trên sân khấu PBN” vừa kể !
Mỗi lần đề cập đến Hoạt-náo-viên 3 Ngạn thì lại vẫn còn có nhiều chuyện để nói; mà không nói thì không nín được ! Tuy nhiên nội dung của bài này, chỉ nhằm nhắc lại, khơi động lại một chuyện trong vô số những “sự cố” đã xẩy ra suốt thời gian 20 năm (đương sự) đứng trên sân khấu; để đọc giả có dịp quan sát Nguyễn Ngọc Ngạn đã “triển khai” cái dóp Em-si của ông ta ra sao!
 KỲ DUYÊN CHÊ ĐỒNG NGHIỆP MẶT MŨI “TỐI TĂM”!        
–“Trông mặt anh (Ngạn) tối như Đêm 30!
Sự thật đó là lời của cô Em (si) Kỳ Duyên (KD), trong cuốn băng PBN số 64, ám chỉ cái “mã đẹp giai” (nhưng hơi thấp) của anh bạn đồng nghiệp cùng đứng trên sân khấu Thúy Nga, PBN với cô ta.
Các Fans ủng hộ thì gửi một thông điệp* (chữ 3 Ngạn hay dùng), với đại ý:
–“Đó là một cặp bài trùng Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên”;!
Như ai nấy cũng đã biết, “phun-nem” của 2 Em-si là: Nguyễn Ngọc Ngạn. và Nguyễn Cao Kỳ Duyên (KD). Cả hai người đều làm cái nghề, theo tiếng Mỹ (!) gọi là Em-si (MC= Kẻ hưóng dẫn chương trình), cho một trung tâm sản xuất băng nhạc, có tên là Thúy Nga, Paris By Night (PBN).
Từ ngữ “Hoạt-náo-viên” (HNV) được dùng, mang “tính chất quê hương”; xuất hiện tại miền nam VN từ thời trước năm 75; nhắm vào người giới thiệu chương trình Đại Nhạc Hội ở các rạp hát tại Sàigòn. Thời đó có một số HNV nổi tiếng, tên của họ, cho tới nay vẫn còn được ghi nhớ trong lòng các khán thính giả ưa đi coi Đại Nhạc Hội ngày xưa, như Trần văn Trạch, Ngọc Phu, Tùng Lâm..v..v.
Số khán giả dễ tính, thuộc giới đại chúng*, thì cho đây là đôi “trai tài, gái sắc”; và họ khám phá ra một điều là kể từ khi có sự hiện diện của cô bạn đồng nghiệp đứng bên cạnh, cuộc đời làm nghề “xướng ngôn” của Em-si 3-Ngạn coi bộ cũng có phần nào được “sướng” hơn lên!
Trong những năm gần đây, từ khi tình trạng kinh tế suy sụp tại Hoa kỳ, khiến đôi “uyên ương” này đã có những dịp làm ăn riêng rẽ.
Kẻ mạo hiểm như Kỳ Duyên, một phần được ông bố (NCK) dẫn lối chỉ đường, nên tìm về kiếm ăn tại thị trường giải trí “Hát Múa” quốc nội, cùng với một số ca sĩ hải ngoại.
Tại nước XHCN cộng sản ngày nay, trừ tầng lớp “nhân dân” vẫn còn bị Đảng nhà nước đàn áp, vẫn thiếu thốn (lời phát biểu của TT VC Ng. Tấn Dũng: “nước VN chúng ta còn nghèo!”). Phần đông nguời ở các đô thị, đặc biệt giới cán bộ đảng nhà nưóc, thuộc loại tư-bản-đỏ, thì có cuộc sống sung sướng phè phỡn hơn, nên họ không ngần ngại bỏ ra hàng vài triệu Đồng VC (khoảng $100 USD) để mua vé đi coi một xuất hát như thế!
