BBT: Đã lòa con mắt nhìn gà hóa
cuốc thì phải tự nhận mình là đui đã nhìn lầm. Có thành thật như thế
thì sẽ được đem vào bệnh viện chữa trị để sáng mắt ra. Đằng này cứ mãi
tự hào là “Ta đây sáng mắt và không hề lầm lẫn” thì đó là cơn bệnh bất
trị, chết ôm xuống mồ làm một thằng mãi mãi đui ô danh cho vạn kiếp sau.
Một cuộc “đồng hành” thảm bại!
Lữ Giang
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Chủ
tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Nhà Nước (1984 – 2014) đã viên
tịch hôm 28.3.2014 tại chùa Vạn Đức, Thủ Đức, Sài Gòn, hưởng thọ 98
tuổi, hạ lạp 69 năm.
Báo chí trong nước viết nhiều về ông, nhưng các
cơ quan truyền thông hải ngoại ít biết đến ông. Có người còn hỏi: Thích
Trí Tịnh là ông nào?
Thích Trí Tịnh là một trong bốn nhân vật lãnh
đạo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã đưa giáo hội này sáp nhập vào Giáo
Hội Phật Giáo Nhà Nước năm 1981 và đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ
Quốc. Lúc đó Thích Trí Tịnh đang là Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của
Giáo Hội Ấn Quang.
Ba tăng sĩ khác là Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống; Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Thích Minh Châu, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo. Cả ba vị này đã qua đời.
Tại sao bốn vị lãnh đạo này lại đem Giáo Hội Ấn Quang sáp nhập vào Giáo Hội Nhà Nước? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao trong chiến tranh Việt Nam, Phật Giáo lúc nào cũng dính liền với Đảng CSVN và cho đến nay, nhóm Giao Điểm Phật Giáo ở hải ngoại vẫn coi việc làm công cụ cho Đảng CSVN như là“đồng hành với dân tộc”!
CỘNG SẢN TƯƠNG KẾ TỰU KẾ
Dựa theo phong trào chấn hưng Phật Giáo do Pháp phát động để ru ngủ phong trào chống Pháp, năm 1932, Bác Sĩ Lê Đình Thám đã đứng ra thành lập Hội An Nam Phật Học ở Huế, và năm 1934 ông cùng với Thích Mật Thể lập Trường An Nam Phật Học ở chùa Trúc Lâm và rước Hòa Thượng Thích Trí Độ từ Bình Định ra làm Giám Đốc.
Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, Thích Trí Độ trở thành Hội Trưởng Hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung Ương của Việt Minh,
còn Lê Đình Thám quay về Quảng Nam làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng
Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V. Lúc đó người ta mới tóa hỏa ra
Thích Trí Độ và Bác sĩ Lê Đình Thám là hai đảng viên cao cấp của Đảng
CSVN!
Dĩ nhiên, các tăng sĩ, cư sĩ và Phật tử được họ
đào tạo từ 1934 đến 1945 hay các đệ tử của họ đều đi theo Việt Minh,
chẳng hạn như Thích Mật Thể, Thích Trí Quang, Thích Trí Nghiễm tức Thích
Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Pháp Dõng, Thích Pháp Tràng, Thích
Pháp Long, Thích Huệ Quang, Thích Trí Truyền, Thích Trí Thủ, Thích Trí
Tịnh, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, v.v. Phật Giáo dính liền với Đảng CSVN
qua đường dây này.
[Xem thêm trong Phật Giáo Việt Nam Sử Luận (tập III) của Nguyễn Lang tức Thích Nhất Hạnh]
PHẬT GIÁO VÀ CỘNG SẢN LÀ MỘT?
Năm 1946, khi đang làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành
Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V, Bác sĩ Lê Đình Thám đã
tập họp các thanh niên Phật tử vào Đoàn Phật Học Đức Dục ở Bồng Sơn,
Bình Định, để giảng dạy về “Phật Giáo và nền dân chủ mới” ,
coi con đường của chủ nghĩa cộng sản và con đường của Phật Giáo là một,
với mục tiêu thúc đẩy các thanh niên Phật tử gia nhập Đảng Cộng Sản và
tham gia kháng chiến.
Tập “Đạo Phật và Nền Dân Chủ Mới” do
Nguyễn Hữu Quán biên soạn được coi là tài liệu học tập. Tư tưởng đó đã
ăn sâu vào tâm trí của một số tăng sĩ và Phật tử trong suốt cuộc chiến
và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Sau đây là một vài thí dụ cụ thể:
Ngày 3.6.1966, Đại Đức Thích Nhất Hạnh
đang ở Pháp thì được một nhóm phản chiến của Mỹ mời qua thăm Hoa Kỳ.
