Đinh Nhật Uy ra khỏi trại giam sau khi được tòa sơ thẩm cho hưởng án treo vào ngày 29/10/2013
Phạm Lê Vương Các - Vào 7h30' sáng mai, ngày 16/04/2014 tại Tòa án tỉnh Long An sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử Đinh Nhật Uy về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Khoản 1 Điều 258 BLHS.
Một ngày trước phiên xử phúc thẩm, anh Đinh Nhật Uy đã cho blog Cùi Các biết về tâm trạng của mình:
Đón nhận cho phiên xử phúc thẩm vào ngày mai tôi thấy nó rất bình
thường, bình thường như đi dự một buổi họp nào đó thôi. Xét
về mặt pháp luật, tôi vẫn chưa có quyết định thi hành án và
tôi đang tại ngoại nên tôi ra tòa lần này với tư cách là một
công dân bình thường, và tôi đi với tâm thế của người không có tội.
Được biết Đinh Nhật Uy là người đầu tiên trên thế giới bị kết án vì hành
vi sử dụng facebook, với bản án 15 tháng tù treo vào ngày 29/10/2013,
trong một phiên tòa sơ thẩm không có người thân và bạn bè được vào bên
trong tòa án theo dõi phiên xử. Đánh giá về bản án sơ thẩm này anh cho
biết:
Họ cầm tù tôi hơn 4 tháng và xử tôi 15 tháng tù treo là không
có căn cứ. Tôi đã yêu cầu tòa xem xét theo hướng vô tội, và vụ án
phải được xem xét ở góc độ dân sự chứ không đủ yếu tố để cấu
thành tội hình sự. Nhưng tòa sơ thẩm vẫn giữ quan điểm và cho
rằng tôi có tội. Nên dĩ nhiên là tôi không hài lòng với việc
bịgiam gữ và phán quyết của tòa sơ thẩm vì nó quá bất công.
Tự biện hộ
Anh Uy còn cho biết thêm trong phiên tòa phúc thẩm vào sáng ngày mai, anh sẽ không có luật sư bào chữa, mà tự mình đứng ra tranh luận và đối đáp tại tòa.
Ở phiên tòa phúc thẩm ngày mai, tôi sẽ tranh luận rõ hơn về
quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu tài sản cá nhân, và quyền
con người phổ quát phải được hưởng ở bất kỳ nơi đâu trên thế
giới này. Điều này cũng đồng nghĩa rằng tôi sẽ nói về sự mơ
hồ trong trong các bằng chứng để ghép tội tôi. Ví dụ như họ
nói tôi dùng facebook để xâm hại lợi ích nhà nước, lợi ích
người khác nhưng họ không chứng minh là xâm hại về cái gì và
thiệt hại là bao nhiêu? Động cơ và mục đích của tôi là gì...?
Nói chung, các bằng chứng từ cáo trạng của Viện kiểm sát đưa ra là
thiếu căn cứ và thiếu tính thuyết phục. Chưa kể rằng, điều họ
đang làm đã xâm phạm vào quyền tự do chính kiến, bày tỏ quan
điểm của một người dân như tôi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo
vệ quan điểm của mình là vô tội và hy vọng tòa phúc thẩm sẽ biết
lắng nghe để tôi có một kết quả khả quan hơn phiên sơ thẩm.
Qua trường hợp Đinh Nhật Uy, sáng kiến của Mark Zuckerberg có làm nguy hiểm cho người ý thức được quyền của mình? |
Đinh Nhật Uy được biết đến là người sử dụng mạng xã hội Facebook để bày
tỏ quan điểm, cũng như sử dụng nó để vận động tự do cho em trai của mình
là Đinh Nguyên Kha đang chịu án tù về tội “tuyên truyền chống nhà
nước”. Đánh giá về mạng xã hội, Facebooker đầu tiên trên thế giới
đang bị cáo buộc có hành vi sử dụng Facebook để làm ra nhiều bài viết,
tin đăng có tính chất bịa đặt, nói xấu, sử dụng từ ngữ thô tục đối với
Nhà nước, tổ chức và cá nhân, nhận xét rằng :
Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công việc và
sinh hoạt của người dân Việt Nam mình. Blog và Facebook nói chung
đã đóng một vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông tin đến
cộng đồng. Và nói riêng về Facebook thì nó thu hút số đông và
tính gắng kết mọi người lại với nhau không phân biệt lãnh thổ địa lý,
nên mọi người có thể xem nó như là một phương tiện truyền thông
vì sức lan tỏa của nó là rất lớn. Vì thế, không chỉ tôi mà các
cá nhân khác, cũng như phong trào vận động tự do và dân quyền cho
Việt Nam hiện nay phần lớn cũng tận dụng tối đa vào mạng xã hội
Facebook.
