Cô giáo véo đứt tai em bé gái lớp 2 vì viết chậm
Tình trạng trẻ em bị bạo hành tại trường học dường như là vấn nạn quen thuộc tại Việt Nam, từ cấp mầm non, mẫu giáo cho đến tiểu học, trung học. Điều đáng bàn là hầu như đa số các phụ huynh chấp nhận với việc im lặng để bảo vệ con em mình?!
Mới đây tại Hải Dương, một cô giáo chủ nhiệm đã véo đứt tai bé gái lớp 2
vì viết chậm ở trường Tiểu học Cẩm Phúc (Cẩm Giàng, Hải Dương). Câu trả
lời mà công luận nhận được từ người có trách nhiệm của Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Hải Dương, bà Nguyễn Thị Hiền (Phó Giám đốc) là: "Nguyên nhân hình như do tai học sinh này có tiền sử về tai nên cô giáo bấm móng tay vào mới bị như thế" (*)
Đây là một kiểu né tránh trách nhiệm vốn thường thấy tại Việt Nam. Không
có tài liệu hay nghiên cứu chính xác nào về các trường hợp trẻ em bị
sang chấn tâm lý do bạo hành tại học đường để làm rõ mức độ nghiêm trọng
của việc sử dụng đòn roi trong môi trường giáo dục.
Áp lực học tập tại các trường tiểu học ở Việt Nam rất lớn. Nhiều trẻ em
bị đuối và bị tổn thương ở lớp đầu các cấp tiểu học, trung học do không
theo kịp bạn bè và áp lực từ giáo viên là chuyện đáng bàn.
Tại làm sao việc bạo hành trẻ từ cấp mầm non, tiểu học, trung học vẫn
tiếp diễn và chỉ sôi lên khi có vài ca bị phát hiện? Đó là vì tâm lý
“thương cho roi cho vọt” của người Việt ta ảnh hưởng ít nhiều.
Các phụ huynh có lẽ nên thay đổi tình trạng này, bằng cách quan tâm dạy
dỗ theo sát các con, bảo ban các con biết cách tự vệ bản thân, gần gũi
với con để con chia sẻ các áp lực trong học tập và cần thiết nhất là lên
tiếng công khai, có thái độ rõ rang khi con em mình là nạn nhân của bạo
lực học đường.
Đừng để các con bị ảnh hưởng bởi sự im lặng của chúng ta.
Và công luận, cần có thái độ rõ ràng, yêu cầu những người lãnh đạo trong
môi trường giáo dục phải có trách nhiệm để chấm dứt ngay tệ nạn này.
0 comments:
Post a Comment