Nhân dịp này, ông đã công bố chủ trương 5 điểm của Giáo Hội Phật Giáo Ấn
Quang như sau:
- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.
- Quân đội Mỹ rút lui.
- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.
- Ngưng các cuộc hành quân tại miền Nam Việt Nam.
- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện.
Năm điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Năm 1967, Đại Đức Thích Nhất Hạnh cho xuất bản cuốn “Việt Nam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddhist Proposal for Peace” (Việt Nam, Hoa Sen trong Biển Lửa, một Đề Nghị Hòa Bình của Phật Giáo) để lên án Hoa Kỳ, VNCH và yểm trợ MTGPMN.
Tháng 10 năm 1970, Thượng Tọa Thích Thiện Minh
cầm đầu một Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam qua Nhật Bổn dự Hội Nghị Thế
Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Kyoto từ 16 đến 22.10.1970. Phái
đoàn này gồm có Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thượng Tọa Thích Huyền
Quang, Thượng Tọa Thích Minh Tâm, Đại Đức Thích Nhất Hạnh (phát ngôn viên) và hai cư sĩ Ngô Văn Giáo và Vĩnh Bữu. Tại
hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một đề nghị 6 điểm của Phật Giáo Việt Nam
giống hệt bản tuyên bố của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Phái đoàn Đan
Mạch đã hỏi tại sao Phật Giáo Việt Nam chỉ đòi quân đội Mỹ rút mà không
đòi tất cả các quân đội ngoại nhập phải rút, trong đó có cả quân đội
Cộng Sản miền Bắc, Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam không trả lời được.
Trong cuộc meeting “mừng giải phóng” ngày 15.5.1975, Hòa Thượng Mãn Giác đã đọc một bài diễn văn rất thống thiết, trong đó có những đoạn như sau:
“Trong những năm dài sống dưới ách nô lệ thực dân mới, Phật Giáo chỉ nuôi một ước vọng sâu kín: độc lập và thống nhất...
“Ngày nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ Tịch “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ tiên nói lên...”
“Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ..."
“Ngày nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ Tịch “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ tiên nói lên...”
“Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ..."
Sau đó, chính Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng
Viện Hoá Đạo Ấn Quang, Hoà Thượng Trí Tịnh, Viện Phó và Thượng Toạ Minh
Châu, nguyên Tổng Thư Ký, đem Giáo Hội Ấn Quang sáp nhập thành Giáo Hội
Phật Giáo Nhà Nước. Trong lễ ra mắt Giáo Hội này hôm 7.11.1981 tại Hà
Nội, Thượng Tọa Trí Thủ đã nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của Giáo
Hội đọc một bức thư gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong
đó có đoạn như sau:
“Suốt ba mươi năm chống Pháp, chống
Mỹ,nhiều chùa là cơ sở của cách mạng, nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ
Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác Hồ dạy: “Không gì
quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng
tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của người tu
hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch và
Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”
Mới đây, nhật báo Nhân Dân điện tử của Đảng CSVN số ra ngày 29.3.2013 đã đăng bài “Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc” của Trần Chung Ngọc, một trong các lãnh tụ của nhóm Giao Điểm, đã nhắc lại những thành tích mà Phật giáo đã góp phần với Đảng CSVN trong chiến tranh như “nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, Giã từ thiền viện lướt binh đao…” và coi đó là “đồng hành cùng dân tộc” !
CHUYỆN TRÍ THỦ VÀ TRÍ TỊNH
Trong hai ngày 12 và 13.2.1980, do sự lèo lái
của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc, đại diện một số tổ chức
Phật Giáo Trung, Nam, Bắc đã họp tại Sài Gòn và thành lập Ban Vận động
Thống nhất PGVN. Ban này gồm có hai ban là Ban Chứng Minh và Ban Thường
trực Ban Vận động TNPGVN. Người ta thấy có bốn nhân vận lãnh đạo cao cấp
của Giáo Hội Ấn Quang trong hai ban này là Thích Đôn Hậu, Thích Trí
Thủ, Thích Trí Tịnh và Thích Minh Châu. Thích Trí Thủ làm Trưởng Ban,
Thích Trí Tịnh làm Phó còn Thích Minh Châu làm Chánh Thư Ký.
