Mỹ đang ve vãn Việt Nam bằng hai cách: kinh tế với hứa hẹn TPP, và
quân sự với triển vọng nới lỏng luật cấm bán vũ khí sát thương.
Gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership) sẽ giúp Việt Nam thâm nhập dễ
hơn vào thị trường Mỹ và các nước hội viên, từ đó có hy vọng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, giúp ổn định chế độ và dĩ nhiên sẽ giúp các đại gia
đỏ giàu thêm.
Được phép mua vũ khí từ Mỹ sẽ giúp quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Mỹ nâng lên một tầm quan trọng hơn. Điều này có nhiều lợi ích cho nhà
cầm quyền Hà Nội: (i) nâng vị thế của Việt Nam đối với thế giới tự do;
(ii) nâng tính chính đáng của đảng cầm quyền đối với dân Việt Nam và
xoa dịu phong trào dân chủ; và (iii) thêm phương tiện để mặc cả với Bắc
Kinh. Đó là chưa kể vài chục phần trăm của những tỉ đô-la mua vũ khí tự
động chui vào túi các quan chức lớn của đảng.
Trở ngại của Việt Nam để gia nhập TPP là vấn đề nhân quyền, quyền của
người lao động, và công đoàn độc lập. Tuy nhiên phải hiểu là cả hai bên
chính phủ Mỹ và Việt Nam đều muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán mau kết
thúc tốt đẹp nên họ sẽ có những cách để "phù phép" cho xong những thủ
tục này. Vấn đề là họ có qua mặt được Quốc hội Mỹ hay không, vì QH Mỹ là
cơ quan cuối cùng quyết định.
Sau những chuyến viếng thăm Việt Nam của John McCain và Martin Damsey,
chính phủ Mỹ đang chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận và có tin sẽ bán phi cơ
thám thính P-3 Orion cho Việt Nam. Đây là loại phi cơ thám thính tuần
tra vùng biển và chống tàu ngầm do Lockheed sản xuất lần đầu cách đây
hơn 50 năm, được quân đội Mỹ sử dụng ở Cuba, Việt Nam, Iran, Iraq,
Afghanistan, Pakistan, Somalia, Libya và trong các hoạt động dân sự.
Cũng có tin là quân đội Mỹ đang thay thế loại phi cơ này bằng một loại
khác tối tân hơn do Boeing sản xuất. Cũng dễ hiểu nếu chính phủ Mỹ bị áp
lực của giới tài phiệt trong kỹ nghệ sản xuất vũ khí đòi bỏ lệnh cấm
vận với Việt Nam.
Tại sao Mỹ lại tốn công sức ve vãn Việt Nam? Có thể lý giải bằng những điểm sau đây:
- Chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ đòi hỏi thu hút nhiều đồng minh
để vừa phát triển kinh tế vừa chia bớt chi phí về quân sự và phòng thủ.
- Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, vừa là một thị trường tốt vừa là
một nút chận quan trọng giấc mơ thôn tính Biển Đông của Trung Cộng (TC).
- Nhà cầm quyền Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào TC, nhưng dân chúng
Việt Nam thì chống tham vọng bành trướng của TC. Mỹ hy vọng nếu lôi kéo
Việt Nam vào vòng ảnh hưởng của Mỹ thì sẽ tạo chỗ dựa cho những phong
trào dân chủ ở Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ CSViệt Nam, dần dần sẽ
biến Việt Nam thành một nước dân chủ, không CS. Hy vọng này có hảo
huyền không? Chỉ có người dân Việt Nam mới trả lời được.
Về phía TC họ cũng biết là muốn thôn tính Biển Đông thì trước hết phải
thôn tính Việt Nam. Họ cũng biết muốn thôn tính Việt Nam thì phải bảo
vệ đảng CS Việt Nam, vì đó là trợ thủ đắc lực nhất của TC. Ngày Việt
Nam hết CS, trở thành một nước tự do cũng là ngày cáo chung giấc mơ Đại
Hán của tập đoàn TC. Đó là ý nghĩa của 4 chữ cuối trong "16 chữ vàng" -
vận mệnh tương quan: Việt Cộng chết thì Tàu Cộng cũng chết và ngược lại.
Nhiệm vụ của TC là bảo vệ vị trí cầm quyền của đảng CS Việt Nam. Nhưng
đây là một việc hết sức tế nhị. Một mặt TC muốn khống chế và thao túng
VC về mọi phương diện nhưng một mặt họ phải che dấu để VC không bị lộ
liễu đối với dân chúng Việt Nam là phường bán nước, là đang biến Việt
Nam thành một tỉnh của TC.
TC "cho phép" VC xích gần Mỹ là một phương pháp bảo vệ chính quyền cho
trợ thủ của họ. Như đã nói ở trên, khi quan hệ Mỹ Việt trở thành gần gũi
hơn thì người dân Việt Nam càng thấy yên tâm, bớt sợ TC thôn tính, họ
tiếp tục lo làm ăn sinh sống, phó thác hoàn toàn việc nước cho đảng CS
lo. VC tiếp tục trò "đu dây" và TC tiếp tục gậm nhấm Việt Nam.
CS Việt Nam biết rõ là Mỹ không muốn Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay
của TC, vì như thế sẽ giúp TC khống chế được Biển Đông. VC cũng dư biết
là TC phải bảo vệ ngôi vị cầm quyền độc tôn của đảng CS Việt Nam đồng
thời phải che dấu thân phận lệ thuộc vào TC của họ. Khi đã biết như vậy
thì chuyện đu dây không còn khó khăn nữa.
Chỉ còn một vần đề duy nhất: Liệu người dân Việt Nam có chịu tiếp tục
cuộc sống hiện nay thêm chục năm nữa trước khi trở thành một tỉnh của
Tàu?
28/9/2014
0 comments:
Post a Comment