Tọa đàm về UPR ngày 05/09/2014 tại Dòng Chúa Cứu thế, quận 3, TP Hồ Chí Minh. VRNs
Trọng Thành - RFI
Hôm
thứ Sáu 05/09/2014, tại Dòng Chúa Cứu thế, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra
cuộc Tọa đàm để phổ biến các kết quả của cơ chế Kiểm điểm định kỳ về
nhân quyền toàn cầu (UPR) năm 2014 của Việt Nam, do liên minh ba nhóm xã
hội dân sự tổ chức. Nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam và đại
diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ đã tham dự. Khách sạn New World -
nơi Tọa đàm dự định tổ chức - buộc phải từ chối thực hiện hợp đồng do
chính quyền áp lực. Một số khách mời bị an ninh ngăn cản.
Cuộc Tọa đàm mang tên “UPR Việt Nam : Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn” do
ba tổ chức xã hội dân sự thực hiện : Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phong trào
Con đường Việt Nam và Văn phòng Công lý-Hòa bình. Đây là tọa đàm đầu
tiên về UPR mở ra cho công chúng rộng rãi, kể từ khi Việt Nam hoàn thành
cuộc Kiểm điểm lần 2 tại Genève hồi tháng 6/2014.
Diễn
giả của Tọa đàm là bốn thành viên của các hiệp hội dân sự đã tham dự
các kỳ UPR tại Genève : Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Phạm Lê Vương Các,
ông Bùi Tuấn Lâm, ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ tù nhân lương tâm Trần
Huỳnh Duy Thức).
Gần
50 người tham dự buổi tọa đàm. Ngoài thành viên một số nhóm xã hội dân
sự, có Đại sứ Thụy Sĩ, ông Andrei Motyl, đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa
Kỳ, ông Charles Sellers.
Kiểm
điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (The Unviversal Periodic Review –
UPR) là một cơ chế nơi tình trạng nhân quyền tại 193 quốc gia thành viên
Liên Hiệp Quốc được xem xét, đánh giá thường xuyên. Ngày 20/06/2014,
Việt Nam – với tư cách tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
- tuyên bố chấp nhận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị do 106 quốc gia
đề xuất.
Phổ
biến nội dung các cam kết mà chính quyền Việt Nam tuyên bố và giám sát
việc thực thi cam kết là một trong các nội dung chủ yếu của cuộc Tọa
đàm.
Về ý nghĩa và nội dung cuộc Tọa đàm, sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A :
"… Cuộc tọa đàm này là hoạt động ‘hậu’ UPR của các tổ chức xã hội dân
sự ở Việt Nam. Nó nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức xã hội dân sự
và công chúng Việt Nam biết về quá trình kiểm định định kỳ phổ quát của
Liên Hiệp Quốc như thế nào, diễn tiến trong quá trình vừa qua liên quan
đến Việt Nam đã diễn ra thế nào, kết quả ra sao.
Một
trong những nghĩa vụ sau UPR là Nhà nước Việt Nam phải tổ chức giới
thiệu cho công chúng biết. Họ đã không làm những chuyện như thế. Chúng
tôi làm với tinh thần rất là xây dựng để giúp cho các tổ chức xã hội dân
sự, giúp cho công chúng và cho cả Nhà nước Việt Nam nữa, nhưng họ tìm
mọi cách ngăn chặn…
Trong
hội thảo, ngoài việc giới thiệu về quy trình của UPR, chúng tôi cũng
giành một thời gian tương đối dài, để cho các tổ chức xã hội dân sự và
công chúng thảo luận về việc người dân và các tổ chức xã hội dân sự có
thể làm được gì trong thời gian tới. Cái trọng tâm tới để thúc đẩy Nhà
nước Việt Nam thực hiện tốt 182 khuyến nghị mà chính phủ Việt Nam đã
chấp nhận. Thúc đẩy làm sao kể cả các khuyến nghị mà Việt Nam chưa chấp
nhận thì cũng phải làm rõ. Công việc này cũng sẽ là việc chuẩn bị cho
đợt kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam sẽ diễn ra vào
năm 2018.
Chúng
tôi rất muốn tổ chức tiếp những cuộc tương tự như thế, nhưng có thể nhỏ
hơn, sâu hơn về những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận, hay/và một
số khuyến nghị Việt Nam chưa chấp nhận, để công chúng hiểu rõ hơn.
Chúng
tôi rất mong được sự tham gia của chính quyền Việt Nam. Bởi vì, sự hiện
diện của chính quyền Việt Nam, bên công an, bên tư pháp, bên ngoại
giao, hay bất kể ai ở trong chính quyền, đến tham dự với chúng tôi, để
nghe những tiếng nói KHÁC. Tôi nghĩ đây là quá trình mà chúng tôi muốn
tiến hành trên tinh thần rất là xây dựng. Có thể là mang tính phê phán,
nhưng rất xây dựng, không dùng những lời lẽ thô bỉ, kích động. Tất cả
các tổ chức xã hội dân sự, ít ra là ngày hôm qua ở đây đều thấm nhuần
những quy định như thế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Và tôi
nghĩ rằng, Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền thì
bản thân chính quyền cũng phải hành xử đúng theo quy định của Liên Hiệp
Quốc.
Chúng tôi rất mong muốn những lần tới sẽ có sự tham dự của các đại diện của Nhà nước Việt Nam.
RFI :
Xin ông cho biết nhận xét của ông về hành động của phía chính quyền
Việt Nam trong các cam kết nhân quyền, kể từ sau khi Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc (UNHRC) thông qua báo cáo của Việt Nam, ngày 20/06/2014,
đến nay ?
