Các
doạnh nghiệp buôn bán xe máy Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp sản
xuất khung sườn xe máy của Viêt Nam chết hàng loạt trong thời gian gần
đây, có thể nói tỉ lệ phá sản là 100% nếu như các doanh nghiệp này chỉ
buôn bán độc nhất xe máy Trung Quốc. Đã có nhiều gia đình phải rơi vào
tình trạng mất trắng tay không còn nhà để ở và cũng không còn mảnh đất
để cắm dùi bởi nhà cửa đã thế chấp cho ngân hàng, quá hạng, ngân hàng
đến tịch thu nhà để bán thanh lý. Từ chỗ một người ăn nên làm ra, doanh
nghiệp Việt Nam nhanh chóng trở thành kẻ trắng tay bởi bạn hàng Trung
Quốc.
Bà Trang, chủ một doanh nghiệp xe máy ở Quảng Nam vừa bị phá sản, chia sẻ: “Thì
mình bị lụt lội, trụt giá, rồi họ bảo là để họ giúp cho mình, mình đưa
trước mấy mươi phần trăm rồi lúc lấy giấy tờ thì trả hết. Còn xe hãng
thì họ có đảm bảo cho mình, như mình đưa tiền cược trước. Bên hãng họ
bảo đảm cho mình lúc trượt giá, mỗi tháng mình bán bao nhiêu chiếc thì
có chừng rồi. Còn xe Trung Quốc thì mua đứt bán đoạn, doanh nghiệp nào
mà kinh doanh xe máy Trung Quốc thì bán nhà hết luôn. Quảng Ngãi, Quy
Nhơn, Bình Định, Hà Nội.. đều vậy!”
Bên
hãng họ bảo đảm cho mình lúc trượt giá, mỗi tháng mình bán bao nhiêu
chiếc thì có chừng rồi. Còn xe Trung Quốc thì mua đứt bán đoạn, doanh
nghiệp nào mà kinh doanh xe máy Trung Quốc thì bán nhà hết luôn. Quảng
Ngãi, Quy Nhơn, Bình Định, Hà Nội.. đều vậy! Bà Trang noi.
Theo
bà Trang, hầu như không có doanh nghiệp nào dính đến xe máy Trung Quốc
mà không bị phá sản. Có hai nguyên nhân: Cơ chế nhà nước bất hợp lý và;
Tư duy buôn bán của người Việt đầy tính manh mún.
Để giải thich thêm, bà Trang nói rằng
trong những năm 2000, hàng loạt các doanh nghiệp xe máy Trung Quốc được
chính phủ Viêt Nam ưu tiên đầu tư sang Việt Nam để sản xuất, các hãng xe
như LonCin, LiFan…. được giảm thuế đặc biệt để có thể tung ra thị
trường Việt Nam những chiếc xe gắn máy có giá tiền bằng 10% giá của một
chiếc xe máy Nhật có tính năng tương đương. Đặc biệt, vấn đề bản quyền
mẫu sang chế không được cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm đúng mức nên
các nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam tha hồ ăn cắp mẫu mã để sản xuất.
Trong khi đó, những chiếc xe chính hãng của Nhật như HonDa, Yamaha,
Suzuki… Đều bị đánh thuế giá rất cao, có lúc lên đến 200%. Chính vì thế,
một chiếc xe Nhật muốn có lãi, doanh nghiệp buôn xe phải bán giá đôn
lên gấp 5 lần so với giá gốc. Và nếu so giá của nó với xe Trung Quốc, nó
phải đắt gấp mười lần, nằm ngoài khả năng mua sắm của người Việt Nam.
Xe Trung Quốc được ưu tiên đánh vào thị trường người lao động có thu
nhập trung bình tại Việt Nam. Trong thời điểm này, hầu như các doanh
nghiệp Trung Quốc đã đánh bại hoàn toàn các doanh nghiệp Nhật trên thị
trường xe máy Việt Nam bởi họ được ưu tiên quá nhiều.
Xe
chính hãng của Nhật như HonDa, Yamaha, Suzuki… Đều bị đánh thuế giá rất
cao, có lúc lên đến 200%. Chính vì thế, một chiếc xe Nhật muốn có lãi,
doanh nghiệp buôn xe phải bán giá đôn lên gấp 5 lần so với giá gốc. Và
nếu so giá của nó với xe Trung Quốc, nó phải đắt gấp mười lần
Song
song với việc này, các doanh nghiệp buôn bán ở Việt Nam bắt đầu một
cuộc chạy đua mở cửa hàng xe máy Trung Quốc, trong một thị trấn nhỏ có
thể có đến hàng chục cửa hàng xe máy nằm chen chúc với nhau, lớn có, nhỏ
có. Và để mở cửa hàng, người ta bất chấp mọi rủi ro, cầm thế sổ đỏ ngân
hàng để vay tiền mua xe về bán kiếm lãi. Vì các doanh nghiệp Trung Quốc
không bao giờ cho các cửa hàng nợ gối đầu mà chỉ bán trực tiếp cho
doanh nghiệp với giá vừa phải, sau đó doanh nghiệp tùy cơ mà định giá
trên thị trường.