Vừa rồi khán thính giả của Trung tâm PBN tại San Jose, đã có nhận xét khá tinh tế về ông Em-si có tuổi đời gần 7 bó, tức 3-Ngạn. Sau khi theo dõi chương trình ”Tình ca” (?) Nhạc Phạm Duy và Trịnh công Sơn (NN Ngạn phụ trách giới thiệu); Theo đó, có bài tường thuật kèm theo lời bình luận như sau:
Tường thuật của Trịnh Như Toàn -Buổi nghe nhạc Trịnh Công Sơn & Phạm Duy
Chủ Nhật 25/3/12 tại San Jose.
(Trích đoạn):
…………
Chương trình phần đầu dành cho nhạc Trịnh Công Sơn.
“MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã không phải khó khăn chuẩn bị cho lắm khi phải dẫn chương trình cho buổi nhạc TCS & PD này, vì hầu như khán giả đã đều khá hiểu biết rõ về âm nhạc của hai tài danh này.
“Vẫn một “style” như mọi lần, Nguyễn Ngọc Ngạn dùng lối hài hước ngắn gọn trong lúc giới thiệu để giúp mọi người vui. Tuy nhiên ra quân lần này, có lẽ tuổi đời khá cao, mệt mỏi vì đi show nhiều. Ông đã nói ít hơn, những lời dẫn nhập thiếu đi những chi tiết lý thú (Ý kiến khác thì nghĩ có lẽ thời gian trình diễn bị giới hạn) Dầu vậy, ông vẫn giữ trọn vai trò MC, đầy đủ trách vụ khiến đa phần khán giả hài lòng.
“Tuy nhiên ra quân lần này, có lẽ tuổi đời khá cao, mệt mỏi vì đi show nhiều..Ông (Ngạn) đã nói ít hơn, những lời dẫn nhập thiếu đi những chi tiết lý thú.”
(Ngưng trích)
……….
Ngược lại cũng có một số khán giả khác đã nhận xét:
“bác Ngạn không tự tin và “vô duyên” khi thiếu “Kỳ Duyên” đứng trên sân khấu (!)”.
Riêng trường hợp cô Em-si của Thúy Nga, PBN; từ lâu thường bay về VN làm ăn. Cô ta can đảm đứng một mình trên sân khấu trong nước, tất nhiên phải phụ trách độc diễn “hướng dẫn chương trình”. Khán giả trẻ lẫn “sồn sồn” cùng có nhận xét: “Chị Kỳ Duyên vẫn nót-bét (not bad)”! Nót-bét ở cái chổ KD vẫn ‘Hót’, vẫn rực rỡ! vẫn bắt mắt ”nhân dân và nhất là cán bộ” (nhà nước)!
Cô Em (si) này có bí quyết riêng, biết tận dụng những đường nét của riêng cô, Cô đem sắc đẹp “sô hàng” trước tầng lớp khán thính giả ở trong nước, đương nhiên được coi như là mới, qua những xuất hát, đặc biệt tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sàigòn (TP HCM).
Tất nhiên cũng không thiếu những thắc mắc:
– “Trừ bác Ngạn thì mầng răng ??”
Chắc chắn họ muốn nghe chính bác Em-si, tuổi đời gần kề “cổ lai hy”, động lòng mà lên tiếng chăng?
Sau đây trích đăng vài nhận xét của khán, thính giả PBN, đối với “bác Ngạn” của cô KD:
(a)- “Ông Ngạn này gặp hên và được “tổ đãi”  chứ thực ra ăn nói “ầm à ầm ừ”, mười câu thì tám có những chữ “rằng, thì mà là”.  Ông ta hay nói “bài nhạc phẩm”! mà là giáo sư dạy Việt văn thì tôi hết ý kiến.(! #?%^?)
……..
