Trong bài 1, Lão Móc đã trình bày 2 nhân vật cộng sản nói dối thượng thừa là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Bài viết này xin trình bày về nhà thơ Tố Hữu cho đủ “bộ tam sênh”!
Khi nhà thơ Tố Hữu qua đời, nhiều người làm văn học nghệ thuật đã lên tiếng về Tố Hữu. Từ bên Pháp, Đặng Tiến, qua đài BBC, đã thọc ống đu đủ xum xoe ca tụng chữ “thắm” trong câu “Tháng tám mùa Thu xanh thắm” của Tố Hữu – cứ như một… “đối tượng Đảng” không bằng.
Theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì, vì ông Đặng Tiến không hiểu tiếng Việt mới khen nhặng sị chữ “thắm” chứ ngôn ngữ Việt Nam chỉ có “xanh thẫm” chứ làm gì có “xanh thắm”. Còn chữ “mùa Thu xanh thắm” nếu đúng thì đó là tiếng nói nhân dân vẫn nói chứ có gì là nghệ thuật đâu. Cũng theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì Tố Hữu là “con chim đầu đàn của một nền văn thơ nô dịch, một nền văn chương viết trong cũi sắt.” Cũng theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì cuộc đời Tố Hữu có thể nói là “một chuỗi làm thơ, nhưng là một loại thơ rất ô nhục.” Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã dẫn chứng những bài vè rất “cao cường” của người dân đã đáp ứng lại với những vần thơ nô dịch của Tố Hữu. Thí dụ như khi Tố Hữu nhố nhăng ca tụng Liên Sô khi “Ga-ga-rỉn bay vào vũ tru” – nói theo cách nói của nhà thơ Bút Tre – có mang theo Phạm Tuân (thay vì trước đó đàn anh Liên Sô mang theo con chó Leika), bằng câu thơ “đôi dép lốp bước lên tàu vũ trụ” thì người dân miền Bắc đã đốp chát bằng mấy câu thơ:
“Phạm Tuân quê ở Thái Bình
Quê hương đói khổ dứt tình bỏ đi
Sao không xin gạo, xin mì
Bay lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân?”
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng cho biết trong đời làm thơ Tố Hữu rất mị dân như trong bài thơ “Bầm ơi,” Tố Hữu tỏ ra thương xót những phụ nữ già ở nông thôn đau khổ khi viết những câu thơ:
“Bầm ơi! Có rét không bầm?
Hiu hiu gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân bước dưới bùn, tay hái mạ non.”
Thì, người dân trả lời Tố Hữu bằng những câu thơ mỉa mai, cay độc như sau:
“Bầm ơi! Có rét mặc bầm
Volga con cỡi, gà hầm con sơi.
Con đi vui lắm, Bầm ơi
Xin Bầm cứ ở nhà ngồi nhá khoai!”
Và nhà thơ Tố Hữu cũng đã làm thơ ca tụng các Bác Lê, Bác Sít, Bác Mao, Bác Hồ.
Về “sự nghiệp ca tụng Bác Lê, Bác Sít và các Bác khác,” theo Lão Móc thì, nhà thơ Tố Hữu là một con người nghĩa nhân, chung thủy.
Xin quý độc giả đừng có vội mắng “Việt kiều” Lão Móc bắt chước Việt-kiều-yêu-nước Đặng Tiến xum xoe bợ đỡ cai thầu của “nền văn chương cũi sắt” là Tố Hữu để được “Việt kiều yêu nước” Nguyễn Bá Chung, người đã tự khoe là đã phải đóng tiền hối lộ để được đi du học trong lúc những người cùng lứa tuổi với ông phải đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ chế độ tự do ở miền Nam, là đã vận động với Trung tâm William Joiner để viết “căn cước đỏ” cho người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản ở giai đoạn 2 – như Việt-kiều-yêu-nước Đặng Tiến.
Lão Móc nói nhà thơ Tố Hữu là một con người nghĩa nhân, chung thủy là có lý do.
Như chúng ta đã biết, Tố Hữu ngoài mấy câu thơ lố bịch:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười”
khóc Sít-ta-lin chết vào năm 1953, còn có mấy câu thơ “nâng bi” Lénin rất nặng mùi nô bộc như:
“… Hôn dùm anh nền đá lát công trường
Nơi yêu dấu Lénin từng dạo bước.”
Ở các quốc gia thuộc Liên Sô cũ trước đây có rất nhiều công trình mang tên Lénin, và dĩ nhiên cũng có rất nhiều tượng của Người được dựng lên khắp chốn. Chuyện đó rất dễ hiểu bởi vì Người, theo các sách vở của nhà nước ta, là “cha đẻ của cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại”, là “người sáng lập ra Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên trên thế giới.”
