Wednesday, September 15, 2010

Tàu cộng & Bánh Trung Thu .... Cái gì cũng GIẢ được


Những thực phẩm "rùng rợn" của Trung Cộng


Chỉ vì siêu lợi nhuận mà những cơ sở sản xuất đậu xanh, trứng vịt lộn, trứng gà tại Trung Quốc đã bất chấp đến sức khỏe của người tiêu dùng.


Làm giả cả hạt đậu xanh

Vụ việc được phát hiện khi các thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu đậu xanh và đậu Hà Lan tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở đây. Các nhân viên điều tra đã cải trang thành công nhân và ghi lại quá trình sản xuất đậu giả.



Đầu tiên những bao đậu tuyết, đậu nành khô lép được bỏ vào ngâm trong những thùng nước lớn có màu xanh nhạt. Hỗn hợp này có chứa màu và metabisulfile natri, loại phụ gia có công dụng tẩy và chất bảo quản. Sau đậu được vớt ra, để ráo nước, những hạt đậu mốc meo lúc này cũng trở nên căng tròn, tươi ngon và chẳng khác gì hạt “đậu xanh thật”.

Theo một chủ cơ sở sản xuất tiết lộ: Cách làm này là siêu lợi nhuận, vì cứ 1kg đậu tuyết sau khi chế biến sẽ cho ra 3kg đậu xanh giả, còn 1kg đậu nành cho 3,5kg.


Trứng vịt lộn từ... gà con chết

Vào trung tuần tháng Bảy vừa qua, ngành chức năng ở thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm đã phát hiện được một một xưởng gia công công trứng vịt lộn từ... những con gà con chết. Nghĩa là loại trứng vịt lộn (đã thành con hoàn toàn) mà xưởng này xuất bán cho các quán ăn trong và ngoài thành phố Công Chủ Lĩnh, thực chất đều là gà con ấp nở bị chết.


Những con gà chết được dùng làm trứng vịt lộn



Tại địa điểm đã phát hiện, người ta thấy một chiếc vạc lớn đặt ở giữa xưởng, trong đó có hàng loạt xâu gà con chết với ruồi nhặng bâu đầy. Và cạnh đó là những quả trứng vịt lộn xếp thành dãy. Toàn bộ số nguyên liệu và hàng thành phẩm đang chuẩn bị được đưa đi giao cho các nhà hàng này đều bị thu giữ.
Chế tác trứng gà tươi từ trứng hỏng...


Trứng ung qua công nghệ rùng rợn trở thành trứng gà mới toanh



Ngoài loại “đặc sản” trứng vịt lộn từ gà con... chết nói trên, nhà xưởng này còn chuyên cung cấp “trứng gà tươi” mới ra thị trường từ trứng hỏng, trứng ung... Được biết, những quả trứng đã hỏng, được các nhân viên thu gom từ các chợ về. Họ đập những quả trứng đó ra rồi khuấy trộn đều, rồi đổ ra khuôn có sẵn, sau đó đem chưng cách thuỷ và làm lạnh trở thành những quả trứng gà mới toanh và được... tuồn trở lại thị trường bán cho người tiêu dùng.


Dầu ăn làm từ nước thải

Lợi nhuận khổng lồ từ sử dụng dầu bẩn được “lọc” từ nước thải cống rãnh nhà hàng đã khiến rất nhiều người bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.


Dầu ăn được luyện từ những thứ đến... lợn cũng phải sợ.



Để có dầu bẩn xuất cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những ông chủ bà chủ vựa dầu phải tuyển dụng một lực lượng vớt dầu chuyên nghiệp. Những người này sẽ mang xô thùng gầu chậu tới cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn cơm thừa canh cặn, những thứ… lợn cũng lắc đầu này được đem về chế biến.


Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn.



Kinh hãi "công nghệ" làm bánh Trung Thu

Khi ngày rằm Trung Thu đang đến dần thì nỗi lo về những loại bánh Trung Thu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở nên nhức nhối.




Không nên ham rẻ khi mua bánh Trung Thu không đảm bảo vệ sinh. ảnh Hà Thủy

Còn nửa tháng nữa là đến rằm Trung Thu vì vậy đến thời điểm này nhiều cơ sở sản xuất bánh ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội bắt đầu hoạt động mạnh. Ngay từ lối vào làng đã xuất hiện nhiều quầy bán hàng với những băng rôn quảng cáo: Hiệu bánh Trung Thu gia truyền hay Sản xuất bánh Trung Thu cổ truyền. Hỏi thăm mới biết, ngoài đường chủ yếu là cửa hàng giới thiệu sản phẩm, còn muốn mua buôn, “đổ đống” thì phải vào tận xưởng, ở đó giá cả mới hợp lý. Các xưởng sản xuất không nằm bên ngoài mà nằm trong ngõ ngách xen kẽ với khu dân cư.

