Báo Mới - 04/09/2014
Giàn khoan Khải Hoàn 01 dài 66,71m; rộng 67,06m
Theo tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" của Hong Kong ngày 3/9, Bắc Kinh đã đưa một giàn khoan mới đến thăm dò tại biển Hoa Đông, khu vực bao gồm cả vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Trang web của chính phủ Trung Quốc cũng đưa tin “Giàn khoan Khải Hoàn 1 đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông”.
Theo
tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" của Hong Kong ngày 3/9, Bắc Kinh đã đưa
một giàn khoan mới đến thăm dò tại biển Hoa Đông, khu vực bao gồm cả
vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Trang web của chính phủ Trung Quốc
cũng đưa tin “Giàn khoan Khải Hoàn 1 đi vào hoạt động tại biển Hoa
Đông”.
Công ty đóng giàn khoan này là Cosco Shipyard (Tập đoàn Viễn dương Trung Quốc) không muốn tiết lộ vị trí chính xác của giàn khoan Khải Hoàn 1. Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" nói rằng không thể biết được khu vực đặt giàn khoan Khải Hoàn 1 có gần vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản hay không. Trang china.org.cn khi đưa tin giàn khoan này đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông, giới thiệu đây là giàn khoan tự nâng, tiêu biểu cho công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Theo trang mạng chính phủ Trung Quốc, tuy trước đây có thông tin cho rằng Khải Hoàn 1 hướng về vùng biển Điếu Ngư (tức quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý) để tiến hành hoạt động, nhưng nay chưa có chứng cớ nào củng cố cho thông tin này. Cũng theo trang web trên, Khải Hoàn 1 do tập đoàn Cosco Shipyard đặt trụ sở ở Nam Thông tự thiết kế, là giàn khoan tự hành hiện đại nhất được đóng tại Trung Quốc. Giàn khoan này có khả năng khoan đến độ sâu 5.200 mét, có khu vực lưu trú cho 150 nhân viên sống và làm việc tại chỗ. Ban đầu, Khải Hoàn 1 được đóng cho công ty KS Energy của Singapore nhưng sau đó ICBC Financial Leasing mua và cho China Oilfield Service thuê lại theo hợp đồng ký ngày 17/7. Theo thông cáo của Cosco Shipyard, Khải Hoàn 1 đã khởi động khoan thăm dò suôn sẻ mặc cho các mưa bão đe dọa. China Oilfield Service và China National Offshore Oil không trả lời các câu hỏi của tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" về giàn khoan này. Tờ báo Hong Kong này cho biết thêm bên cạnh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp kịch liệt vùng đặc quyền kinh tế tại biển Hoa Đông. Bắc Kinh vào năm 1995 thông báo phát hiện được một mỏ khí dưới đáy biển được đặt tên là Xuân Hiểu, được cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc song Tokyo tuyên bố Nhật Bản cũng có thể khai thác các mỏ dầu khí trải dài theo khu vực tranh chấp. Hai nước đã ký một thỏa thuận năm 2008 để cùng khai thác mỏ Xuân Hiểu nhưng từ đó đến nay chưa có tiến triển gì.
Công ty đóng giàn khoan này là Cosco Shipyard (Tập đoàn Viễn dương Trung Quốc) không muốn tiết lộ vị trí chính xác của giàn khoan Khải Hoàn 1. Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" nói rằng không thể biết được khu vực đặt giàn khoan Khải Hoàn 1 có gần vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản hay không. Trang china.org.cn khi đưa tin giàn khoan này đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông, giới thiệu đây là giàn khoan tự nâng, tiêu biểu cho công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Theo trang mạng chính phủ Trung Quốc, tuy trước đây có thông tin cho rằng Khải Hoàn 1 hướng về vùng biển Điếu Ngư (tức quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý) để tiến hành hoạt động, nhưng nay chưa có chứng cớ nào củng cố cho thông tin này. Cũng theo trang web trên, Khải Hoàn 1 do tập đoàn Cosco Shipyard đặt trụ sở ở Nam Thông tự thiết kế, là giàn khoan tự hành hiện đại nhất được đóng tại Trung Quốc. Giàn khoan này có khả năng khoan đến độ sâu 5.200 mét, có khu vực lưu trú cho 150 nhân viên sống và làm việc tại chỗ. Ban đầu, Khải Hoàn 1 được đóng cho công ty KS Energy của Singapore nhưng sau đó ICBC Financial Leasing mua và cho China Oilfield Service thuê lại theo hợp đồng ký ngày 17/7. Theo thông cáo của Cosco Shipyard, Khải Hoàn 1 đã khởi động khoan thăm dò suôn sẻ mặc cho các mưa bão đe dọa. China Oilfield Service và China National Offshore Oil không trả lời các câu hỏi của tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" về giàn khoan này. Tờ báo Hong Kong này cho biết thêm bên cạnh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp kịch liệt vùng đặc quyền kinh tế tại biển Hoa Đông. Bắc Kinh vào năm 1995 thông báo phát hiện được một mỏ khí dưới đáy biển được đặt tên là Xuân Hiểu, được cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc song Tokyo tuyên bố Nhật Bản cũng có thể khai thác các mỏ dầu khí trải dài theo khu vực tranh chấp. Hai nước đã ký một thỏa thuận năm 2008 để cùng khai thác mỏ Xuân Hiểu nhưng từ đó đến nay chưa có tiến triển gì.
TTXVN/Tin Tức
0 comments:
Post a Comment