Shawn W. Crispin (Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Ký giả vùng Đông Nam Á) * Hanh Tran dịch - Đây
là phần đầu trong loạt bốn bài nói về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.
Shawn Crispin, Đại diện của Committee to Protect Jounarlists (CPJ) ở Đông Nam Á, tìm hiểu về những rủi ro
mà blogger ở Việt Nam phải chấp nhận khi họ tường thuật về các sự kiện
nhạy cảm và các cuộc biểu tình. Mặc dù bị thường xuyên theo dõi và luôn
đối diện với đe dọa bị bỏ tù tùy hứng, các blogger vẫn kiên trì viết
lách để thể hiện ước mơ tạo dựng một nền báo chí độc lập. Trong phần hai
sẽ được đăng vào thứ Sáu, Crispin sẽ nói về những thủ đoạn đàn áp mà
các phóng viên của Bản tin Dòng Chúa Cứu Thế phải hứng chịu. Hai phần
còn lại sẽ được đăng vào tuần tới.
Khi
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạm biệt gia đình ở Nha Trang để hành trình 10
tiếng đồng hồ trên chuyến xe buýt đi TP HCM, blogger nổi tiếng này đã
phải cải trang để qua mặt nhân viên an ninh đang túc trực gần nhà cô để
theo dõi.
Cô
xuống xe ở một nơi cách bến xe khoảng 10km vì nghi là công an đang chờ
cô ở đó. Một người bạn đi xe máy đón cô ở bên ngoài khu buôn bán và đưa
cô về nhà một người bạn để tránh công an. Ngày hôm sau cô tham gia biểu
tình và kể rằng các nhân viên an ninh có vẻ ngạc nhiên khi họ thấy mặt
cô.
Đó
là trò hú tim mà ‘Mẹ Nấm Gấu’ (bút danh được nhiều người biết của
Quỳnh) phải chơi để liên lạc với bạn bè và để tường thuật về các sự kiện
quan trọng. Mặc dù Quỳnh vẫn duy trì quan hệ khá tốt với vài nhân viên
an ninh được phái đi theo dõi cô, những nhân viên khác đã vài lần áp
dụng quản thúc tại gia đối với cô. Cho tới nay, Quỳnh vẫn chưa bị bỏ tù
vì các bài blog của cô nhưng chính cô cũng không biết lúc nào họ sẽ ra
tay.
Mới
đây CPJ đã đến VN ngầm để gặp các blogger và các phóng viên để tìm hiểu
về tình trạng báo chí ở đây. Trong một loạt 4 bài blog, CPJ sẽ chú tâm
đến những trải nghiệm của blogger độc lập và các phóng viên mạng đã dám
hoạt động công khai bất chấp sự đàn áp dồn dập của chính quyền nhằm khóa
sổ các blog và các trang thông tin mạng không có phép. Loạt bài này sẽ
kết thúc với một số đề xuất cho chính phủ Việt Nam cũng như cho cộng
đồng quốc tế về tự do báo chí.
Theo
điều nghiên của CPJ, với ít nhất 18 phóng viên còn ngồi tù, Việt Nam
nay là một trong 5 nước bỏ tù nhiều phóng viên nhất thế giới. Hầu như
tất cả đều bị truy tố về những tội danh mù mờ liên quan đến ‘tội chống
chính phủ’, kể cả Điều luật khắt khe 258 (với một cái tên như trong tiểu
thuyết của George Orwell là “lợi dụng tự do dân chủ”), và Điều luật 88
cũng mơ hồ và tùy tiện không kém mang tên “tuyên truyền chống phá nhà
nước”. 16 trong số 18 phóng viên vừa nói đã bị kết án về tội làm báo
trên mạng.
Trong
khi số người bị bắt gia tăng, mỗi lần đăng bài viết hay bình luận là
các blogger và các nhà báo mạng phải chấp nhận cơ nguy bị công an bắt
giam tùy tiện nếu chế độ CS cho rằng nội dung đó có hại cho họ. Trong
lúc nhiều người vẫn dùng bút danh trên mạng để tránh sự trả thù của
chính quyền, một số lớn đã quyết định tham gia ‘Mạng lưới Blogger Việt
Nam’ và hoạt động công khai.