Ngay từ lối vào của một cơ sở sản xuất bánh Trung Thu mùi chua nồng, cùng mùi ẩm mốc bốc lên nồng nặc. Những bao tải màu trắng đựng bột làm bánh ngổn ngang dưới sàn gạch. Gọi là xưởng nhưng thực ra là một cái lán dựng ngay bên cạnh nhà dân, bốn năm người thợ cởi trần, mặc chiếc xà lỏn đang tay không nặn bánh cho vào khuôn. Hai người phụ nữ đang băm thái một cái gì đó, ngoài những chiếc khay đựng bánh, những chiếc chậu, nồi chảo lớn, tất cả đều đen đúa và cáu bẩn.

Trên chiếc giá bằng sắt, tầm 5 chiếc mẹt đựng đầy mứt, xúc xích băm nhỏ ruồi nhặng bâu đen. Có hai chiếc bể lớn bằng xi măng nước váng màu bốc mùi oi oi. Ngâm trong đó là những miếng màu xanh cắt khúc, cầm thử lên tôi mới biết đó là bí xanh, dùng làm nhân bánh thập cẩm.

Xưởng bánh Trung Thu này sản xuất cả bánh nướng và bánh dẻo với đủ các loại nhân: sen, thập cẩm, đậu xanh, khoai môn, từ 200g đến 400g, với đủ loại mẫu mã tuỳ theo khách đặt hàng. Xưởng bánh của anh chỉv bán buôn, bánh được bán theo cân, khoảng 40 nghìn đồng/1kg. Tuy nhiên, anh này cũng cho biết: Loại 400 g giá thành cao nên khó bán, vì thế khách hàng chủ yếu đặt loại bánh 200 g, tính ra khoảng 8 nghìn đồng 1 chiếc”. Xưởng anh Toàn còn sản xuất loại bánh chỉ gần 200 g bởi so với loại 200 g nó không khác nhau là mấy và dễ tiêu thụ hơn.

Các cơ sở sản xuất bánh Trung Thu ở Xuân Đỉnh chủ yếu sản xuất bánh trần còn mẫu mã thì tuỳ khách hàng đặt chủ xưởng.

Khi chúng tôi hỏi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một chủ cơ sở sản xuất bánh thật thà nói: “Ở đây sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng thôi vì giá thành nguyên liệu tăng cao, giá bánh thì rẻ, nếu đầu tư vào cơ sở vật chất thì chỉ có lỗ vốn”.

Tại một cửa hàng bánh Trung Thu truyền thống ngay đầu xã, ông chủ cho biết, “Ở đây không bán buôn, chỉ bán lẻ nhưng mỗi ngày tiêu thụ cả nghìn chiếc, chủ yếu là loại bánh dẻo và bánh nướng trần. Còn nếu mang biếu thì khách hàng có thể mua thêm vỏ hộp đứng bốn chiếc với giá 15 nghìn đồng /vỏ hộp, đẹp và mẫu mã giống với hộp bánh của Kinh Đô, Bibica hay Hải Hà”.

Xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội - một trong những làng nghề sản xuất bánh Trung Thu nổi tiếng "siêu rẻ", không khí sản xuất nơi đây bắt đầu nhộn nhịp, từ đầu xã đã thấy những chiếc xe tải lớn trở hàng tấp nập ra vào. Cũng giống như Xuân Đỉnh, không dễ gì tìm được những xưởng sản xuất bánh ngay ngoài đường. Theo quan sát của chúng tôi, những cơ sở sản xuất bánh trung Thu ở La Phù cũng không khá hơn nhiều lắm so với những cơ sở ở Xuân Đỉnh. Vẫn là những công nhân làm bánh không có bảo hộ lao động tay trần đóng gói bánh, những chiếc chậu đựng nhân bánh ruồi nhặng bâu đầy, bàn nhào bột làm bánh cáu đen tưởng như nó chỉ được rửa qua loa khi vừa xong việc.

Một chủ xưởng sản xuất bánh Trung Thu lớn ở La Phù cho biết: “Bánh Trung Thu của La Phù chỉ cạnh tranh được các loại bánh khác về khối lượng và giá cả. Vì vậy bánh ở đây chỉ được đóng trần bọc một lớp ni lông để chống ẩm mốc, nếu khách hàng yêu cầu thì mới đóng hộp và dán nhãn mác cẩn thận. Bánh ở La Phù sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh lẻ và khu vực miền núi.

Ngoài đường, chủ một đại lý rất lớn bầy bán bánh Trung Thu Hữu Nghị cho biết: “Là nơi sản xuất bánh Trung Thu thật, nhưng dân ở đây không ăn bánh họ làm đâu mà toàn mua bánh cao cấp của đại lý bọn tôi về ăn, thắp hương và mang biếu thôi”

0 comments:

Powered By Blogger