"Không cần khoan hồng"
Khi được hỏi rằng, liệu anh có lo ngại rằng mức án của toà phúc thẩm khi
tuyên án có thể cao hơn mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên, chẳng hạn như
từ tù án treo thì bây giờ chuyển thành tù giam, anh Uy bày tỏ:
Luật tố tụng hình sự của Việt Nam có quy định về kháng
nghị của Viện Kiểm Sát. Dù cũng có khả năng kháng nghị của Viện
Kiểm Sát là có thể xảy ra, nhưng tôi cũng quyết chấp nhận bất
trắc để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Một người đấu
tranh đòi hỏi quyền lợi và công lý thì đều phải chấp nhận
những nguy cơ và rủi ro từ một nền tư pháp nghiên về cảm tính và lợi ích
hơn là về duy lý. Nhưng tôi vẫn có niềm tin, vì công lý là ánh sáng,
và tôi tin là nhiều người sẽ nhìn thấy được ánh sáng và sẽ ủng
hộ cho tôi. Và đó là lý do khi nhận bản án sơ thẩm là tôi nghĩ
ngay đến việc sẽ kháng cáo dù mọi việc có diễn ra như thế nào
đi nữa, vì bản án chứa đựng quá nhiều điều bất công và vô lý.
Qua sự trao đổi này, anh Đinh Nhật Uy cũng cho biết về lời nói cuối cùng của mình ở phiên tòa phúc phẩm này:
“Thưa hội đồng xét xử! Trước tiên cho tôi gửi lời cáo lỗi đến Quý vị
vì đã mất thời gian cả ngày hôm nay của Quý vi. Lẽ ra điều này sẽ không
xảy ra nếu những người đồng nghiệp của quý vị ở phiên tòa trước thể hiện
được sự độc lập và công tâm hơn. Dù là người chưa từng được học luật
hay trải qua một khóa đào tạo pháp luật nào, nhưng tôi vẫn tự đứng ra
biện hộ cho mình vào ngày hôm nay vì trong tôi nghĩ rằng mọi lẽ phải
luôn luôn đúng cho dù đặt nó trong một xã hội nào, hay trao nó vào cho
bất kỳ ai, dù đó là một anh nông dân hay một chị công nhân, hay là một
kỹ sư như tôi... Tất cả mọi người đều có quyền thực hành, thừa hưởng và
bổn phận duy trì cho Công lý. Công lý không những phải được thực thi để
bảo vệ cho cộng đồng xã hôi mà còn phải được sử dụng để bảo vệ những cá
nhân ở mỗi gia đình, trong đó có những người thân của mình. Và tôi đã
thực hành cho nền Công lý này bằng cách bảo vệ cho đứa em của tôi, đứa
con của gia đình tôi là Đinh Nguyên Kha vì nó là một người có trách
nhiệm và biết quan tâm tới đất nước này. Tôi đã duy trì lấy Công lý
không chỉ cho riêng mỗi em tôi, mà còn cho bất kỳ ai phải rơi vào trường
hợp tương tự như đứa em của tôi. Trên tinh thần đó, thật là đáng hổ hẹn
cho nền tư pháp này, khi tôi phải đứng trước đây vì những việc làm phù
hợp với đạo lý tự nhiên và đời sống xã hội. Và cũng sẽ là đáng xấu hổ
cho Quý vị nếu tôi không được bước ra khỏi đây với tâm thế của một con
người tự do. Cho nên, tôi không cần ai biện hộ giùm tôi trong lúc này và
ngay tại căn phòng này, cũng như không cần tới bất kỳ sự sự khoan hồng
hay tình thương cảm nào từ Quý vị. Mà tôi chỉ cần quý vị thực thi đúng
với bổn phận của Quý vị là nhân danh và bảo vệ cho Công lý. Hãy nhân
danh và bảo vệ cho Công lý! Không chỉ dành cho tôi lúc này, mà cho tất
cả chúng ta đang có mặt trong phòng xử án này, và cho cả sự thừa hưởng
đời đời cho thế hệ con cháu của tôi và Quý vị.”