Quỳnh
là người tiên phong và là thành viên dày kinh nghiệm của phong trào
blogger ở Việt Nam. Cô cũng là một trong những sáng lập viên của nhóm
tranh đấu cho tự do báo chí. Đó là lần đầu tiên các nhà báo độc lập của
Việt Nam đã tập hợp với nhau để đòi được tự do hơn kể từ khi ‘Câu lạc bộ
Nhà báo Tự do Việt Nam’ ra đời năm 2007 - dù không được nhà nước cho
đăng ký. Ba đồng sáng lập viên của tổ chức này, kể cả Điếu Cày (tức
Nguyễn Văn Hải, người được CPJ truy tặng danh hiệu ‘Báo chí Tự do Quốc
tế’), đều đang ngồi tù về các tội bịa đặt là “chống phá nhà nước” sau
khi họ đăng bài đả kích chính phủ.
Quỳnh
bắt đầu viết blog từ năm 2008, khi chính quyền CSVN chưa nhận thức được
rằng Internet có thể thử thách độc quyền về báo chí của họ. Như các
blogger độc lập khác, Quỳnh tham gia viết blog vì báo chí được nhà nước
chỉ đạo không hề tường thuật về nạn bất công và lạm quyền đầy dẫy ở Việt
Nam.
“Những
gì đang diễn ra trong xã hội này thật là xấu xa,” cô nói trong một cuộc
phỏng vấn với CPJ, dẫn chứng bằng tình trạng tồi tệ của dịch vụ y tế và
sự tham nhũng của quan chức trong các hoạt động thương mãi với Trung
Quốc. “Blog của tôi đặt nghi vấn: tại sao chúng ta phải đồng ý với chính
phủ về mọi chuyện? Tại sao chúng ta không thể có những ý kiến khác?”
Quỳnh
đã bị bắt và thẩm vấn lần đầu tiên vào ngày 02/09/2008 sau khi cô blog
về việc chính phủ cưỡng chiếm đất đai để trao cho một công ty của Trung
Quốc khai thác bô xít trong vùng rừng núi nguyên sơ ở Trung phần Việt
Nam. Trong vụ này, khoảng 15 công an vũ trang đã bố ráp nhà cô vào lúc
nửa đêm và bắt cô đi trong lúc cô đang ngủ với đứa con gái 3 tuổi.
Sau
hơn một tuần bị giam giữ, Quỳnh được thả mà không bị truy tố. Vụ này
không làm cho cô sờn lòng. Từ quê nhà Nha Trang, cô vẫn tiếp tục viết về
vấn đề nhạy cảm là cưỡng chiếm đất đai. Trong một bài viết gần đây,
Quỳnh cho rằng kể từ 2008, hơn 300 dân làng đã bị buộc phải dọn đi nơi
khác để lại vùng cận duyên béo bở cho các công ty bất động sản liên kết
với nhà nước và các công ty khách sạn quốc tế.
Những
vụ dân chúng chống nhà nước như vậy thường bị báo chí ‘lề Đảng’ làm
ngơ. Sau khi đăng blog đặt vấn đề về tác động môi sinh của nhà máy chế
tạo thuốc lá ở ngoại vi Nha Trang, hôm sau Quỳnh lại bị công an thẩm
vấn. Họ chỉ trích là cô “không có đủ bằng chứng”. “Tôi viết bài với tên
thật của tôi. Nếu tôi sai thì cứ đem tôi ra tòa mà xử,” cô thách thức
công an như thế.
Các
nhà báo bị truy tố về tội “chống phá nhà nước” thường không được tha
bởi tòa án thông đồng với chính phủ. Trong bối cảnh chính phủ Việt Nam
ngày càng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc dùng tòa án làm công cụ
trong những vụ xử về quyền tự do phát biểu, chính phủ Việt Nam nay đã
thay đổi chiến lược sang răn đe và đàn áp người dân trực tiếp trong cuộc
sống thường ngày.