Chính
vì thế, thị trường xe gắn máy Trung Quốc là thị trường loạn nhất, các
doanh nghiệp có nhiều vốn muốn loại bỏ đối thủ chỉ cần chấp nhận bán với
mức lãi thấp và hạ giá, phá giá, chỉ cần làm vậy liên tục vài tháng thì
cửa hàng xe đối phương sẽ sốt vó vì ế ẩm và tiền lãi ngân hàng, tiền
lãi vay nóng hối thúc bên lưng. Bà Trang cũng nằm trong tình trạng này.
Xe
Trung Quốc được ưu tiên đánh vào thị trường người lao động có thu nhập
trung bình tại Việt Nam. Trong thời điểm này, hầu như các doanh nghiệp
Trung Quốc đã đánh bại hoàn toàn các doanh nghiệp Nhật trên thị trường
xe máy Việt Nam bởi họ được ưu tiên quá nhiều
Cơ chế thay đổi không kịp với thị trường
Một chủ doanh nghiệp khác tên Chuẩn, ở Quảng Ngãi, chia sẻ: “Trong
quá trình dài vậy thì xe không bán được, nhà máy họ lại sản xuất xe
khác, vậy nên doanh nghiệp bị tồn xe cũ, kéo dài đến phá sản, cộng thêm
trượt giá ví dụ như khi mua đầu vào là 8 triệu nhưng sau đó chỉ còn 5
triệu nhưng mẫu mã thì lỗi thời rồi. Đó, đa số là xe Trung Quốc còn xe
hãng như Honda chẳng hạn, khi cổ phần vô để được ủy quyền thì họ tồn tại
được, đó là những người có vốn cao.”
Theo
ông Chuẩn, cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp Trung Quốc của nhà nước Việt
Nam đã không đuổi kịp qui luật thị trường. Uy tín, chất lượng của xe
gắn máy do các hãng của Nhật sản xuất đã đánh bại xe gắn máy Trung Quốc
sau khi các hãng này chấp nhận thua lỗ trong giai đoạn đầu. Và hiện tại,
hầu hết các hãng xe máy của Nhật chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam,
đặc biệt là hãng Honda chiếm vị trí hàng đầu. Trong khi đó, hàng loạt
xe máy Trung Quốc chưa bán được ngoài thị trường trở thành nỗi ngậm ngùi
ân hận của chủ doanh nghiệp.
Tình
trạng ông Chuẩn là một điển hình, ông chỉ biết nhìn hàng trăm chiếc xe
máy Trung Quốc bám bụi và hỏng hóc dần nơi cửa hàng, và cửa hàng bị đóng
cửa biến thành kho chứa xe, trong khi đó gia đình ông phải vào kho chứa
xe để ngủ vì căn nhà của ông đã bị ngân hàng đến tịch thu bán thanh lý.
Đó là chưa kể đến hàng trăm triệu đồng vay nóng mà mỗi tháng ông phải
kiếm cho được một chục triệu để trả tiền lãi cho chủ vay.
Cơ
chế ưu tiên cho doanh nghiệp Trung Quốc của nhà nước Việt Nam đã không
đuổi kịp qui luật thị trường. Uy tín, chất lượng của xe gắn máy do các
hãng của Nhật sản xuất đã đánh bại xe gắn máy Trung Quốc sau khi các
hãng này chấp nhận thua lỗ trong giai đoạn đầu
Cũng
theo ông Chuẩn, đa phần các nhà buôn xe máy Trung Quốc bị phá sản giống
như ông đều là những người không có kinh nghiệm trên thương trường và
thiếu tầm nhìn. Ngay cả chính bản thân ông, nếu nhìn ra giá trị thật
giữa hàng hóa Trung Quốc với hàng hóa các nước tiến bộ thì ông đã không
chọn cuộc chơi kinh doanh giống như canh bạc như vậy. Nhưng đa phần các
doanh nghiệp giống như ông đều là người non kinh nghiệm nhưng ham làm
giàu. Trong khi đó, một phần nguyên nhân không nhỏ khác là do những cò
con người Việt Nam làm cho Trung Quốc, đội ngũ cò con này chuyên đi rủ
rê bất cứ người nào mở cửa hàng xe và đưa ra những dự tính lợi nhuận hết
sức hấp dẫn.
Mỗi
khi có cá cắn câu, nông dân hoặc người nào đó chấp nhận thế chấp tài
sản vay tiền để mua xe Trung Quốc về mở cửa hàng, điều đó cũng đồng
nghĩa các cò con này được hưởng phần trăm lợi nhuận trên mỗi chiếc xe.
Chính vì mối lợi nhuận này mà các cò con Việt Nam đã tận tâm tận lực làm
việc cho Trung Quốc để nhân rộng thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt
Nam.
Trong
bài toán kinh doanh xe máy Trung Quốc, kẻ được lợi nhiều nhất là doanh
nghiệp sản xuất xe máy người Trung Quốc, sau đó đến các cò con người
Việt Nam phục vụ cho Trung Quốc và các ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó,
người ôm trọn thất bại và đau khổ chính là các doanh nghiệp nhẹ dạ của
Việt Nam và người tiêu thụ Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
0 comments:
Post a Comment