(b)- “Trên sân khấu, ông Ngạn nhắc (đọc) lại những tài liệu đã “cọp-bi” (Bê  phở) từ trong mạng lưới internet, xử dụng cách nói năng nhập nhằng dể khiến cho mọi người hiểu như xuất xứ từ kiến thức “vĩ đại” của chính ông ta. Do đó tầng lớp ”khán giả đại chúng” (*) của PBN “rất là kinh khiếp và thán phục bác Em-si” thiếu điều muốn té ghế!”.
–“Trông mặt anh (Ngạn) “tối” như Đêm 30!
Em (si) Kỳ-Duyên đã phán một câu “xanh rờn” như thế, trong một buổi trình diễn của Thúy Nga PBN; trước mặt cả hàng ngàn khán thính giả hiện diện trong rạp hát. Hơn nữa còn phải kể hàng vài triệu người có dịp theo dõi và chứng kiến cuộc đối đáp tay đôi của 2 Hoạt náo viên, trên màn ảnh nhỏ của băng Video (gồm cả khán giả băng “Gốc” lẫn băng “Sang”)
Người viết không hề đưa ra những chuyện vô căn cứ!
Tất cả sự kiện xẩy ra đều đã được ghi nhận rành rành trong một cuộn băng loại VHS (thời đó PBN chưa phát hành dĩa DVD). Những ai nghi ngờ, xin cứ xem lại cuốn băng PBN số 64, vào dịp trung tâm Thúy Nga giới thiệu chủ đề: 3 Nhạc sĩ, gồm các NS Tuân Khanh, Vũ Thành An và Từ Công Phụng.
Khán thính giả PBN được mục kich trong cuốn băng số 64, tiết mục thứ 2, là phần giới thiệu về nhạc sĩ Vũ Thành An.
[Trong số khán thính giả, thuộc diện cựu Tù Cải tạo của VC đã tố cáo NS Vũ  Thành An này là “An, Ăng-ten”, tức một kẻ (trong trại giam) đã tự nguyện “Chỉ điểm” (?) bạn tù cho quản giáo VC sau biến cố năm 1975. Nhận xét qua link:  http://sachhiem.net/HOANGNN/Hoang22.php]
Trong phần “tung, hứng” để giới thiệu bản nhạc có tựa đềEm đến thăm anh đêm 30 (nhạc VTA, lời NĐT). Ai nấy cũng đã biết, theo kinh nghiệm nhận xét về thời tiết của cổ nhân; hàng năm, “Đêm 30 Tết” tức 30 tháng 12 Âm lịch (còn gọi là tháng Chạp) thường được coi là một đêm “tối nhất” trong năm; còn ví là “tối đen như mực”.
Không biết có phải bị tổ trác hay sao mà bỗng dưng sau khi “ngắm” ông bạn đòng nghiệp đứng kế bên, tức “bác Ngạn” (của cô Em-si), Kỳ-Duyên bèn phán ngay cho một câu: “Trông mặt anh tối như đêm 30 !”.
Tưởng không cần giải thích thêm, những người Việt ở vào lứa tuổi đôi mươi và hiện tại vẫn còn nói sõi tiêng mẹ đẻ, đều hiểu được cái “nghĩa bóng” của câu “…tối như đêm 30” là một lời chê bai (nếu không muốn gọi là “sỉ nhục”!), để chỉ “cái bản mặt ngu đần”, có nghĩa là tối tăm, đần độn đối với một cá nhân!
Tác giả Người Mua Băng Gốc (NMBG) của bài viết được trích đăng dưới đây, còn thân ái tặng thêm cho bác Ngạn (của KD) một cái tên là Em-si “Ngã 3 Ông Tạ” ! (ám chỉ một người xuất thân ở vùng Ông Tạ, Sàigòn trước kia).
(Trích đoạn):
Sự tự tin tới mức “quá cỡ thợ mộc” đã xui khiến Em-si ông Tạ, mắc phải vô số lỗi lầm: -“Tự cao tự đại” khiến đưa đến sự “khi dễ” khán giả, không tôn trọng khán giả, nên đã không chịu tập và dượt để diễn xuất cho được ăn khớp, đúng đắn, để được coi là “lịch sự và văn hoá”!
