MINH XÁC MỘT CÂU NÓI LỊCH SỬ
“Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lùi hãy giết tôi. Tôi chết hãy theo gương tôi” (Mừng Quốc Khánh, ngày 26-10-1963)
Kính thưa: - Quý vị quan khách,
- Toàn thể quý vị,
Thưa: - Các bạn trẻ thân mến.
Trước hết, chúng tôi xin cám ơn ban tổ chức cho phép chúng tôi được chia sẻ đôi dòng mộc mạc sau đây với toàn thểi quý vị, nhân dịp lễ Tưởng Niệm Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cũng là tưởng niệm tình thần các Chiến Sĩ Quốc Gia đã bỏ mình vì tổ quốc.
Kính thưa toàn thể quý vị.
Có lẽ quý vị đồng ý với chúng tôi rằng: Chúng ta đến đây không phải để vinh danh, ca tụng ông Ngô Đình Diệm là Tổng Thống VNCH. Nhưng chúng ta đến đây để ngưỡng mộ tinh thần của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vậy tinh thần đó là gì?
Theo kiến thức chất phác và nông cạn của chúng tôi là hai câu sau đây:
Vào khoảng tháng Tư năm 1963, chúng tôi viết bài luận văn bằng cách bình luận lời nói sau đây của Ngô Tổng Thống:
“Đạo đức thắng tội ác. Sự thật thắng gian trá. Tình thương thắng hận thù.”
Thế rồi sau khi Tổng Thống bị thảm sát, nhất là khoảng 30 năm gần đây, chúng ta thường biết đến câu nói sau đây gán cho Tổng Thống trên các diễn đàn hay sách báo v.v.:
“Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lùi hãy giết tôi. Tôi chết trả thù cho tôi.”
Tiếc thay! Câu nói của Tổng Thống không phải như vậy, mà nguyên văn như sau:
“Nếu tôi tiến, các ông tiến theo tôi. Nếu tôi lùi các cứ ông giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!”
Để minh xác lại lời nói của Tổng Thống như trên, chúng tôi xin mượn bài viết của ông Hương Bình Cao Văn Chiểu, nguyên Dân Biểu nền Đệ I VNCH với nhan đề dưới đây:
MINH XÁC MỘT CÂU NÓI LỊCH SỬ
Ai cũng biết, trước đây, hàng năm, ngày 26 tháng 10 là ngày QUỐC KHÁNH, kỷ niệm ngày thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa Việt-Nam.
Tại Dinh Gia-Long, thường lệ mỗi năm, Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm thường tỏ ra vui vẻ, thân mật với các vị Đại-Diện quân dân tới chúc mừng.
Nhưng ngày QUỐC KHÁNH 26-10-1963 đã có một không khí khác biệt. Sau những lời chúc từ của đại diện các cơ quan, đoàn thể, Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm chỉ đáp từ rất vắn tắt, rồi đột nhiên, với một giọng cương quyết, nhấn mạnh từng chữ và tuyên bố:
“Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ… Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!”
Nói xong, Tổng Thống cáo từ, rồi rút lui.
Mọi người đều ngạc nhiên, ưu tư, vì trong mấy ngày trưóc đó, tình hình đã trở nên gây cấn, có thể nói là trầm trọng, một bầu không khí hoài nghi, bất trắc, không ai đoán được những gì sẽ xẩy ra.
Rồi chỉ vài hôm sau, là cuộc chính biến 1-11-1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã bị bọn tướng lãnh đảo chánh và thảm sát.
Phải chăng Tổng Thống đã có linh tính biết, thấy những việc chẳng lành sắp xẩy đến cho mình và cho Đất Nước!
Kẻ viết bài này đã có mặt tại Dinh Gia-Long hôm đó và đã mắt thấy, tai nghe những lời tuyên bố nói trên.
Nhưng sau đó, câu nói của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị dư luận và báo chí tường thuật sai lạc:
“Nếu tôi phục vụ cho quốc dân, xin đồng bào hãy giúp tôi. Nếu tôi bị ám sát xin hãy trả thù cho tôi!”
Như vậy là hoàn toàn sai!
