Thời xưa ấy là thời Cải Cách Ruộng Đất. Và băng đảng cộng sản xấu ngày nay lại mở gian hàng khoe khoang thành tích của băng đảng cộng sản tốt ngày xưa trong cái gọi là Triển lãm Trưng bày tư liệu, hình ảnh Cải cách ruộng đất 1946-1957.
Vào sáng ngày 8 tháng 9, 2014 vong hồn của gần 200000 người dân Việt Nam
lại bị lôi dậy đấu tố một lần nữa tại Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng
Quốc Hội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương
Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo
tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình...
Khắp nơi, ở những nơi chốn có tượng đầu thạch cao màu xương cốt của Hồ
Chí Minh và lá cờ máu từ Phúc Kiến, 200000 người dân Việt Nam lại bị lôi
lên từ mộ lạnh để băng đảng họ Hồ lăng trì một lần nữa.
200000 người Việt Nam bị tử hình bằng búa, cuốc, xẻng, mã tấu lại được đem ra đấu tố với "hình
ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với
đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối
diện với những áo dài, áo the bằng lụa".
200000 oan hồn Việt Nam bị sỉ nhục một lần nữa bởi hình ảnh "những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ."
200000 con người bị tàn sát không phải chỉ với mạng sống của họ mà danh
dự, sĩ diện đã bị thủ tiêu theo, cộng thêm cuộc đời bị ruồng bỏ, đi bên
lề xã hội của con cháu họ đã được đem ra trưng bày để những người cộng
sản xấu ngày hôm nay ca tụng những đồng chí cộng sản tốt ngày xa xưa: "Bên
cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của
nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu
của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách."
200000 linh hồn vất vưởng ngày ấy được dùng để ca ngợi cho thành tích long trời lở đất của băng đảng sát nhân: "Hơn
810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa
công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động".
*
Dân Làm Báo đành phải... đồng hành cùng thời cuộc, đành phải mở lại
"gian hàng" triển lãm tội ác của những người "cộng sản tốt" ngày xưa và
trân trọng kính mời những người cộng sản đã chết ngày hôm nay
nhưng vẫn còn mải mê sống hết với một thời lý tưởng cao đẹp ấy, mải mê
sùng kính "cha già dân tộc" có bút hiệu C.B. ghé vào thưởng lãm để xem "địa chủ ác ghê" của "bác" như thế nào.
Ghi chú: Phòng triển lãm dưới đây được mở cửa không với mục
tiêu dành cho những con người Việt Nam bình thường có lương tri. Họ đã
đọc, đã thấy, đã nhìn, đã đau, đã khóc, đã lên tiếng phẫn nộ trước với
"niềm đau cải cách", cho những oan hồn của đồng bào họ bao nhiêu năm nay
rồi.
*
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Nỗi đau Cải Cách
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Nỗi đau Cải Cách
Đặng Chí Hùng (Danlambao)
- Tôi xin được trình bày ở bài viết này sự thật về cái gọi là “Cải cách
ruộng đất” man rợ ở Miền Bắc. Nó không mới lạ với đa số bạn đọc. Nhưng
lâu nay, người cộng sản hoặc bênh vực cho cộng sản đổ tội cho ông Trường
Chinh, Lê Văn Lương... Điều này không sai nhưng chưa đủ. Vai trò và
trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong chiến dịch dẫn đến cái chết của
gần 200,000 người dân vô tội cần được vạch rõ...
*
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 6) - Dù đau đớn nhưng vẫn là sự thật!
Đặng Chí Hùng (Danlambao)
- Không có gì buồn hơn khi phải khơi lại ký ức buồn. Đó là tâm trạng
chung của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, lịch sử là sự thật, cần phải tôn
trọng nó. Và chúng ta phải chấp nhận cho trái tim rỉ máu khi viết về nó.
Tôi muốn những nỗi đau này được khơi lại sự thật nhằm mục đích không
còn những nỗi đau tương tự trong tương lai, là nén hương lòng cho những
oan hồn trong CCRĐ. Chấp nhận điều này chính là muốn “Đau một lần rồi
thôi”. Chúng ta hãy biến nỗi đau này thành sức mạnh để đứng lên lật đổ
kẻ thủ ác, như vậy nỗi đau này chỉ có một lần...!
*
Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)
- Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam, có tiếng về tài đóng
kịch và những xảo thuật lừa đảo. Nhiều học giả Tây phương viết về chuyện
đó từ hơn 40 năm nay. Jean Lacouture mô tả Hồ là một người tự đạo diễn
và đóng kịch. Mieczyslaw Maneli coi chuyện Hồ khóc lóc là một thủ thuật
rẻ tiền. Màn trình diễn điển hình là cách Hồ hành xử trong chương trình
cải cách ruộng đất vào những năm 1950. Hồ kết tội bà Năm Cát Hanh Long
tội giết người trong một bài báo viết dưới bút hiệu, nhưng sau đó đóng
kịch như thể ông ta không biết gì về bà khi được biết là bà bị xử tử
chết. Năm 1956, Hồ công khai thừa nhận sai lầm trong cuộc cải cách điền
địa. William Duiker tin rằng sự nhìn nhận này được thúc đẩy bởi chỉ thị
về thực hành tự phê bình của Khrushchev trong bài diễn văn tố cáo
Stalin. Trong lúc đọc diễn văn, Hồ có dịp trổ tài đóng kịch bằng cách
tuôn nước mắt cá sấu.
