GS Nguyễn Văn Tuấn
Nhân
đọc một bài dài trên tạp chí World Affairs Journal về cái loa phường ở
VN làm tôi liên tưởng đến một nghi lễ của Hồi giáo. (Bạn nào cần học
tiếng Anh, bài này rất đáng đọc). Hai lần đi công tác bên Saudi Arabia
tôi chú ý đến cái loa ở phi trường và vài nơi công cộng tôi đã ghé qua,
cứ đến giờ sáng, trưa và chiều, họ phát thanh một đoạn kinh Koran (tôi
đoán thế) với một giọng đọc rất thánh thót. Tôi nghĩ cái loa phường ở VN
cũng là một loại nghi thức tôn giáo, nhưng chỉ có khác là nó rè và cũ
mèm hơn cái loa bên Saudi Arabia.
Tạp
chí World Affairs Journal có đi một bài rất dài và hay của Michael
Totten về những bóng ma của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á (1). Tác giả
dùng chữ “The Ghosts of Communism in Asia”. Bài viết, thật ra, dùng bối
cảnh Việt Nam làm chất liệu cho ý tưởng. Một trong những bóng ma mà tác
giả đề cập đến là … những cái loa phường ở Hà Nội. Bài viết có vài chi
tiết vui về cái loa phường, và sau đó tác giả đi ngược thời gian về
những nhà tù ở VN trong thời chiến và những trò tuyên truyền ở miền Bắc
trước 1975. Những thủ thuật, phương tiện tuyên truyền đó vẫn còn tồn tại
cho đến nay, và tác giả ví như là những bóng ma cộng sản.
Tác giả kể rằng trong một chuyến đi du lịch VN, anh ở trong một khách sạn nhỏ trong khu Phố Cổ Hà Nội. Trời mới hừng sáng anh đã bị đánh thức vì cái loa đang phát thanh với âm lượng rất cao. Khốn khổ cái loa phường nó được lắp đặt ngay tại cửa sổ phòng ngủ của anh ta! Thoạt đầu, anh ta ngạc nhiên không biết chuyện gì xảy ra, nên xuống hỏi cô tiếp viên khách sạn cho ra lẽ. Cô tiếp viên vừa xin lỗi vừa nói đó là bản tin buổi sáng của Nhà nước. Một người Việt ngồi bên cạnh thì nói “Oh, đó chỉ là tuyên truyền mà”. Anh du khách (tác giả) hỏi thêm “thế có ai lắng nghe không?” thì người đó nói “không ai có thể nghe được vì quá ồn ào”. Anh du khách người Mĩ cảm thấy vui vui vì cái mà anh ta đã gặp loại tuyên truyền này ở Moscow năm 1956 thì nay nó xuất hiện (hay tồn tại) ở một quốc gia Đông Nam Á vào năm 2014.
Nghĩ đến cái viễn cảnh vài ngày tới, anh chàng du khách bắt đầu lo lắng. Chẳng lẽ mình, anh nghĩ, phải chịu đựng cái loa này khi nó bắt mình phải thức giấc sớm hoài? Anh ta ngạc nhiên hỏi người tiếp viên nội dung của bản tin là gì, thì được biết rằng đó là nội dung buổi họp chi bộ phường ngày hôm qua. Anh chàng du khách nghĩ rằng tuy VN vẫn duy trì chế độ độc đảng nhưng đã thoải mái hơn trước đây, dù mỗi ngày đảng vẫn nhồi nhét những “bullshit” (rác rưởi) vào tai của người dân, bất kể người dân có thích hay không.