Một đại hội Phật Giáo đã được tô chức tại chùa
Quán Sứ, Hà Nội, từ 4 đến 7.11.1981 với sự tham dự của 165 đại biểu
thuộc 9 tổ chức Giáo hội và hệ phái Phật Giáo, trong đó có Giáo Hội Ấn
Quang. Đại hội đã thành lập hai hội đồng, Hội đồng Chứng minh và Hội
đồng Trị sự, mỗi hội đồng có 50 thành viên. Thượng Tọa Trí Thủ
làm Chủ Tịch Hội đồng Trị sự, Thượng Tọa Trí Tịnh làm Phó, còn Thích Đôn
Hậu làm Đệ Nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật Giáo trong Hội đồng Chứng
Minh.
Một câu hỏi được đặt ra: Thích Trí Thủ và Thích
Trí Tịnh có liên hệ với Việt Cộng như thế nào mà được Đảng CSVN tín
nhiệm và giao cho những nhiệm vụ quan trọng như vậy?
Khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, Thích Trí Thủ
thành lập hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung bộ và Thừa Thiên, và cho người
đi khắp các tỉnh thành lập hội Phật Giáo Cứu Quốc tại mỗi tỉnh để ủng hộ
Việt Minh. Thích Trí Thủ còn xuất bản nguyệt san Giải Thoát làm cơ quan
tuyên truyền cho Việt Minh. Sau đó, ông đắc cử Đại biểu Hội đồng nhân
dân Thừa Thiên và được chính quyền Cách Mạng mời đến Trung Bộ Phủ giao
quyền quản lý các chùa chiền ở Huế và Thừa Thiên. Ngoài ra, chúng tôi
không có tài liệu nào khác về cuộc đời hoạt động chính trị của ông.
Trường hợp của Thích Trí Tịnh
hoàn toàn bí mật. Ông sinh năm 1917 tại làng Mỹ Luông, tỉnh Sa Đéc. Năm
1937 ông thọ giới với Hòa Thượng Hồng Xứng ở chùa Vạn Linh trên núi Cấm.
Năm 1940 ông ra Huế học Trường An Nam Phật Học của Thích Trí Độ. Từ đó,
không thấy ông tham gia vào hoạt động chính trị nào. Cho đến năm 1976,
khi Giáo Hội Ấn Quang bắt đầu chống lại chính quyền, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lúc đó người ta mới biết ông là người của Đảng CSVN. Khi ông qua đời,
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng thưởng ông Huân chương
Hồ Chí Minh, Huân chương Độc Lập hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp đại
đoàn kết toàn dân và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
TÌM NỘT LỐI THOÁT?
Cuộc “đồng hành” của Phật giáo với Đảng Công Sản từ 1932 đến nay thường được biện minh bằng những lý do sau đây:
(1) Con đường của chủ nghĩa cộng sản và con đường của Phật Giáo là một.
(2) Mục tiêu đấu tranh của Cộng Sản và của Phật giáo là một: Vì Chủ Nghĩa Xã Hội!
(3) Đồng hành với Đảng Cộng Sản là đồng hành với dân tộc.
(2) Mục tiêu đấu tranh của Cộng Sản và của Phật giáo là một: Vì Chủ Nghĩa Xã Hội!
(3) Đồng hành với Đảng Cộng Sản là đồng hành với dân tộc.
Nhưng các nhà lãnh đạo Phật giáo đã bị đánh lừa!
Ngày nay chủ nghĩa cộng sản đã bị chính người
cộng sản hủy bỏ vì sự hoang tưởng của nó. Đảng CSVN chưa bao giờ coi
Phật giáo như là một tổ chức “đồng hành” với họ mà chỉ coi Phật giáo như một công cụ. Thích Trí Độ, Thích Minh Châu, Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh… không phải là người của Phật giáo mà là cán bộ cộng sản được cài vào các tổ chức Phật giáo để biến Phật giáo thành công cụ. Kết quả: “Cách mạng” thành công nhưng Phật giáo trắng tay!
Để che đậy những thất bại thê thảm này, một
phong trào đánh phá Thiên Chúa Giáo đã được phát động rất rầm rộ, tố cáo
Thiên Chúa Giáo là tay sai ngoại bang, còn Phật giáo làm tay sai cho Cộng Sản là “đồng hành với dân tộc"!
Đó chỉ là cách chạy tội. Như chúng tôi đã nói nhiều lần, lối thoát duy
nhất của Phật giáo là trở về với con đường giải thoát của Đức Phật.
Ngày 3.4.2014
Lữ Giang
0 comments:
Post a Comment