Theo
Quỳnh, gần đây nhà nước dùng nhân viên an ninh chìm thay vì công an để
theo dõi các nhà báo độc lập. Cô nói sự thay đổi chiến lược đó cốt là để
cho dân tin rằng những vụ hành hung nhà báo là ngẫu nhiên và do côn đồ
thực hiện chứ không phải vì nhà nước theo đuổi một chính sách đàn áp.
Các nhân viên an ninh còn dàn dựng những tai nạn giao thông và vu cáo
một số blogger to tiếng về tội ăn cắp.
“Ngày
nay thật khó phân biệt ai là ai. Vài blogger bị đem về đồn công an mà
họ không biết tại sao. Tôi và vài bạn từng bị như vậy. Việc nhà nước bớt
dùng bắt bớ tù đày và chuyển sang giả dạng côn đồ để hành hung blogger
khiến cho cộng đồng quốc tế tưởng là tình trạng nhân quyền đã được cải
thiện, nhưng thật ra nó chỉ là thay đổi về chiến lược,” Quỳnh nói.
Chính
phủ Việt Nam đã từ chối lời mời của CPJ để phỏng vấn về chiến lược đàn
áp như người ta tố giác và về tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam.
Trong
lúc chính phủ Việt Nam gần đây cho rằng họ đã đạt được tiến bộ trong
lãnh vực quyền phụ nữ và trẻ con – như họ tuyên bố trước LHQ hồi tháng 6
trong Báo cáo Phổ cập Định kỳ, theo Quỳnh tình trạng tự do báo chí vẫn
tồi tệ như bao giờ. Thí dụ hôm 04/09, trong khi Quỳnh đang dắt đứa con
nhỏ đi dạo trên đường phố Nha Trang thì bị nhân viên an ninh chìm bắt và
thoạt đầu họ không cho cô biết lý do. Sau đó cô bị đưa về đồn công an
và bị thẩm vấn về một bài viết của cô trên Facebook. Tối hôm đó cô được
thả về nhưng họ ra lệnh là cô phải trở lui ngày mai để họ tiếp tục thẩm
vấn.
‘Mạng
lưới Blogger Việt Nam’ chống lại những hành vi đe dọa như vậy. Họ kêu
gọi cải cách luật pháp cũng như đòi hỏi các viên chức công an đàn áp các
nhà báo phải có trách nhiệm giải trình. Năm ngoái hơn 130 blogger ký
một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam bải bỏ Điều 258 – là điều
luật về tội “chống phá nhà nước” mà chính phủ đang dùng ngày càng nhiều
để bỏ tù các blogger độc lập. Hàng chục blogger lần đầu tiên đã lộ diện
và ký vào bản kiến nghị này. Tính cho đến tháng 05/2014 ‘Mạng lưới
Blogger Việt Nam’ đã có hơn 300 thành viên, nhưng Quỳnh cho hay các
thành viên mới chọn tham gia nặc danh.
Nhà
nước đã bắt đầu đàn áp những blogger hoạt động công khai. Hồi tháng
12/2013, công an đã tịch thu passport của vài thành viên của ‘Mạng lưới
Blogger Việt Nam’, kể cả Quỳnh. Ngày 10/12/2013 công an phá hủy một đồ
chơi nhồi bông của con Quỳnh vì họ nghi cô đã giấu camera trong nó. Công
an đã tịch thu đồ chơi đó khi họ bố ráp một quán cà phê ở TP HCM nơi
‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ đang họp để bàn về nhân quyền.
Trong
khi các blogger khác viết bài đả kích hành động quá tay đó của công an,
Quỳnh cho hay là cô chưa hề viết về những hành vi quấy nhiễu và theo
dõi cá nhân cô để tránh chạm trán không cần thiết với nhân viên an ninh.
“Tôi cho là chuyện bình thường khi tôi bày tỏ ý kiến của tôi, và tôi có
quyền viết. Tôi không đả kích cá nhân. Tôi chỉ nói là tôi không đồng ý
với ĐCS. Nếu họ muốn bắt tôi thì cứ bắt,” Quỳnh khẳng định.
Bản tiếng Việt:
0 comments:
Post a Comment