Khán thính giả cũng đã nhận ra, sự “thiếu ăn khớp” nhiều lần xẩy ra giữa hai người cùng đứng trên một sân khấu trong vai trò Hướng dẫn Chương trình. Chẳng hạn có một vài lần Em-si ông Tạ đứng “đực mặt ra” không biết phải nói gì! khi được cô Em-si đồng nghiệp đột ngột trao trả phần phát biểu lại cho ông ta. Sự kiện chỉ xẩy ra trong tích tắc, nhưng khán giả ai cũng nhìn thấy ngay cái lỗi là không học thuộc bài bản, không chịu tập dượt trước  để khi bước ra sân khấu, thì diễn xuất cho được trôi chẩy và ăn khớp với nhau; hầu tránh được cảnh: “Trống đánh suôi, Kèn thổi ngược”!
“Vì thế, không biết cơn hứng bất tử ở đâu kéo đến, hay “Ma đưa lối, Quỷ dẫn đường” khiến cô Em-(si) đứng cạnh, phang cho Em-si ông Tạ một Búa (may là còn thiếu nhát Liềm):
–“ Trông mặt anh (tức 3 Ngạn) tối như đêm Ba Mươi!
Đó là một câu xỉ nhục khá nặng nề !
Theo lẽ tự nhiên 3-Ngạn phải ”phản công” lại. Với vẻ mặt sượng sùng, cố dằn cơn giận (mà vẫn phải tỉnh bơ), Em-si ông Tạ nói móc lại đồng nghiệp một câu để gỡ hòa “một đều” (1-1) đại ý như sau:
–“Cô mà nói như vậy thì bị mẹ chồng bảo là mặt cô tối như đêm Ba Mươi mới  phải!”.
Khán giả tự hỏi, tại sao lại xẩy ra cái vụ 2 Em-si ở trên cùng một sân khấu lại có màn ‘chơi nhau’ lộ liễu ngay trước mắt khán gỉa như thế?
Tại vì lười biếng? Hay tại vì khinh thường khán giả? nên không cần tập dượt? Hay vì tự nghĩ mình đã “ngon” rồi nên chẳng cần tập với dượt làm chi !
Tựu chung, cuộc “khẩu chiến âu yếm”, vừa được nhắc lại giữa hai kẻ phụ trách giới thiệu chương trình thuộc Trung tâm Thúy Nga PBN; đã cho tầng lớp khán thính giả thấy rõ cả hai đều là những người vô trách nhiệm (nghề nghiệp), thiếu giáo dục và kém văn hóa; đã phạm phải lỗi lầm là xem thường khán thính giả (!)
Một sự việc không mấy tốt đẹp như thế cần phải được rút tỉa kinh nghiêm, học hòi để nhằm phục vụ giới thưởng ngoạn văn nghệ ….”
(Ngưng trích)
“TÔI LÀ NHÀ ‘DZĂNG’ MÀ, CÔ ƠI !”
Rõ ràng người viết không hề nói thêm nói bớt về “sự kiện” Nguyễn ngọc Ngạn!
Đương sự mới đây còn được đặt thêm cho một cái nick nữa là “Nhà văn Ngã 3 Ông Tạ” (Tinparis.net); Do nguyên nhân ông nhà dzăng này đã thảng thốt “kêu lên (hơn) 3 lần” với đồng nghiệp KD, trước sự chứng kiến của công chúng, bá quan PBN:
– “Tôi là nhà văn!”
– “Cô ơi! tôi là nhà văn !”
– “Tôi là nhà văn mà, cô ơi !”  
Đã bảo là biết rồi ! Khổ lắm ! Nói ma..ã..ãi (mãi)!