Một người như Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, với đức độ hiếu sinh, nhân từ và bác ái, lại chủ trương thuyết Nhân Vị một cách thành tín, không bao giờ lại có thể đặt vấn đề “báo thù, báo oán”, không bao giờ lại hô hào người khác trả thù cho mình! Sở dĩ có sự sai sự thật này, có lẽ vì một số người dựa vào câu nói của một nhân vật Pháp na ná như thế, để gán cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
“Si j’avance, suivez moi. Si je recule, tuez moi. Si je meurrs, vengez moi!”
Nhưng ai cũng biết, nhất là những người đã có mặt tại Dinh Gia Long hôm đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không lấy một câu của kể khác để làm phương châm cho mình! [ ]
HƯƠNG BÌNH CAO VĂN CHIỂU
Antony. Pháp
Còn theo lời của Đại Úy Lê Châu Lộc, cựu sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống cho biết: Đôi khi Tổng Thống đi thăm mấy đơn vị quân đội, ngài thường nhắn nhủ: “… Nếu tôi chết anh em hãy nối chí tôi”. Như vậy “Nối chí tôi!” hay “theo gương tôi!” có thể hiểu như cùng một nghĩa.
Ngoài ra, tinh thần của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được thể hiện trong cuộc sống của ngài như chúng ta đã từng thấy. Nhất là trên cương vị một lãnh tụ ngài cương quyết không chấp nhận bốn yêu sách của chính quyền Hoa Kỳ qua Đại Sứ Henry Cabot Lodge bắn tiếng thăm dò như sau:
1.- T.Th. Ngô Đình Diệm nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ 99 năm
2.- T.Th. Ngô Đình Diệm chấp thuận cho Hoa Kỳ đưa 200.000 quân vào Nam Việt Nam
3.- T.Th. Ngô Đình Diệm đặt Bộ Quốc Phòng VNCH dưới quyền chỉ huy của Quân Đội Hoa Kỳ.
4.- T.Th. Ngô Đình Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài.
Sau khi những dòng chia sẻ khiêm tốn này được phổ biến, nhiều người thắc mắc:
Bằng cách nào chứng minh được bốn đề nghị trên ông Cabot Lodge nhận chỉ thị từ chính quyền John Kenedy Jr. là chính xác?
Xin thưa: Sau khi anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, bốn đề nghị trên đã thực sự diễn ra tại miền Nam Việt Nam chúng ta mà ai ai, và ngay cả thế giới đều thấy rất rõ. Đó là câu trả lời chính xác nhất.
Thế rồi vào những giờ phút rất nguy khốn cho tính mạng, Tổng Thống vẫn tỏ ra can đảm và bất khuất nói thẳng vào Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge (có ông Frederick Flot đứng cạnh) đề nghị Tổng Thống ra đi. Tổng Thống vẫn lớn tiếng với ông Cabot Lodge rằng: “Ông Đại Sứ có biết ngài đang nói chuyện với ai không? Tôi xin ngài biết cho rằng, ngài đang nói chuyện với Tổng Thống của một nước độc lập có chủ quyền. Tôi không bỏ dân tộc tôi. Tôi chỉ rời nước tôi, nếu đó là ý muốn của toàn dân tôi. Tôi sẽ không ra đi theo lời yêu cầu của ông Đại Sứ và của các tướng làm loạn. Chính phủ Hoa Kỳ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thế giới về vấn nạn khốn nạn này.” (Ông Cao Xuân Vỹ và vài sĩ quan tùy viên đứng gần đó nghe rất rõ).
“Tôi (Frederick Flot) đáng lẽ sẽ đón Tổng Thống bằng chiếc Limousine có treo cờ Mỹ đưa Tổng Thống ra phi trường, từ đó ông ta sẽ lên máy bay của Đ.S. Cabot Lodge đi Phi Luật Tân”.
