Truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng sau khi dư luận ‘dậy sóng’ vì hình ảnh nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế to, giống ngai vàng, trong khi từng đồng loạt vào cuộc phanh phui tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền.
Sau khi tờ Tiền Phong gỡ bỏ bức ảnh gây ‘sốt’ các trang mạng xã hội,
trong đó người từng đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam suốt 10 năm trời,
ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, đón tiếp khách tới thăm,
báo chí Việt Nam không có bất kỳ bài viết nào khác về điều mà nhiều
người nói là “sự xa hoa” của một cựu quan chức nhà nước.
Và hiện nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt Nam đang so sánh việc đưa
tin về vụ mà nhiều người nói là “chiếc ghế của nguyên tổng bí thư” với
vụ việc của ông Truyền.
Vụ việc đụng trần rồi. Làm sao ai có thể nói được. Dù báo chí có làm thì người ta cũng sẽ cản. Ở đây rõ ràng đã có một sự kiểm duyệt rồi”.Nhà báo ở Việt Nam (xin được dấu tên).
Năm ngoái, sau khi báo Người cao tuổi khai mào cuộc điều tra, hàng loạt
những cái tít như “Sự thật về căn biệt thự ‘khủng’ của ông Trần Văn
Truyền”, “Tổng ‘của nổi’ của ông Trần Văn Truyền trị giá bao nhiêu?” hay
“Ông Trần Văn Truyền lấy tiền đâu mua nhà, biệt thự?” đã xuất hiện liên
tục và dày đặc trên báo chí.
Nói chuyện với VOA Việt Ngữ với điều kiện không nêu danh tính, một người
có chức vụ trong ban biên tập của một tờ báo ở Việt Nam cho biết rằng
ông Mạnh “quá cao” nên không báo nào dám mạo hiểm như vụ ông Truyền. Nhà
báo này nói:
“Vụ việc đụng trần rồi. Làm sao ai có thể nói được. Dù báo chí có làm
thì người ta cũng sẽ cản. Ở đây rõ ràng đã có một sự kiểm duyệt rồi”.
Trong bức ảnh làm 'dậy sóng' dư luận, Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng nói chuyện với Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh (Ảnh chụp từ trang web của báo Tiền
Phong).
Sau khi báo chí đồng loạt vào cuộc và gây sức ép, ông Truyền đã phải
“xin lỗi đảng, nhân dân” và đã phải trả lại một số ngôi nhà.
Báo chí chính thống của Việt Nam, dù có tới 700 cơ quan báo chí, nhưng mà thực sự có một ông tổng biên tập, đó là ông Đảng. Cái ông đó thì cũng lại chỉ nằm ở trong tay một hai ông mà thôi, tức là ông tổng bí thư và ông trưởng ban tuyên giáo. Chuyện đó được điều khiển như thế nào là ở cái ông tổng biên tập đó.Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Trái ngược với vụ ông Truyền, nếu tìm kiếm tin tức về chiếc ghế và ngôi
nhà với nội thất tông màu vàng của ông Nông Đức Mạnh, thì chỉ thấy các
bài viết trên các trang web hải ngoại.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người quan sát tình hình chính sự trong
nước, nói ông tin rằng truyền thông ở Việt Nam “đã được lệnh không được
nói gì về cái chuyện đấy nữa”.
“Báo chí chính thống của Việt Nam, dù có tới 700 cơ quan báo chí, nhưng
mà thực sự có một ông tổng biên tập, đó là ông Đảng. Cái ông đó thì cũng
lại chỉ nằm ở trong tay một hai ông mà thôi, tức là ông tổng bí thư và
ông trưởng ban tuyên giáo. Chuyện đó nó được điều khiển như thế nào là ở
cái ông tổng biên tập đó. Đối với trường hợp ông Trần Văn Truyền chẳng
hạn, thì phản ánh một chuyện khác hơn một chút, tức là đấy là một cuộc
đấu đá nội bộ giữa các phe với nhau, và báo chí đã được bật đèn xanh,
cho làm cái chuyện đó. Tôi nghĩ rằng ở một nền báo chí tự do, và 700 tờ
báo là 700 tờ báo thật, tức là có 700 ông tổng biên tập độc lập, thì tôi
nghĩ rằng cái chuyện cái ghế, cái nhà của ông Nông Đức Mạnh nó cũng sẽ
được kéo dài hơn, nhưng mà việc kéo dài đó cũng vẫn tuân theo một quy
luật tức là nó sẽ chìm dần”.
Ông A cũng nói thêm rằng “báo chí ở bên ngoài không thể tiếp cận được
các thông tin gì hơn”, vì thế vụ việc này “diễn ra một cách rất ngắn
ngủi” và sẽ “chìm xuồng”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh để
hỏi ý kiến của ông về những phản ứng của dư luận thời gian qua.
Ông Nông Đức Mạnh từng làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 tới
năm 2001, và sau đó, đảm trách vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
từ năm 2001 tới năm 2011.
VOA Tiếng Việt
0 comments:
Post a Comment