Thành phố lớn thứ hai của Liên Sô mang tên Người. Ở Moscow có quảng trường mang tên Leninsky mà Tố Hữu đã từng đòi hôn… “nơi yêu dấu Lénin từng dạo bước.” Vô số những con đường mang tên Lénin, những cung văn hóa mang tên Lénin, những viện bảo tàng mang tên Lénin, những nhà máy mang tên Lénin, những cây cầu, những phi trường mang tên Lénin… Còn nếu nói về những bức tượng của Người thì nhan nhản khắp nơi, hang cùng, ngõ hẹp nào cũng có.
“… Nếu phải liệt kê đầy đủ các công trình mang tên Người trên toàn Liên Sô, có lẽ phải nhiều quyển sách mới đủ… Chứng tỏ người được toàn dân Liên Sô yêu mến và biết ơn sâu xa…” (Phan Định, Lê-nin và tuổi trẻ, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1981, trang 25, 26).
Vào thời điểm 1981, lúc quyển sách “Lê-nin và tuổi trẻ” của tác giả Phan Định được xuất bản, chỉ riêng một đoạn trên đây đã mang một phần rưỡi sự thật.
Sự thật là muốn liệt kê hết các công trình mang tên Lénin phải cần đến một quyển tự điển. Đúng, đó là một sự thật. Còn phân nửa sự thật kia là chuyện toàn dân Liên Sô yêu mến và biết ơn sâu xa. Điều này vào năm 1981 chưa được kiểm chứng rõ ràng, chuyện Người được toàn dân Liên Sô yêu mến và biết ơn tới mức nào chưa ai biết. Làm sao ta có thể biết người khác suy nghĩ điều gì trong đầu, nếu họ không nói ra điều ấy?
Thế nên ta chỉ tạm cho cái phần sau đoạn viết của tác giả Phan Định chứa được phân nửa sự thật. Nhưng hỡi ơi, nếu phân nửa cái hot dog vẫn là hot dog và người ta có thể xơi nó một cách ngon lành thì phân nửa sự thật lại không thể là sự thật.
Mười năm sau khi tác giả Phan Định bóp trán chế tạo ra lòng yêu mến và biết ơn sâu xa đối với Lénin thì “Tổ quốc Liên Sô” của ông Phan Định tan rã. Người dân của các nước thuộc Liên Sô cũ đã thể hiện lòng yêu mến và biết ơn sâu xa đối với Người bằng cách cho dẹp các bức tượng của Người, xóa tên Người trên hầu hết các nơi, kể cả “thành phố Léningrad rực rỡ tên vàng” cũng chung số phận.
Các ông nội của Tố Hữu bị dân chúng thế giới tỏ lòng “tôn kính”.
Chuyện xóa tên Người khắp Liên Sô rất tốn tiền. Chỉ riêng trên nước
Nga, số phí tổn này ước tính là 275 triệu dollars. Nhưng cho tới bây
giờ, người ta mới thấy rằng con số ấy chưa thấm vào đâu. Một cựu công
dân Liên Sô, từng được nhà nước Liên Sô phong là Đại kiện tướng Công
huân, vô địch thế giới về môn Cờ Vua là Gary Kasparov đã tặng 2 triệu
dollars để góp phần tống tang cái tên Lénin.*
Chuyện đoán mò, nói ẩu của ngài Phan Định xảy ra đã lâu, năm 1981. Chẳng biết bây giờ tác giả quyển sách “Lê-nin và tuổi trẻ” có còn dám đọc lại những gì mình đã viết hay không. Nhưng Lénin nếu bị hất hủi ngay trên quê hương của Người thì Người vẫn còn một điều an ủi.
-Nè ông Móc, người Việt Nam quả là những con người chung thủy.
-Dĩ nhiên rồi, thưa Bác Lê! Nói về đức tính chung thủy của người Việt Nam chúng tôi thì một quyển sách dày như quyển tự điển cũng không nói hết. Mà tại sao Bác Lê lại biết được là dân tộc chúng tôi chung thủy?
-Tôi đọc trên tờ Sàigòn Giải phóng số Xuân 1993, có một ông Tố Hữu nào đó làm thơ hứa tặng tôi một chậu quất. Thế trái quất nó ra làm sao vậy, ông Móc?
-Trái ấy bên xứ Nga của Bác không có đâu. Ở miền Bắc nước tôi gọi là trái quất, ở miền Nam gọi là trái tắc hoặc trái hạnh, nó giống như trái quýt nhưng nhỏ hơn.
-Thế trái quýt nó ra làm sao?
-Bác hỏi ấm ớ bỏ mẹ! Đâu, bài thơ ấy đâu?
-Đây, sao ông Tố Hữu nói láo quá, hứa tặng một chậu quất mà tôi đợi hoài không thấy.
*
“… Lênin ơi,
Hà Nội vang tiếng pháo mừng Xuân
Con cháu Bác Hồ
Chung thủy, nghĩa nhân.
