Một
số khuôn mặt trẻ trở nên quen thuộc trong thành phần công khai lên
tiếng vì quyền con người và một đất nước Việt Nam tốt đẹp. Tuy nhiên,
cũng như những người đi trước, các bạn trẻ này liên tục bị sách nhiễu,
đàn áp từ phía công an, an ninh. Thực trạng đàn áp và hiệu quả của biện
pháp đó ra sao?
Khuôn mặt mới
Điểm
qua những người tham gia công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền,
chống bất công xã hội, và chống hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với
Việt Nam, cũng như đòi hỏi những quyền căn bản của con người… chúng ta
nhận thấy ngày càng có thêm những khuôn mặt trẻ tham gia.
Dù
tuổi đời còn ít, thế nhưng họ từng có những bài viết về tình hình đất
nước, cũng như cùng tham gia chủ xướng những phong trào vì quyền con
người. Có những người từng bị tù tội như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh
Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn
Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh… vì dám khẳng khái không chịu khuất phục từ
bỏ lý tưởng và con đường họ đã chọn.
Ngoài
những bạn từng hay đang bị tù tội như thế, những bạn còn hoạt động bên
ngoài xã hội thường xuyên bị lực lượng an ninh chìm nổi, cũng như công
an, dân phòng… theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, bắt bớ, cấm xuất cảnh,
yêu cầu chủ nhà không cho trọ, ép buộc công ty cho thôi việc nhằm triệt
hạ con đường mưu sinh, hay gây áp lực đối với gia đình, người thân,
người yêu…
Cách đàn áp cũ
Đầu năm nay tôi có tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì bị bắt đưa lên đồn Công an quận 1, Sài Gòn. Tại đó chúng tôi bị đánh đập.
-Anh Huỳnh Trọng Hiếu
Anh
Huỳnh Trọng Hiếu lược thuật lại một số trường hợp bị sách nhiễu, đánh
đập trong năm nay đối với bản thân anh và gia đình riêng như sau:
“Đầu
năm nay tôi có tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì bị bắt đưa
lên đồn Công an quận 1, Sài Gòn. Tại đó chúng tôi bị đánh đập; thực sự
tôi bị bắt cùng với một số bạn bè quen biết trên mạng Internet và họ có
những hoạt động bảo vệ nhân quyền cũng như tham gia vào những hoạt động
cụ thể nào đó. Hôm đó chúng tôi bị chính quyền câu lưu khoảng hai ngày
và bị bỏ đói và bị công an đánh đập trong đồn công an.
Điển
hình cụ thể thứ hai là lần tôi mang cả gia đình theo cùng chị Huỳnh
Thục Vy và những chị em trong Hội Phụ nữ Nhân quyền xuống dưới thành phố
Cao Lãnh, Đồng Tháp để dự phiên xử cô Bùi Thị Minh Hằng và anh Minh,
Thúy Quỳnh. Khi chúng tôi đến thành phố Cao Lãnh và lưu trú lại trong
một nhà nghỉ, chúng tôi bị công an thành phố Cao Lãnh phối hợp với cơ
quan an ninh. Cơ quan an ninh chỉ đạo và mặc thường phục. Khi bắt chúng
tôi họ đưa ra danh nghĩa mời về đồn để kiểm tra về vấn đề lưu trú; nhưng
thực tế đây là hành động lợi dụng các điều luật trong bộ luật hành
chính để giới hạn các quyền tự do đi lại của chúng tôi cũng như quyền tự
do tham dự phiên tòa.
Thêm
một vấn đề nữa là gia đình chúng tôi vào ngày 5 tháng 9 bị lực lượng
công an phường 14, quận Tân Bình cũng như dân phòng và cơ quan an ninh
xâm nhập vào nhà và cưỡng chế những người đang lưu trú tại ngôi nhà
305/16 lên trụ sở công an quận Tân Bình để làm việc.”
Bạn Huỳnh Phương Ngọc cũng cho biết:
“Lần
đầu tiên là chuyến đi Tuyên Quang của tôi và Nguyễn Thị Ngọc Lụa là hai
thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi đến để cùng
tham gia phiên xét xử những người dân tộc H’mông tại Tuyên Quang. Trong
ngày hôm đó chúng tôi bị bắt, bị câu lưu, bị bỏ đói, bị thẩm vấn. Rất
nhiều sự đe dọa, quát nạt.
Tiếp theo là cuộc họp UPR tổ chức tại Kỳ Đồng, Sài Gòn chúng tôi cũng bị nhốt tại nhà riêng.