Mới đây qua sự kiện Em-si 3-Ngạn “nhởn nhơ” Ca-hát và tấu-Hài, tổ chức vào đúng ngày Quốc Hận 30-4; Nhận xét mới đây về bài “Để trả lời một câu hỏi” của Em-si 3-Ngạn, Cựu LS lão thành Nguyễn Văn Chức đã viết như sau:
“Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Văn Trỗi, ai nặng tội hơn?
Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Ngọc Ngạn, ai phản bội hơn?”
“Qua tội phạm của phạm nhân, người ta có thể nhìn thấy một góc con người của phạm nhân. Qua lời chạy tội của phạm nhân, người ta có thể nhìn thấy toàn diện con người của phạm nhân. Nhận xét này – của nhiều nhà hình học pháp (criminologist) – đã được chứng minh trong trường hợp MC Nguyễn Ngọc Ngạn, vụ video 40.”
………..
Sự nghiêm túc phán xét của Luật sư Chức, ngẫu nhiên khiến người ta lại nhớ đến vụ CS Hà Nội tuyên truyền về tên đặc công VC Nguyễn văn Trỗi.
Tên Trỗi thất bại trong mưu toan ám sát ông McNamara (Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ); không may bị bắt ngay tại chỗ ấn núp dưới chân cầu Công Lý. Tên đặc công VC đã “kêu tên bác 3 lần” (?) khi bị Tòa án (VNCH) kết tội tử hình. Kết cuộc đã bị xử bắn ngày 15-10-1964 (Reuters).
Chuyện đời thường rất dễ hiểu, mọi hành động cá nhân nhắm mục đích “tự biên, tự diễn” hay “tự xướng” để đưa mình lên; khiến dễ gặp phải hậu quả trái ngược khó lường, trưóc phản ứng của dư luận.
Với thái độ “tự đề cao” như đã nêu ở đoạn trên, chắc chắn đã biểu lộ sự kém khôn ngoan của 3-Ngạn trên phương thức xử thế.
Tưởng cũng cần phải dẫn chứng thêm một thí dụ điển hình, một “kinh nghiệm sống”, để làm gương cho những kẻ “chỉ được ngắm nhìn trời từ dưới đáy giếng”.
Xét riêng về khía cạnh âm nhạc, đó là trường hợp của một nhạc sĩ già, nổi tiếng (vừa lẫn cả “tai” tiếng); một nhân vật từng cống hiến cả cuộc đời cho âm nhạc, với gia tài sáng tác gồm cả hơn ngàn bản nhạc giá trị. Người đó chính là Phạm Duy; cũng chỉ giám “khiêm tốn” tự nhận ông ta là “một kẻ hát rong”!
Xin nhắc lại là “kẻ hát rong”! (không thêm không bớt!).
Hình như chưa có ai nghe ông tự xướng “Tôi là nhạc sĩ” (?).
Ngược lại, do ảnh hưởng phản hồi từ thái độ khiêm nhường đó, kết cuộc người đời đã đặt ông ta vào đúng vị trí của một “Nhạc sĩ” có “tiếng” tăm !!!
Nhân vật Phạm Duy đâu có cần vỗ ngực “tự xưng” để đưa mình lên; “Đồng bào cả nước ơi! Tôi đây là Nhạc sĩ!”  mà vẫn được gọi là “nhạc sĩ”.
Nhưng đằng này thì khác; ông Hoạt-Náo-Viên tuy có lúc làm nghề thày giáo (dạy Việt văn) nhưng chắc vì không có dịp đọc thêm sách vở để mở mang kiến thức (?); vì thế đã không thể thấu hiểu nổi ba chữ ĐẮC-NHÂN-TÂM là cái chi chi !! ///
Ghi chú:
Bài này được viết tiếp theo:
Tạp Ghi -1-; Hoạt-Náo-Viên ‘3 Ngạn’

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=21407

Thiện ngôn

0 comments:

Powered By Blogger