Làm Thủ tướng liên tục 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một số
dấu ấn kinh tế chính trị trong thời gian Việt Nam mở cửa. Năm cuối nhiệm
kỳ cũng là năm bắt đầu cuộc chạy đua quyền lực. Sự xuất hiện trang mạng
Chân Dung Quyền Lực bắn phát súng lệnh khởi đầu cuộc đua. Nếu ở các
nước dân chủ, các cuộc vận động diễn ra công khai náo nhiệt không kém
phần vui vẻ thì ở Việt Nam lại âm thầm nhưng khốc liệt. Phía sau trang
mạng bí ẩn người ta thấy thấp thoáng bóng dáng đồng chí X. Nhưng trước
hết hãy điểm qua một số sự kiện có liên quan đến vai trò Thủ tướng của
ông Dũng.
Vinashin và Phạm Thanh Bình
Giấc mơ vươn ra biển lớn của tập đoàn công nghệ tàu thủy Vinashin đã
không thành còn mang theo núi nợ lên đến 4 tỉ USD. Phạm Thanh Bình cùng 8
đồng phạm tham nhũng lãnh án tổng cộng 124 năm. Nguyễn Tấn Dũng vẫn đảo
nợ để cứu Vinashin. Cho đến nay tập đoàn quốc doanh nầy vẫn liên tục
thua lỗ.
Bauxite Tây nguyên và món quà tặng Trung Quốc
Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 ngày 1/11/2007 chính thức triển khai
dự án bauxite sau thời gian dài nghiên cứu và tranh cãi. Có khoảng 2000
trí thức, nhà khoa học, cán bộ cộng sản cao cấp ký thỉnh nguyện thư yêu
cầu ngưng dự án vì rất nhiều lý do: không hiệu quả về kinh tế, ảnh hưởng
tệ hại môi trường và nguy hại đến quốc phòng v.v... nhưng tất cả bị bỏ
ngoài tai vì đó là “chủ trương lớn của Đảng”.
Báo Financial Times nói đây là món quà Nguyễn Tấn Dũng dâng tặng Trung
Quốc. Phải chăng “món quà” nầy đã được ký kết trong Hội nghị Thành đô
1990 nhằm trao đổi và Trung quốc sẽ bảo kê nếu Việt Nam xảy ra binh
biến? Dù có hay không, quà tặng luôn có “lại quả”. Lại quả chắc không
nhỏ mới đủ chia đều cho 20 vị Ủy viên Chính trị.
Vinalines và Dương Chí Dũng
Tháng 8/2005 Nguyễn Tấn Dũng ký bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Chủ tịch
HĐQT Vinalines, trong khi đã biết Dương Chí Dũng từng làm ăn thua lỗ ở
Vinawaco trước đó. Hậu quả vỡ nợ vì tham nhũng. Dương Chí Dũng lãnh án
tử hình tại tòa còn tướng công an Phạm Quí Ngọ lãnh án tử tại bệnh viện.
Vụ án tham nhũng sém chút nữa trở thành đại án nếu con ngựa quí không
bỗng dưng lăn đùng ra chết.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,44%. Sau khi ông Dũng nhận chức thủ
tướng, GDP giảm mạnh. Năm 2007 8,23%, 2008 6,31%, 2009 5,32%... Lạm phát
tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính
sách vĩ mô sai lầm dẫn đến đời sống của nhân dân khó khăn hơn. Việt Nam
khó thoát khỏi bẫy nghèo bền vững, nghĩa là cách biệt giữa giàu nghèo
càng tăng và trở thành căn bệnh kinh niên như một số quốc gia châu Mỹ La
tinh, người nghèo chiếm tỷ trọng tuyệt đối cao và không bao giờ có cơ
hội vươn lên được.
Tham vọng gia đình trị
Bằng quyền lực và ảnh hưởng của bố, những người con của Nguyễn Tấn Dũng
nhanh chóng thăng quan tiến chức mặc dầu có người còn rất trẻ.
- Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi. Ra trường năm 2006
cũng là năm NT Dũng nhậm chức thủ tướng. Con đường hoạn lộ mở ra nhanh
chóng: Hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc, rồi Thứ trưởng bộ Xây dựng, Ủy viên dự
khuyết TƯ, hiện nay làm Phó bí thư tỉnh Kiên Giang, chỉ trong vòng chưa
tới 6 năm.
- Nguyễn Thanh Phượng, 35 tuổi, đứng đầu tập đoàn
tài chánh vốn hàng trăm triệu đô la. Được cho là một trong những người
giàu nhất Việt Nam, có liên hệ mật thiết với Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu
Kiên, người hiện đang lãnh án 30 năm vì tội lừa đảo.
- Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định.
Đàn áp phong trào dân chủ
Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng cũng là lúc phong trào dân chủ bắt
đầu bị đàn áp mạnh sau thời gian nới lỏng để được vào WTO. Con số nhà
hoạt động bị bỏ tù liệt kê sau đây: 2006 3 người, 2007 6 người, 2008 5
người, 2009 10 người, 2010 22 người, 2011 33 người... Đến nay tổng số tù
nhân lương tâm khoảng 200 người, trong đó hơn phân nửa bị bỏ tù dưới 2
nhiệm kỳ của ông Dũng.
Nói và làm khác nhau trời vực
Nguyễn Tấn Dũng có một số phát biểu khá ấn tượng. Chúng ta có thể điểm
lại một số phát ngôn và so sánh hành động đi theo sau đó để thấy tính
chất xảo quyệt trong việc dùng lời nói đánh bóng tên tuổi còn làm thì
ngược lại.
Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Dũng tuyên bố chắc nịch: “Không chống được tham nhũng, tôi từ chức ngay!”. Sau các vụ bê bối Vinashin, Vinalines Quốc hội chất vấn đòi từ chức, Dũng trả lời tỉnh queo: “Đảng phân công tôi làm Thủ tướng, tôi phải chấp hành theo ý Đảng.”
Thấy dân chúng phẫn nộ biểu tình chống TQ, Dũng đề nghị làm luật biểu
tình. Đến bây giờ luật biểu tình bị xếp vó, Dũng lại phát biểu: “Muốn rút dự án luật biểu tình phải có đủ lý lẽ...”
Mới nghe thấy sướng thật, nhưng hãy nhìn vào cảnh đàn áp tàn bạo của
công an mới thấy sự thật. Nếu tôn trọng quyền biểu tình hợp pháp của
người dân, ông Dũng đã không đàn áp và không bắt bỏ tù hàng trăm người
chỉ vì họ yêu nước.
Việt Nam bị xếp hạng áp chót về tự do báo chí, thành tích nhân quyền. Khi Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn tuyên bố “nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược” thì ở Việt Nam vẫn diễn ra cảnh sách nhiễu bắt bớ, tù đày người yêu nước ngày càng khốc liệt và ngày càng tàn bạo.
Phát biểu gần đây về thông tin mạng: “không cấm được đâu các đồng chí”
không hề thể hiện tính chất phục thiện của một người đứng đầu chính
phủ. Nó chỉ thể hiện tính chất láu cá của một tay hoạt đầu chính trị:
Nói và làm phải hoàn toàn khác nhau. Nếu chẳng may giống nhau thì Nguyễn
Tấn Dũng không còn là cộng sản.
0 comments:
Post a Comment