Khi tới bước đường cùng, cái chết gần kề, linh mục Jean quản nhiệm nhà thờ Cha Tam đề nghị Tổng Thống lẩn tránh, Tổng Thống đã khẳng khái như một chiến sĩ can đảm từ chối: “Xin cảm ơn cha. Tôi không có tội gì với dân tộc và quốc gia tôi. Tôi thấy không có lý do gì phải lẩn tránh” (LTNĐGMTT, tr. 664)
Sau khi trả lời cha Jean như trên, Tổng Thống liền bảo Đại Úy Đỗ Thọ gọi điện thoại báo cho các tướng đảo chính đem xe đến đón ngài vể Bộ Tổng Tham Mưu gặp họ, chứ ngài không đầu hàng như nhiều người suy diễn.
Kính thưa toàn thể quý vị.
Trong văn chương Âu - Mỹ đã khuyên nhủ: “Ly sữa đã đổ xuống thảm, làm sao lấy lại được.”
Vì thế, chúng ta đến đây không phải để than khóc, để thương tiếc Tổng Thống; chúng ta cũng không đến đây để oán thù những kẻ đã gây ra ngày Quốc Nạn 1-11-1963. Thay vào đó chúng ta cùng nhau “nối chí, noi gương” Tổng Thống Ngô Đình Diệm là cùng nhìn về tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta bên kia biển Thái Bình, mà bọn Việt Cộng đã từng bị bọn Tầu Cộng tẩy não cả rồi và còn áp chế nữa. Họ không còn mang dòng máu Việt Nam như chúng ta nữa. Họ đang quay về với nguồn gốc của họ là Tầu Cộng. Còn bọn Tầu Cộng đang gậm nhấm tổ quốc Việt Nam chúng ta bằng kế hoạch “ru ngủ, âm thầm, lặng lẽ, từ từ như tằm ăn dâu. Khéo dệt như lụa Hàng Châu. Êm ả như nhung Thấm Quyến… theo thể thức “diễn tiến hòa bình”, khiến người dân nước Việt và dư luận quốc tế nhận thấy, Trung Hoa không “đô hộ” Việt Nam, nhưng chính người Việt Nam tự đồng hóa, trở về cội với nguồn là dân tộc Trung Hoa. Để rồi, từng bước, từng bước thầm… đến năm 2060 tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một quận của Trung Hoa với danh xưng “Âu Lạc.”
Vậy, nhân mùa Tưởng Niệm lần thứ 50 cố Tống Thống Ngô Đình Diệm, cũng là Tưởng Niệm các chiến sĩ Quốc Gia chân chính đã bỏ mình vì tổ quốc Việt Nam, chúng ta những người Việt quốc gia nóí chung và những người ngưỡng mộ Tình Thần cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói riêng, dù ở bất cứ nơi nào, xin hãy vì tiền đồ tổ quốc, bớt đi những ý kiến, những quan điểm riêng tư, phe nhóm… Thay vào đó, xin hãy cùng nắm tay nhau để “còn nước còn tát” cứu lấy quê hương chúng ta bằng cách nào đó, hầu tránh được cảnh phải khóc than ai oán như nhạc sĩ Việt Khang đang ngậm ngùi trong lao tù Cộng Sản: “Việt Nam tôi đâu? Việt Nam còn hay đã mất?”, và, để hương linh Đức Quốc Tổ Hùng Vương, hương linh các anh hùng giữ nước qua các triều đại, các thời đại, hương linh các anh hùng vô danh cùng hương linh toàn thể chiến sĩ quốc gia… được mỉm cười nơi chin suối, nhất là đề thế hệ con cháu chúng ta tránh khỏi cảnh tủi nhục dưới ách Bắc thuộc lần thứ NĂM.
Xin kính chào toàn thể quý vị.
Ghi nhớ ngày Quốc Tang thứ 50 của dân tộc Việt Nam (2-11-2013.)
Lê Thanh Hùng
Xin xem thêm phần Video
T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 1 (Cuốn DVD đầu tiên về TT Ngô Đình Diệm) https://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E&index=68&list=FLeLiSaF20qtLcXwNIMU9kvg
T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 2 - (Cuốn DVD đầu tiên về TT Ngô Đình Diệm) https://www.youtube.com/watch?v=0IzazKMcuG0&index=67&list=FLeLiSaF20qtLcXwNIMU9kvg
http://ngodinhdiem.net/01111963/MinhXac1CauNoiLichSu.html
0 comments:
Post a Comment