TS Nguyễn Quang A : Có thể có một nhận xét chung là hầu như không có gì, thậm chí có xu hướng còn tồi đi.
Trước phiên UPR, vào tháng 2/2014, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã có một thông điệp rất được lòng dân, nào là cải cách thể chế, giá trị của dân chủ, pháp quyền, đủ thứ hay, liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân quyền. Nhưng sau tháng 6/2014 vừa rồi, trong cuộc họp kỷ niệm ngày Công an Nhân dân, ông ấy lại nói một điều mà để cho tất cả mọi người hiểu được là phải ngăn chặn hết, chứ không thể để cho những tổ chức ‘như thế’ được thành lập. Mà ông ấy vẫn coi các tổ chức xã hội dân sự không do Nhà nước lập ra là các tổ chức thù địch, thế này, thế kia, và yêu cầu công an tìm mọi cách ngăn chặn.
Trước phiên UPR, vào tháng 2/2014, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã có một thông điệp rất được lòng dân, nào là cải cách thể chế, giá trị của dân chủ, pháp quyền, đủ thứ hay, liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân quyền. Nhưng sau tháng 6/2014 vừa rồi, trong cuộc họp kỷ niệm ngày Công an Nhân dân, ông ấy lại nói một điều mà để cho tất cả mọi người hiểu được là phải ngăn chặn hết, chứ không thể để cho những tổ chức ‘như thế’ được thành lập. Mà ông ấy vẫn coi các tổ chức xã hội dân sự không do Nhà nước lập ra là các tổ chức thù địch, thế này, thế kia, và yêu cầu công an tìm mọi cách ngăn chặn.
Việc
xử bà Bùi Thị Minh Hằng với hai người nữa, rồi việc đàn áp các tổ chức
tôn giáo, nhất là chùa Liên Trì, và nhân dịp mùng 2/9 người ta tưởng có
ân xá các tù nhân chính trị, nhưng thực ra không thấy gì. Thì có thể
thấy là những cam kết liên quan đến nhân quyền Việt Nam không thấy có
chuyển biến gì cả. Mà thậm chí Đại sứ quán Úc tổ chức một cuộc hội thảo
về vấn đề ‘báo chí phi chính thức’,
một điều rất quan trọng vì tự do ngôn luận là một nhân tố không thể
thiếu được, nếu muốn nói đến nhân quyền (vì báo chí trong nước dưới sự
điều khiển của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nói những điều hay ho về họ
thôi), thì báo Nhân dân có một bài đả lại Đại sứ quán Úc rất kịch liệt,
rồi sau đó đả tiếp một cuộc hội thảo của Liên hiệp Châu Âu về UPR hồi
tháng 5 vừa rồi.
Tôi
nghĩ rằng đây là những hành xử làm cho người nước ngoài và người dân
trong nước không hiểu như thế nào cả. Thực sự tôi nghĩ là tình hình tồi
đi chứ không được cải thiện.
RFI : Xin ông cho biết phản ứng của những người tham dự cuộc Tọa đàm.
TS Nguyễn Quang A :
Cử tọa là đại diện của các tổ chức xã hội dân sự rất là đông. Các tổ
chức xã hội dân sự chưa được đăng ký đến tham dự, họ rất hào hứng muốn
tìm hiểu những thông tin về UPR. Ngoài chuyện giới thiệu tổng quát,
chúng tôi cung cấp cho mỗi người một tập tài liệu giới thiệu kỹ hơn về
UPR là gì, quá trình ra sao, và một tập ‘kết quả’ của phiên UPR đối với
Việt Nam trong năm 2014 này. Theo nhận xét của riêng tôi, cử tọa đã có
phản ứng rất tích cực đối với cuộc hội thảo sáng qua.
RFI : Xin ông cho biết cụ thể, ‘kết quả’ của UPR, được nói đến trong tập tài liệu này, là gì ?
TS Nguyễn Quang A :
Chúng tôi giới thiệu là Việt Nam đã trình bày những gì, các nước khuyến
nghị những gì, phân ra từng mục, 227 khuyến nghị của các quốc gia đối
với Việt Nam, rồi Việt Nam chấp nhận 182 khuyến nghị của các nước thì là
những khuyến nghị nào. 45 khuyến nghị bị Việt Nam từ chối là những
khuyến nghị nào. Đây là một cái bảng gồm hai danh mục như vậy.
Nói nôm na là cái ‘kết quả’ có thể sờ mó được của quá trình UPR vừa qua... và có một chút phân loại những khuyến nghị này theo các nhóm.
RFI : Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cuộc tọa đàm buộc phải chuyển địa điểm tới
Dòng Chúa Cứu thế, sau khi Khách sạn New World, một địa điểm rộng rãi
mà công chúng có thể dễ dàng tham gia, phải từ chối thực hiện hợp đồng
do áp lực của chính quyền địa phương ít ngày trước hội nghị. Nhiều khách
mời tham gia Tọa đàm đã bị lực lượng an ninh ngăn cản.
Một số thông tin tham khảo
Vietnam UPR :
một website độc lập nhằm cung cấp thông tin về cơ chế Kiểm điểm Định kỳ
Phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và những hoạt động có
liên quan của Việt Nam.
Bài « Hậu UPR: Cơ hội hợp tác cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và Chính phủ vì quyền con người », giới thiệu về cuộc Hội thảo “Các
cam kết của chính phủ Việt Nam trong kỳ kiểm điểm nhân quyền 2014 và ý
nghĩa đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam”
(tổ chức tại Hà Nội, ngày 19/8/2014), theo trang web của Viện nghiên
cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), một tổ chứcvì quyền của các
nhóm thiểu số.
0 comments:
Post a Comment