Xin dâng Người
Bồn quất đỏ Nhật Tân…”
(Tố Hữu 1993)
*
Thế thì ông Lénin nhận xét sai bét. Rõ ràng là người Việt Nam rất nghĩa nhân và chung thủy, nhưng không phải giống như ông Tố Hữu nói. Ngay trên đất quê hương của bác Lê mà Bác còn bị đồng hương xem như một thứ của nợ cần xóa cho sạch thì ở Việt Nam ông Tố Hữu vẫn còn cất giọng “… Lênin ơi…”
Đấy là một sự nâng bi quá trễ tràng. Đồng ý là nhà thơ Tố Hữu có biệt tài làm thơ nâng bi. Nhưng phải chọn bi mà nâng chớ. Quả bi Lênin nó vừa cũ vừa xấu, tội gì mà hì hục nâng lên, nâng xuống.
*
-Thế ông bảo tôi phải nâng cái gì bây giờ. Ao ước ôm hôn má Bác Hồ, ôm hôn “chòm râu mát rượi hòa bình” thì bọn “Việt kiều không yêu nước” nó bảo “làm chó gì có hàm râu mát rượi hòa bình,” chúng nó lại hỗn hào bảo “râu của Bác Hồ là râu của con yêu râu xanh…” Mấy chục năm nay tôi làm hàng ngàn bài thơ như thế, có sao đâu?
-Ông đã từng làm tới Phó Thủ Tướng mà chả khôn tí nào. Bên Nga họ đã dẹp Bác Lê, ông lại còn nâng bi Bác, trễ quá rồi. Bi Bác Lê, Bác Sít, Bác Mao, Bác Hồ chả có bi nào ra hồn. Bi nào cũng vừa xấu, vừa hôi, mó vào làm gì. Ông đã về vườn đuổi gà, thời giờ rảnh cũng nhiều, đi theo tôi, tôi chỉ cho mấy cái bi vừa đep, vừa thơm, tha hồ mà nâng.
-Bi nào thế?
-Ông muốn bi sáu bó trở lên thì có Liz Taylor của Mỹ, B.B. của Pháp, Sophia Loren của Ý…, còn nếu muốn bi ba mươi mấy, bốn mươi thì có Chân Trân, Lý Nhược Đồng bên Hồng Kông, Củng Lợi, Chương Tử Di của Trung Hoa lục địa, còn nếu ông muốn trẻ nữa thì…
-Chà, thế cũng đủ rồi. Các bi ấy quả là thơm thật. Nhưng bây giờ tôi quay ra bỏ không nâng bi các Bác nữa thì như thế mất lập trường và thiếu thủy chung! Thế nên tôi quyết tâm nâng bi các Bác đến hơi thở cuối cùng!
*
“Thủy, có khi viết là Thỉ, trong tiếng Hán có nghĩa là ban đầu, trước hết. Chung có nghĩa là chấm dứt, cuối cùng. Thủy chung, hay thỉ chung, được giải thích là trước sao, sau vậy. Trước như thế nào thì sau giữ luôn như vậy cho đến cùng, không thay lòng đổi dạ.” (Tự điển Lê Ngọc Trụ – Lê Văn Đức).
Nếu thủy chung là trước sao, sau vậy thì “đồng chí” nhà thơ Tố Hữu, đệ nhất cai thầu của “nền văn nghệ cũi sắt” đúng là một con người chung thủy. Khi còn trẻ “đồng chí” làm thơ ca tụng Bác Lê, Bác Sít; tới tuổi trung niên, “đồng chí” vẫn làm thơ ca tụng Bác Sít, Bác Lê. Quá tuổi cổ lai hy cho tới lúc… hai năm mươi, “đồng chí” vẫn làm thơ ca tụng Bác Lê, Bác Sít. Thế thì “đồng chí” thủy chung quá đi chứ! Thế thì “đồng chí” hơn hẳn các Việt kiều yêu nước ở hải ngoại, những kẻ đã liều chết vượt biển tìm tự do, nay, lại muối mặt dùng “mồm Việt kiều” nói “lời Việt Cộng” tiếp tay với Việt Cộng kêu gọi hòa hợp, hòa giải, kêu gọi dẹp bỏ cờ vàng ba sọc đỏ, xoá bỏ hận thù xây dựng đất nước… để kiếm chút cơm thừa, canh cặn cuối đời!
*
… Brigite Bardot ơi,
Sàigon vang tiếng pháo mừng Xuân
Lão Móc lang bang,
Xin dâng Nàng
Một khúc thơ ngang…
Đó là bài thơ nâng bi mà Lão Móc sáng tác năm 1993, sau khi đọc bài thơ của nhà thơ lớn Tố Hữu. Năm 1963, tức ba chục năm trước đó, Lão Móc cũng đã từng làm nhiều bài thơ nâng bi B.B., Liz Taylor, Sophia Loren… mặc dù những bài thơ nâng bi bất hủ ấy đã bị tiện nội của Lão Móc phủ phàng đem đi cân ký-lô. Nhưng rõ ràng, Tố Hữu và Lão Móc đều là những người thủy chung đấy chứ?!
LÃO MÓC
0 comments:
Post a Comment