Cảm nhận của anh du khách Michael Totten cũng chính là cảm nhận của tôi. Có lần đi dự hội nghị ở Hội An, tôi ngạc nhiên khi cái loa phường nó oang oang vào sáng sớm, hình như là khoảng 5 AM. Tôi tưởng Hội An là khá “văn minh” vì có nhiều khách du lịch, nhưng không ngờ Hội An phải chịu sự tra tấn của cái “tàn dư” từ thời bao cấp này. Sau này, tôi biết cái loa phường nó có mặt ở rất nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị. Tôi rất ngạc nhiên về sự tồn tại của cái loa phường trong thế kỉ 21, thời đại của điện thoại di động, internet, báo điện tử, và truyền thông đa phương tiện. Nó chứng tỏ VN tuy có vài đổi mới, nhưng hệ thống tuyên truyền thì vẫn rất trung thành với mô hình Mao – Stalin.
Loa phường dĩ nhiên không phải là sáng kiến của VN mà là bắt chước từ Tàu hoặc Nga. Ở Tàu, loa phường hiện diện khắp nơi, đặc biệt là ở những góc phố, từ nông thông đến thành thị. Tàu thì có thể bắt chước từ Nga như anh chàng du khác trên đề cập đến. Tôi nghe nói Tàu đã bỏ hệ thống loa phường 30 năm trước, nhưng không có điều kiện kiểm chứng. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó ở VN vừa thể hiện một sự lạc hậu về công nghệ tuyên truyền, nhưng cũng là một lạc hậu về chính trị so với Tàu.
Tôi nghĩ trong các nước theo mô hình Mao-Stalin, người ta rất quan tâm đến hai bộ máy: một là tuyên truyền, hai là “tổ chức”. Một bộ máy thì nắm nhân sự, xem họ như những con cờ có thể phục vụ hay hi sinh để Nhà nước đạt mục tiêu. Một bộ máy chuyên lo kiểm soát thông tin và dùng thông tin để tẩy não công chúng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy hai bộ máy này có quyền lực rất lớn và bao phủ lên mọi hoạt động xã hội. Theo một thống kê, VN có khoảng 900,000 cái loa phường trên khắp nước (2). Cái loa phường ở VN không chỉ đơn giản là cái loa làm ô nhiễm không gian công cộng, mà nó tượng trưng cho quyền lực của đảng trong việc kiểm soát thông tin và tẩy não.
Rất rất nhiều trường hợp người bị tẩy não không hề biết họ là nạn nhân; do đó khi nghe thông tin nào ngược với những gì được giáo huấn bởi cái loa phường, họ không muốn tin, hay tìm cách bác bỏ (như nguồn tin khó kiểm chứng!) Họ quên rằng cái nguỵ biện “tin khó kiểm chứng” cũng có thể áp dụng cho tất cả những thông tin do cái loa phường truyền đi. Có lẽ vì bị tẩy não nên họ không có khả năng xử lí thông tin và đặt thông tin trong bối cảnh để đánh giá sự tín cẩn của thông tin, nên họ tiếp tục bị tẩy não đến khi chết.
Nhưng trong thời đại internet, việc tẩy não bắt đầu mất hiệu quả. Hầu như bất cứ thông tin nào từ bộ máy tuyên truyền đều có thể kiểm chứng khá dễ dàng. Cải cách ruộng đất? Chỉ cần vài cái nhấp chuột là có thông tin từ nhân chứng sống để so sánh với thông tin mà Nhà nước tự cho là “chính thống”. Internet còn là một trường học lớn, vì qua đó mà người dân bắt đầu phân biệt được thế nào là nguỵ biện và logic, thế nào là tuyên truyền và sự thật, v.v. Hệ thống loa phường do đó cũng không còn hiệu quả như trước nữa. Trong thực tế, ngày nay chẳng ai quan tâm đến thông tin phát thanh qua những cái loa, vì họ có khả năng tìm thông tin từ nguồn khác. Cái loa phường không chỉ gây phiền toái cho du khách và nhất là cho người dân ở VN. Tôi nghĩ nếu hỏi 100 người dân có thích cái loa phường hay không, tôi nghĩ 100 chắc sẽ nói là “không”.
