Bao năm qua Tết Trung Thu đến là em nghĩ đến bánh Trung Thu, nhưng bây
giờ hầu hết bánh kẹo bán ngoài chợ đều nhập từ Tàu đầy hóa chất độc hại,
em không còn tha thiết gì đến thứ bánh chờ cả năm mới được ăn một lần
này nữa, ngoại trừ bánh Trung Thu mà em biết chắc chắn là do người Việt
mình làm. Tuy nhiên không phải vì miếng bánh mà em mất vui trong “ba
ngày lễ lớn”. Em có món ăn tinh thần rất lành và làm sáng mắt: “Đèn Cù”.
Xưa nay, trong đám đèn Trung Thu có đèn cá chép, đèn ông sao, đèn chú
thỏ, đèn cù - còn gọi là đèn kéo quân - v.v... em thích đèn cù hơn cả,
vì nó biết chạy.
“Khen ai khéo vẽ (ôi a) đèn cù. Voi giấy (ôi a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù”.
Đèn cù, không chỉ con nít thích, người lớn cũng thích. Thích vì những
hình ảnh người ta vẽ chạy vòng vòng, “cứ chạy vòng quanh”. Nhưng Trung
Thu năm 2014, càng thú vị hơn khi được nhìn thấy những bộ mặt thật bị
bóc trần son phấn trong “Đèn Cù”, tự truyện của người đi theo Việt Minh /CS từ lúc 16 tuổi, một người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh, là ông Trần Đĩnh.
Em tin tưởng tuyệt đối những gì được viết trong Đèn Cù, vì tác giả không
phải là bọn phản động chuyên đi chọc phá tổ Cuốc, bêu xấu bác và đảng,
nhưng tác giả chính là người từng sống bên cạnh bác Hồ và được giao
nhiệm vụ viết tiểu sử vị “cha già dân tộc”.
Em không “ưa chính trị”, em chỉ yêu bác Hồ và học tập đạo đức bác nên em
chỉ thích những gì liên quan đến cá nhân bác. Chẳng hạn những “sự cố
lịch sử” về bác trong cuốn Đèn Cù xoay mù mắt dân Việt suốt hơn nửa thế
kỷ qua em đọc được vài trong phạm vi ngắn gọn của trang báo, em xin
trích vài “sự cố “sau đây.
Một là, Bác Hồ bịt râu để giấu mặt đi xem đấu tố người từng là đại ân
nhân của bác và đảng, cụ bà Nguyễn Thị Năm/ Cát Hanh Long. Bà Năm bị
giết và đưa vào cái áo quan quá nhỏ nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta
nằm trên miểng cỗ áo rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô “Chết còn ngoan cố
này, ngoan cố nổi với các ông không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ
không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào
lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẩy vậy.” ( ĐC/ trg 86)
“Sự cố” bác bịt râu giấu mặt để tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố bà Năm
chứng tỏ Hoàng Tùng đã ba sạo trong hồi ký của Hoàng Tùng khi viết về
mười nỗi buồn của bác Hồ rằng, “bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm, nhưng phải nghe Trung Quốc”. “Sự cố” bác bịt râu giấu mặt này rất là phù hợp với vài báo “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B sau này bị lật tẩy chính là bác Hồ.
Hai là, “Một dạo Phan Kế An hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm
hơn, An nói:” À, cái P.M (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu
đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm.” Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi
vì sao thì An nói không thấy P.M (Phương Mai) đến nữa. “Chắc máy cụ
yếu!”, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ.” (ĐC/ trg 30)
Ba là, “Chuẩn bị cải cách ruộng đất, từ giữa tháng 7 đến tháng
9-1953, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như
ngoài đảng và các đoàn thể trung ương... Cụ Hồ cách nhật, có khi liền
ngày đến xem điện ảnh, liên hoan với học viên. Cụ có mấy câu nổi tiếng
trong hội trường “Bác Hồ muốn nằm” khi mọi người hô “Hồ Chủ tịch muôn
năm.” Rồi tay chỉ vào đầu:” Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ
vào bụng) thì Bác trẻ”. Một hôm Bác nói: “Các cô các chú không sợ người
ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú
nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao trạch Đông.” (ĐC/trg 72)
Bác già đầu nhưng phần dưới bụng “thì Bác trẻ” là “đúng quá rồi chứ còn gì nữa” Không khỏe mà họa sĩ Phan Kế An “hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ” lại
bị đuổi về sớm hàng ngày để Cụ cùng Cháu (P.M) hành quân trước khi trời
tối suốt “vài tháng”. Cứ rúc vào hang Pắc Bó suốt như vậy, “bác” không
lú sao được. Lú nên mọi sự giao cho Tàu cả, ngoài biển lẫn đất liền.
Em thích đọc Đèn Cù vì nó lù lù mọi sự thật, nhất là những sự thật về
đạo đức bác mà em đang quyết tâm thi đua học tập để giành giải thưởng
cuối mùa.
0 comments:
Post a Comment