"Tôi
kiên quyết tuân thủ nguyên tắc bất bạo động, kể cả tránh sỉ vả cảnh
sát, và tránh khiêu khích cảnh sát, vì họ chỉ chấp hành thượng lệnh.
Chúng tôi cũng sẽ không xô xát với cảnh sát..." Câu nói của Joshua
Wong mang dấu ấn đặc thù của phong trào Phản kháng Otpor của Serbia. Mặc
dù những lãnh đạo phong trào tại Hong Kong không làm việc trực tiếp với
Otpor như Phong trào 6 tháng 4 tại Ai Cập để làm nên cuộc cách mạng Hoa
Lài, những quan điểm nền tảng cũng như phương thức đấu tranh bất bạo
động của Otpor đã được sử dụng triệt để.
72 giờ trước khi phát động biểu tình tổ chức Occupy Central with Love and Peace / Chiếm Trung Tâm với Tình Yêu và Hòa Bình đã phổ biến một Cẩm nang về Bất tuân Dân sự (*).
Kết quả cho đến bây giờ là một cuộc biểu tình cả trăm ngàn người mang
tính kỷ luật khiến cho rất nhiều người ngưỡng mộ, trong đó có Srdja
Popovic - một lãnh đạo của phong trào Otpor. "It's brilliant / Tuyệt vời"
- anh viết trong một email trao đổi những gì đang xảy ra ở Hong Kong,
ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam, cũng như cảm nhận của giới hoạt động
tại Việt Nam.
Chiếm đóng Trung Tâm và hình ảnh cả trăm ngàn người đổ ra đường phố Hong
Kong sẽ khó xảy ra nếu 2012 không có Joshua Wong Chi-fung và nhóm Scholarism
khởi xướng cuộc biểu tình 120.000 học sinh sinh viên. Cuộc biểu tình
2012 có được cũng nhờ vào cậu học trò 15 tuổi nhưng suy nghĩ không thua
gì một nhà chiến lược lão luyện:
- Chọn vấn đề (trong Đấu Tranh Bất Bạo Động - gọi là pick the issue)
có ảnh hưởng trực tiếp với đối tượng vận động: chống lại Chương trình
Giáo dục Quốc gia áp đặt bởi Bắc Kinh buộc học sinh phải có cảm tình với
cộng sản Hoa Lục.
- Chọn mô hình tổ chức mang tính phong trào - Scholarism với thành viên toàn là học sinh thay vì đảng phái vốn có nhiều giới hạn và suy tính cục bộ.
- Chọn phương thức đấu tranh phù hợp với khả năng, tinh thần của thành viên vốn là những học sinh trung học: bất tuân dân sự.
- Xây dựng thực lực và tìm kiếm hỗ trợ trong tiến trình
tranh đấu. Joshua Wong và những người sáng lập Scholarism ngay từ đầu
biết rõ họ không chỉ dừng lại ở việc tranh đấu chống giáo dục cưỡng ép
chính trị. Ngược lại họ đã xác định sinh viên học sinh là thành phần
tiên phong trong các phong trào dân chủ. Do đó Scholarism đã tiếp tục
tập trung vào việc xây dựng thực lực (capacity building), gia
tăng thành viên nòng cốt lên đến 300 người, nghiên cứu và học hỏi những
phương pháp đấu tranh cũng như những ứng dụng công nghệ thông tin.
Thành công của những học sinh chưa đến độ tuổi trưởng thành ấy ít nhiều đã mở đường cho chủ trương của nhóm Occupy Central
mà thành phần lãnh đạo là những người lớn tuổi như giáo sư đại học
Benny Tai, Dr. Chan Kin-man, Mục sư Chu Yiu-ming. Chủ trương "bất tuân
dân sự" đã được giáo sư Benny Tai đưa ra năm 2013 với lời tuyên bố "Bất tuân dân sự là vũ khí mạnh nhất của chúng ta".
Bên cạnh 2 nhóm Scholarism và Occupy Central là Hiệp hội học sinh Hong Kong (Hong Kong Federation of Student).
Hiệp hội này đã có từ năm 1958 và có gần 100.000 thành viên với mục
tiêu đẩy mạnh phong trào sinh viên học sinh và gia tăng sự tham gia xã
hội của giới trẻ.
Cuộc biểu tình Chiếm Đóng Trung Tâm và đang biến dần thành cuộc Cách
Mạng Dù là sự kết hợp tuyệt vời của 3 tổ chức chính trên. Những người
lãnh đạo già giặn của Occupy Central đóng vai trò làm kế hoạch và tổ
chức biểu tình; Scholarism giữ chức năng tiên phong và làm trỗi dậy tinh
thần tuổi trẻ Hong Kong đúng như Joshua Wong đã định vai trò của nhóm
mình 2 năm về trước; Hiệp hội học sinh với một mạng lưới nhân sự rộng
rãi đã đóng một vai trò lớn trong việc vận động người tham gia.
Và đằng sau những tổ chức này là sự hỗ trợ tài chánh, vật lực và tinh thần từ một số thành phần giàu có của Hong Kong chống lại guồng máy Bắc Kinh. Nổi bật là nhà tài phiệt trong ngành xuất bản và truyền thông - ông Jimmy Lai.
Và đằng sau những tổ chức này là sự hỗ trợ tài chánh, vật lực và tinh thần từ một số thành phần giàu có của Hong Kong chống lại guồng máy Bắc Kinh. Nổi bật là nhà tài phiệt trong ngành xuất bản và truyền thông - ông Jimmy Lai.
Kết quả là cuộc Cách Mạng Dù đang diễn ra làm rúng động Bắc Kinh.
0 comments:
Post a Comment