IS đang tăng cường chiêu mộ thành viên
Cơ
quan tình báo Hoa Kỳ CIA nói nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) có
thể có tới 31.000 chiến binh ở Iraq và Syria - gấp ba con số
ước tính từ trước.
Một
người phát ngôn của CIA cho hay con số mới này được đưa ra dựa
trên việc xem xét lại các thông tin tình báo từ tháng Năm tới
tháng Tám.
IS
đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn tại Iraq và trong những
tháng gần đây đã chặt đầu một số con tin, khiến Hoa Kỳ tiến
hành không tạc.
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry hiện đang thăm Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích
tìm kiếm trợ giúp cho cuộc đấu tranh chống IS.
Hôm thứ Năm 11/9, mười nước Ả rập đã thống nhất hỗ trợ các cuộc tấn công của Hoa Kỳ tại cả Iraq và Syria.
Phát ngôn nhân Ryan Trapani nói trước đây CIA cho là IS có khoảng 10.000 chiến binh.
Ông
nói thêm: "Con số mới đưa ra cho thấy có sự tăng lên vì từ
tháng Sáu tổ chức này đã tăng cường chiêu mộ thành viên, theo
sau một số chiến thắng và việc thiết lập nhà nước caliphate,
cộng với các hoạt động dồn dập hơn và thông tin tình báo
nhiều hơn".
Con
số mới được công bố một ngày sau khi Tổng thống Obama đưa ra
kế hoạch "phân rã và tiêu diệt" IS, đồng thời tăng cường trợ
giúp quân sự cho các lực lượng liên minh đang đánh nhau với nhóm
này.
Lần đầu tiên, ông chuẩn thuận việc không tạc IS ở Syria.
Mở rộng hoạt động
Mỹ đang hỗ trợ các lực lượng người Kurd đấu tranh chống IS
Trong
những tháng qua, IS đã mở rộng phạm vi hoạt động từ chiến khu
nằm tạ̣i miền Đông Syria và chiếm thêm nhiều thị trấn, thành
phố và doanh trại quân đội tại Iraq.
Hoa
Kỳ đã thực hiện hơn 150 cuộc không tạc nhằm vào IS tại Iraq.
Mỹ cũng điều hàng trăm cố vấn quân sự tới giúp chính phủ Iraq
và các lực lượng người Kurd, nhưng chưa quyết định điều bộ
binh tới hiện trường.
Các nước khác, trong có Anh quốc, cũng trợ giúp nhân đạo cho người dân Iraq bị ảnh hưởng vì các cuộc giao tranh.
Ông
John Kerry đã nhận được cam kết hợp tác của một số nước Ả
rập tại một cuộc gặp ở Jeddah, Ả rập Saudi, vào hôm thứ Năm.
Tuy
nhiên Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Nato, đã không ký vào tuyên bố
chung kêu gọi các nước cùng tham gia cuộc chiến chống IS của
Mỹ.
Các
phân tích gia nói có thể nguyên do là vì hiện nhóm này đang
bắt giữ 49 công dân Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có cả nhân viên ngoại
giao.
Ông Kerry chỉ nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối phó với "một số vấn đề tế nhị".
Thứ Sáu 12/9 ông sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để tìm kiếm thêm hợp tác từ Ankara.
Liên minh quốc tế chống IS họp ở Paris
BBC - thứ hai, 15 tháng 9, 2014
Ngoại trưởng Kerry đã nỗ lực thành lập một liện minh quốc tế
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp các vị tương nhiệm từ các nước
trên thế giới ở Paris vào thứ Hai ngày 15/9 để bàn cách đánh
bại Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tổng
thống Pháp Francois Hollande nói vụ chặt đầu một nhân viên cứu
trợ người Anh cho thấy thế giới cần phải hành động chống IS.
Khoảng
40 nước, trong đó có 10 nước Ả Rập, đã ngỏ lời tham gia vào
liên minh giúp chiến đấu với IS ở Iraq và Syria.
