Năm 2014, khi báo chí lề đảng được phép nhắc đến trận hải chiến Hoàng
Sa năm 1974, dư luận trong nước có thêm thông tin về những người đã hy
sinh. Người dân đã đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong quá khứ và vì
sao Hoàng Sa bị mất sau công hàm Phạm Văn Đồng đã ký vào ngày
14.09.1958. Nhân dịp kỷ niệm 41 năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2015), Dân
Làm Báo xin gửi đến quý độc giả trong thôn cuộc phỏng vấn ngắn với Phó
Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - vị Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải của Hải quân QLVNCH
lúc cuộc hải chiến Hoàng Sa diễn ra. Vì quần đảo Hoàng Sa trực thuộc
Vùng 1 Duyên Hải nên Phó Đề đốc Thoại là người có trách nhiệm điều động
tổng quát. Ông cũng là người ra lệnh các chiến hạm Việt Nam khai hỏa.
DLB: Thưa Phó Đề đốc, có người cho rằng nếu các chiến hạm
HQVNCH không nổ súng trước thì có thể Trung Cộng sẽ không có cớ để chiếm
Hoàng Sa. Xin PĐĐ cho biết ý kiến về lập luận này?
Cựu Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: Trước khi chiến hạm của HQVN nổ súng
vào chiến hạm Trung Cộng, ngày 19 tháng 1 năm 1974, binh sĩ TC đã có
mặt và cắm cờ trên các đảo của VNCH vài ngày trước mặc dù chưa chạm súng
với binh sĩ VNCH trên đảo. Lập luận trên sai sự thật. Nhiều tài liệu
cho biết TC đã tập dượt tấn công các đảo của VNCH từ mấy tháng trước.
DLB: Theo nhận định của Phó Đề đốc thì tại sao Trung Cộng lại xâm chiến quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm đầu năm 1974?
CĐĐ HVKT: Thời điểm đó thuận tiện cho Trung Cộng vì từ 1973 Mỹ
không còn can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và miền Nam đang bận chống
trả các cuộc tấn công vi phạm Hiệp định Ba Lê 1973 của bộ đội Bắc Việt
trên lãnh thổ VNCH trong nội địa.
DLB: Xin Phó Đề Đốc cho biết phản ứng của Hoa Kỳ cũng như của
chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước hành động xâm lược lãnh hải
của chính quyền Trung Cộng?
CĐĐ HVKT: Trước hành động xâm lược của Trung Cộng, chính phủ Hà
Nội không có một lời tuyên bố gì, riêng Hoa Kỳ thì nói họ hy vọng Trung
Cộng và VNCH giải quyết bằng đường lối ngoại giao hơn là bằng vũ lực.
DLB: Trận Hải chiến Hoàng Sa là trận đánh của những chiến sĩ
VNCH để bảo vệ Tổ quốc nhưng báo chí Cộng sản đã hoàn toàn im lặng trước
sự kiện lịch sử này. Năm ngoái, sau 40 năm tròn, báo chí “lề đảng” đột
nhiên đăng tải nhiều bài viết về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và gọi
những người đã ngã xuống là những vị “anh hùng”. Ông nghĩ sao về “hiện
tượng” này thưa Phó Đề đốc?
CĐĐ HVKT: Câu hỏi nầy tôi nghĩ chánh phủ Hà Nội sẽ có câu trả lời chính xác hơn.
DLB: Theo Phó Đề đốc thì liệu rằng Việt Nam có khả năng lấy lại quần đảo Hoàng Sa và những gì đã mất về tay Trung Cộng không?
CĐĐ HVKT: Như tôi đã lời ở câu trên, chính phủ Hà Nội đang cầm quyền và cầm quân. Họ biết rõ hơn ai hết để trả lời câu hỏi nầy.
Dân Làm Báo xin cám ơn Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã dành thời gian chia
sẻ thông tin với bạn đọc. Quý mến chúc Phó Đề đốc và gia đình nhiều sức
khỏe và bình an.
* Cựu Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.
Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại lúc còn trẻ
Trung tá Hồ Văn Kỳ Thoại tại đảo Hoàng Sa năm 1967
2011 tại Hoa Kỳ
0 comments:
Post a Comment