*
Món nợ 62 năm
Bùi Tín -
Ông Hồ Chí Minh được bộ máy tuyên truyền đảng CS ca tụng là nhà chính
trị tài ba nhất, nhà ngoại giao xuất chúng nhất, nhà thơ sâu sắc nhất,
cũng là nhà báo kiệt xuất nhất trong lịch sử nước ta, mặt hoạt động nào
cũng là số một, không có số hai, là mẫu mực. Nhưng với thời gian mọi sự
chỉ là thêu dệt. Trong bài báo, C.B. kể tội khơi khơi là bà Năm "giết
ngót 260 người", nhưng không một dẫn chứng, một tên tuổi, một hình hài,
một chứng minh. Một bài báo bất minh.
Hơn nửa thế kỷ nay, nói đến số người chết và lâm nạn do liên quan trong
Cải cách ruộng đất, bộ máy tuyên truyền của đảng CS leo lẻo rằng ngay
sau đó đã sửa sai nghiêm chỉnh, phục hồi danh dự, đền bù cho những nạn
nhân, nợ đã trả xong. Lại là lời nói dối khổng lồ sau những tội ác khủng
khiếp nhân danh đảng CS...
*
Chuyện ngày Cải Cách Ruộng Đất
P. Vũ (Bạn đọc Danlambao)
- Tôi gửi cho DLB câu chuyện có thật 100%. Đây là câu chuyện trong cải
cách ruộng đất ở quê tôi. Nay tôi đã già rồi, nếu không viết lại được
thì e rằng câu chuyện này tôi sẽ mang về cõi âm mãi mãi. Chuyện là thế
này:
Đầu năm 1955 đội cải cách về quê tôi, lúc đó tôi hơn 10 tuổi và cũng đủ
trí khôn để nhận biết và ghi nhớ mọi chuyện. Không khí trong làng thay
đổi hẳn, chỗ hân hoan bàn tán, chỗ thầm thì xem như có việc cơ mật. Một
khi đội cải cách về là phải có địa chủ, phải có đấu tố.
*
Nhìn lại quá khứ, ngước về tương lai
Hành Khất (danlambao)
- Công cuộc Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) của csvn trong giai đoạn 1949
-1956 là một kinh nghiệm quý giá cho những ai chưa hiểu chế độ cộng sản.
Dù vấn đề nầy đã quá xa xưa, nhưng dường như đa số thường dân Việt Nam
(VN) không có nhận thức về những gì đã xảy ra trong quá khứ, vì csvn cố
tình che giấu và xảo ngôn qua cách mà họ gọi là chính trị. Đây là một
vấn đề về an sinh, luân lý, và đạo đức xã hội, mà chúng là nền tảng
trong suốt lịch sử dựng nước của dân tộc VN, nhưng csvn đem cái chính
trị ngoại lai của Tàu cộng, Nga cộng trộn lẫn trong đó và phá vỡ tất cả,
tạo nên một hậu quả trầm trọng không ít cho đến hôm nay. Ngước nhìn về
tương lai sẽ thấy gì, nếu chúng ta không dám nhìn lại quá khứ?
*
Cải cách ruộng đất
Bùi Lộc (bạn đọc Danlambao) -
Đầu tháng Ba, 2012 vừa qua, nhân chuyến về tham dự Lễ Giỗ đầy năm của
nhạc mẫu, tôi cùng anh chị em quyết trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của
họ. Hà tĩnh, cái nôi của cách mạng “Xô viết Nghệ tĩnh 1932” và đồng thời
cũng là cái nôi của “Cải cách Ruộng đất.”
*
Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21
Nguyễn Minh Cần (Danlambao)
- Quả lừa đầu tiên là cái khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà ĐCSVN đưa
ra ngay từ khi đảng mới ra đời, nghe rất bùi tai nông dân khi... ĐCS
chưa cướp được chính quyền. Hồi đó, ĐCS ra sức ve vãn, phủ dụ nông dân,
gọi nông dân là «hậu bị quân», là “một trong những chủ lực quân” của
“cách mạng” để họ “sướng cái bụng” đem tiền của, sức lực và thậm chí cả
thân mạng của mình hết lòng ủng hộ ĐCS với niềm tin vững chắc mà ngây
thơ là khi cách mạng thành công, ĐCS sẽ thực hiện “ước mơ ngàn đời” của
mình là “người cày có ruộng”! Nhưng thực tế lại quá phũ phàng cho bà con
nông dân nước ta!...
*
Sự vỗ ngực kể công vô lối
Phạm Đình Trọng (Danlambao) -
Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc
bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa
vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô
của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn
năm...
0 comments:
Post a Comment