Một vài nước Ả Rập đã đề nghị tham gia và các cuộc không kích IS ở Iraq, các quan chức Mỹ cho hay.
‘Cực kỳ khích lệ’
Ông
Kerry nói ông cảm thấy ‘cực kỳ khích lệ’ trước những lời hứa
hỗ trợ quân sự để đối phó với phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Ông
Kerry đưa ra lời phát biểu này sau một chuyến đi đến Trung Đông
để tranh thủ sự ủng hộ cho kế hoạch hành động chống IS mà
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra hồi tuần trước.
Chiến
lược của Mỹ làm suy yếu IS tập trung vào việc hỗ trợ quân sự
cho Iraq nhưng cũng bao gồm kế hoạch ngăn chặn những người muốn
đầu quân cho IS, cắt nguồn tài chính và tìm cách phản công tư
tưởng.
Hội
nghị Paris, do Tổng thống Iraq Fouad Massoum đồng chủ trì, sẽ
tập trung bàn thảo việc thực hiện những kế hoạch này.
Đại
diện của 10 nước Ả Rập tham gia liên minh, bao gồm Ai Cập, Iraq,
Jordan, Lebanon, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi và UAE,
dự kiến sẽ tham dự.
Iran
chỉ trích hội nghị này ‘chỉ để trình diễn’ sau khi bày tỏ
sự bất bình vì không nằm trong danh sách ‘khách mời chọn lọc’
đến dự hội nghị.
Liên
minh do Mỹ đứng đầu cũng đối diện với sự chỉ trích từ Syria.
Chính quyền nước này cho rằng kế hoạch của ông Obama sẽ thất
bại nếu không có sự tham gia của họ.
“Syria
đấu tranh chống khủng bố và chúng tôi sẽ ở trung tâm trong bất
cứ chiến dịch thật sự và nghiêm túc nào chống khủng bố,”
Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad nói với BBC.
Các nước đều lên án hành động tàn bạo của IS
Vụ
IS sát hại dã man con tin người Anh David Haines đã tạo nên thời
cơ cho liên minh chống IS, phóng viên BBC Lucy Williamson nhận
định.
Trong
một thông cáo hôm Chủ nhật ngày 14/9, Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc đã lên án việc này là ‘kinh tởm và hèn hạ’ và nói
rằng ‘IS cần phải bị đánh bại’.
Úc
cũng đã thông báo họ sẽ gửi 600 quân và tám máy bay chiến
đấu đến UAE trước thềm một chiến dịch tấn công tiềm tàng ở
Iraq.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói trên đài CBS rằng Mỹ chưa muốn sự tham gia của bộ binh vào thời điểm này.
Phóng viên BBC Barbara Plett bình luận:
“Ông
Kerry đã tuyên bố những nỗ lực xây dựng liên minh của ông trong
chuyến công du Trung Đông là một thắng lợi. Ông nói rằng ông đã
giành được sự ủng hộ ‘hoàn toàn’ của các chính phủ Hồi giáo
dòng Sunni trong khu vực cho chiến dịch của Mỹ chống lại các
phiến quân Hồi giáo vốn đã chiếm được một phần ba lãnh thổ
Syria và Iraq.
Tuy
nhiên ít chi tiết được đưa ra để chứng minh cho sự đánh giá
lạc quan này trong nỗ lực xây dựng một kế hoạch mạch lạc từ
những sự đóng góp của ít nhất 40 nước trên toàn cầu để kịp
cho phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới.
Tâm
điểm của chuyến đi này là một bản ghi nhớ được 10 nước Ả
Rập Sunni ký ở Jeddah đồng ý ‘làm phần việc của họ’ trong
cuộc chiến toàn diện chống IS, trong đó có việc tham gia vào
một chiến dịch quân sự phối hợp.”
0 comments:
Post a Comment