Trước
đó trong chuyến ra ngoài bắc để tham dự Hội thảo Truyền thông Phi Nhà
nước, với chị Thúy Nga; hai chị em chúng tôi cũng bị công an kết hợp với
khách sạn khóa cửa ngoài ngay chính tại khách sạn mà chúng tôi đang
thuê hợp pháp.
Gần
đây khi tôi có tham dự phiên tòa của cô Bùi Hằng tại Cao Lãnh, tình
trạng cũng tiếp tục như vậy. Chúng tôi cùng một em bé 8 tháng tuổi cũng
bị nhà cầm quyền khóa cửa ngoài giam chúng tôi ngay tại nhà nghỉ. Sau đó
người ta ập vào bắt người đến công an phường 1, thành phố Cao Lãnh,
tiếp tục câu lưu đến khi phiên tòa xét xử kết thúc mới thả về Sài Gòn.
Gần
đây nhất là sự việc liên quan tạm trú tại số 305/16 Trường Chinh,
phường 14, quận Tân Bình. Người ta đến hỏi về tạm trú nhưng mục đích
chính là ngăn cản sự tham dự của chúng tôi vào phiên họp UPR tổ chức tại
nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn vào ngày 5/9/2014. Sau sự việc đó
vào ngày 22/9, Huỳnh Trọng Hiếu ở nhà có nhận được quyết định xử phạt
hành chính đối với 5 người đang tạm trú tại căn nhà 305/16 Trường
Chinh.”
Tác dụng ngược?
Còn vấn đề tinh thần, chúng tôi rất kiên định vì chúng tôi biết rằng việc đấu tranh cho tự do, dân chủ cho Việt Nam phải luôn được phát triển, nhân rộng.
-Huỳnh Phương Ngọc
Đối
với các cựu tù nhân lương tâm trẻ như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh
Hạnh thì biện pháp bỏ tù chỉ có thể làm phương hại đến thân xác của họ
thôi, chứ về mặt tinh thần sau khi ra khỏi nhà tù họ vẫn tiếp tục những
hoạt động mà họ đã theo đuổi và vì những việc làm đó nhà cầm quyền kết
tội họ.
Những
bạn bị sách nhiễu hằng ngày đôi lúc cũng tỏ ra mệt mỏi; nhưng rồi với ý
chí cá nhân và sự động viên giúp đỡ của người khác họ cũng vượt qua
được những lúc khó khăn nhất như trường hợp của anh Nguyễn Văn Thạnh tại
Đà Nẵng.
Bạn
Huỳnh Phương Ngọc cho biết tác động từ những hành xử của cơ quan chức
năng đối với bản thân và phương pháp đấu tranh như sau:
“Phần
nào đó thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng tôi khi bị đe dọa quá
nhiều lần và bị những sách nhiễu như vậy. Còn vấn đề tinh thần, chúng
tôi rất kiên định vì chúng tôi biết rằng việc đấu tranh cho tự do, dân
chủ cho Việt Nam phải luôn được phát triển, nhân rộng. Những cá nhân
riêng lẻ như chúng tôi cần phải lên tiếng để không bị lụi tàn. Nếu chúng
tôi sợ hãi thì điều đó sẽ rất có lợi cho chính quyền cộng sản Việt Nam
hiện nay.
Khi
mà người ta dùng những lời lẽ quát nạt, sỉ vả, bản thân tôi chỉ im
lặng. Tôi nói cho người ta biết chúng tôi không có vi phạm điều gì cả;
nếu như người ta đập bàn, có những lời lẽ thô bạo đối với cá nhân tôi
thì tôi im lặng. Tôi xem như việc người ta thích thì người ta nói, còn
tôi không phản kháng, tôi chỉ im lặng trước sự hung bạo của người ta.
Còn việc giải thích với người ta là mình không vi phạm thì vẫn phải nói cho người ta.”
Theo
anh Huỳnh Trọng Hiếu dù bị đàn áp bằng bạo lực và những hành vi sai
trái luật pháp từ phía cơ quan chức năng, thì bản thân anh áp dụng biện
pháp bất bạo động để đối lại. Ngoài ra việc lên tiếng trực tiếp với các
cơ quan quốc tế, truyền thông nước ngoài; hay thông tin kịp thời qua các
mạng xã hội cũng là cách để đấu tranh trong thời đại công nghệ thông
tin hiện nay.
0 comments:
Post a Comment