Có thể nói cái loa phường ở VN như là một “ritual” = nghi lễ tôn giáo. Ở các nước Hồi giáo (tôi có kinh nghiệm ở Saudi Arabia) mỗi sáng, trưa và chiều có chương trình đọc kinh được phát thanh qua các loa và đài radio (tôi chưa kiểm tra xem có phát hình hay không). Ở VN, tuy không phải là nước Hồi giáo, nhưng bản tin loa phường buổi sáng và buổi chiều cũng có thể xem là một “nghi lễ” tôn giáo.
Tác giả kể rằng trong một chuyến đi du lịch VN, anh ở trong một khách sạn nhỏ trong khu Phố Cổ Hà Nội. Trời mới hừng sáng anh đã bị đánh thức vì cái loa đang phát thanh với âm lượng rất cao. Khốn khổ cái loa phường nó được lắp đặt ngay tại cửa sổ phòng ngủ của anh ta! Thoạt đầu, anh ta ngạc nhiên không biết chuyện gì xảy ra, nên xuống hỏi cô tiếp viên khách sạn cho ra lẽ. Cô tiếp viên vừa xin lỗi vừa nói đó là bản tin buổi sáng của Nhà nước. Một người Việt ngồi bên cạnh thì nói “Oh, đó chỉ là tuyên truyền mà”. Anh du khách (tác giả) hỏi thêm “thế có ai lắng nghe không?” thì người đó nói “không ai có thể nghe được vì quá ồn ào”. Anh du khách người Mĩ cảm thấy vui vui vì cái mà anh ta đã gặp loại tuyên truyền này ở Moscow năm 1956 thì nay nó xuất hiện (hay tồn tại) ở một quốc gia Đông Nam Á vào năm 2014.
Nghĩ đến cái viễn cảnh vài ngày tới, anh chàng du khách bắt đầu lo lắng. Chẳng lẽ mình, anh nghĩ, phải chịu đựng cái loa này khi nó bắt mình phải thức giấc sớm hoài? Anh ta ngạc nhiên hỏi người tiếp viên nội dung của bản tin là gì, thì được biết rằng đó là nội dung buổi họp chi bộ phường ngày hôm qua. Anh chàng du khách nghĩ rằng tuy VN vẫn duy trì chế độ độc đảng nhưng đã thoải mái hơn trước đây, dù mỗi ngày đảng vẫn nhồi nhét những “bullshit” (rác rưởi) vào tai của người dân, bất kể người dân có thích hay không.
Cảm nhận của anh du khách Michael Totten cũng chính là cảm nhận của tôi. Có lần đi dự hội nghị ở Hội An, tôi ngạc nhiên khi cái loa phường nó oang oang vào sáng sớm, hình như là khoảng 5 AM. Tôi tưởng Hội An là khá “văn minh” vì có nhiều khách du lịch, nhưng không ngờ Hội An phải chịu sự tra tấn của cái “tàn dư” từ thời bao cấp này. Sau này, tôi biết cái loa phường nó có mặt ở rất nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị. Tôi rất ngạc nhiên về sự tồn tại của cái loa phường trong thế kỉ 21, thời đại của điện thoại di động, internet, báo điện tử, và truyền thông đa phương tiện. Nó chứng tỏ VN tuy có vài đổi mới, nhưng hệ thống tuyên truyền thì vẫn rất trung thành với mô hình Mao – Stalin.
Loa phường dĩ nhiên không phải là sáng kiến của VN mà là bắt chước từ Tàu hoặc Nga. Ở Tàu, loa phường hiện diện khắp nơi, đặc biệt là ở những góc phố, từ nông thông đến thành thị. Tàu thì có thể bắt chước từ Nga như anh chàng du khác trên đề cập đến. Tôi nghe nói Tàu đã bỏ hệ thống loa phường 30 năm trước, nhưng không có điều kiện kiểm chứng. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó ở VN vừa thể hiện một sự lạc hậu về công nghệ tuyên truyền, nhưng cũng là một lạc hậu về chính trị so với Tàu.
Tôi nghĩ trong các nước theo mô hình Mao-Stalin, người ta rất quan tâm đến hai bộ máy: một là tuyên truyền, hai là “tổ chức”. Một bộ máy thì nắm nhân sự, xem họ như những con cờ có thể phục vụ hay hi sinh để Nhà nước đạt mục tiêu. Một bộ máy chuyên lo kiểm soát thông tin và dùng thông tin để tẩy não công chúng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy hai bộ máy này có quyền lực rất lớn và bao phủ lên mọi hoạt động xã hội. Theo một thống kê, VN có khoảng 900,000 cái loa phường trên khắp nước (2). Cái loa phường ở VN không chỉ đơn giản là cái loa làm ô nhiễm không gian công cộng, mà nó tượng trưng cho quyền lực của đảng trong việc kiểm soát thông tin và tẩy não.
Rất rất nhiều trường hợp người bị tẩy não không hề biết họ là nạn nhân; do đó khi nghe thông tin nào ngược với những gì được giáo huấn bởi cái loa phường, họ không muốn tin, hay tìm cách bác bỏ (như nguồn tin khó kiểm chứng!) Họ quên rằng cái nguỵ biện “tin khó kiểm chứng” cũng có thể áp dụng cho tất cả những thông tin do cái loa phường truyền đi. Có lẽ vì bị tẩy não nên họ không có khả năng xử lí thông tin và đặt thông tin trong bối cảnh để đánh giá sự tín cẩn của thông tin, nên họ tiếp tục bị tẩy não đến khi chết.
Nhưng trong thời đại internet, việc tẩy não bắt đầu mất hiệu quả. Hầu như bất cứ thông tin nào từ bộ máy tuyên truyền đều có thể kiểm chứng khá dễ dàng. Cải cách ruộng đất? Chỉ cần vài cái nhấp chuột là có thông tin từ nhân chứng sống để so sánh với thông tin mà Nhà nước tự cho là “chính thống”. Internet còn là một trường học lớn, vì qua đó mà người dân bắt đầu phân biệt được thế nào là nguỵ biện và logic, thế nào là tuyên truyền và sự thật, v.v. Hệ thống loa phường do đó cũng không còn hiệu quả như trước nữa. Trong thực tế, ngày nay chẳng ai quan tâm đến thông tin phát thanh qua những cái loa, vì họ có khả năng tìm thông tin từ nguồn khác. Cái loa phường không chỉ gây phiền toái cho du khách và nhất là cho người dân ở VN. Tôi nghĩ nếu hỏi 100 người dân có thích cái loa phường hay không, tôi nghĩ 100 chắc sẽ nói là “không”.
Có thể nói cái loa phường ở VN như là một “ritual” = nghi lễ tôn giáo. Ở các nước Hồi giáo (tôi có kinh nghiệm ở Saudi Arabia) mỗi sáng, trưa và chiều có chương trình đọc kinh được phát thanh qua các loa và đài radio (tôi chưa kiểm tra xem có phát hình hay không). Ở VN, tuy không phải là nước Hồi giáo, nhưng bản tin loa phường buổi sáng và buổi chiều cũng có thể xem là một “nghi lễ” tôn giáo.
Trong tôn giáo, người ta bắt tín đồ phải tin theo giáo lí, và điều đó là lựa chọn của tín đồ. Nhưng ở VN, tuy số “tín đồ” tôn giáo mà Nhà nước tin và theo chỉ 2-3 triệu, nhưng cái nghi lễ đó thì cả 90 triệu người bị ép buộc phải nghe. Đó là một sự không công bằng.
—–
(1) http://www.worldaffairsjournal.org/blog/michael-j-totten/ghosts-communism-asia
(2) http://press.anu.edu.au/wp-content/uploads/2013/11/Vietnam.pdf
Nguồn: FB Nguyen Tuan
—–
(1) http://www.worldaffairsjournal.org/blog/michael-j-totten/ghosts-communism-asia
(2) http://press.anu.edu.au/wp-content/uploads/2013/11/Vietnam.pdf
Nguồn: FB Nguyen Tuan
0 comments:
Post a Comment