Các nhà hoạt động biểu tình đòi trả tự do cho Đinh Nhật Uy và xóa bỏ điều luật 258 ở phiên tòa sơ thẩm tại Long An |
Qua đây anh Uy cũng cho hay, trong thời gian được tại ngoại tới phiên xử
phúc thẩm, các hoạt động và sinh hoạt của anh vẫn bình thường, dù
bên an ninh cũng hay theo dõi và thu thập thông tin của anh và gia
đình thường xuyên.
“Nhưng tôi không quan tâm đến vấn đề này, vì tôi không làm điều gì sai trái”, anh nói.
Xóa bỏ điều 258
Cũng trong vài tháng trở lại đây, Điều 258 BLHS đã được dùng để bỏ tù
các nhà bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết Đào và nhà báo Trương
Duy Nhất.
Hiện nay các nhà hoạt động đang tích vực vận động xóa bỏ điều luật 258
này, vì nó được cho là quy định quá mơ hồ, dẫn đến việc hành xử tùy tiện
của các cơ quan thẩm quyền.
Bình luận về điều 258, cô Nguyễn Thị Ánh Hiền là sinh viên năm cuối ở
trường Đại học Luật TP.HCM, trong một lần trả lời phỏng vấn blog Cùi Các
sau phiên xử sơ thẩm Đinh Nhật Uy kết thúc, cô cho biết quan điểm của
mình về điều luật này như sau:
"Luật hình sự là bộ luật thường được chia thành hai phần: các nguyên
tắc chung về trách nhiệm về hình sự và định nghĩa các tội danh cụ thể,
quy định rõ những hành vi nào xã hội coi là sai trái, hành vi nào sẽ bị
trừng phạt. Do đó, nội dung một điều luật phải đảm bảo yếu tố cụ thể rõ
ràng, để một công dân bình thường có thể nhìn vào đó điều chỉnh hành vi
tương ứng. Chức năng phòng ngừa tội phạm khi ấy mới được đảm bảo.
Thế nhưng, điều 258 được quy định trong bộ luật hình sự theo tôi nghĩ
là một trong những điều luật không đảm bảo yếu tố tính cụ thể, rõ ràng
trong kĩ thuật lập pháp. Như thế nào là lợi dụng? Như thế nào được xem
là xâm phạm lợi ích của nhà nước? Lợi ích của nhà nước ở đây là gì?
Không có nội dung nào định nghĩa cho nó. Ví dụ, là một công dân tôi ý
thức được rằng, bản thân mình có quyền tự do ngôn luận theo điều 19 của
Tuyên ngôn nhân quyền mà Việt Nam phải tôn trọng.
Nhưng khi xem xét điều 258, tôi lại thắc mắc rằng việc một công dân
chỉ trích chính phủ có được xem là “xâm phạm lợi ích của nhà nước” hay
không (chỉ trích, về mặt khái niệm, là chỉ ra cụ thể những sai trái,
khuyết điểm, những điểm cần đặc biệt chú ý v.v..), nếu chẳng may sự chỉ
trích của tôi khiến chính phủ không hài lòng? Trong khi tranh luận, chỉ
trích công khai về những vấn đề công, chính sách, hoạt động của chính
phủ là một việc rất cần thiết, qua đó chính phủ có thể tự điều chỉnh;
ngoài ra còn là một cách thức để bảo đảm các quyền như quyền tham gia,
giám sát hoạt động của nhà nước.
Do đó, nếu áp dụng một điều luật mơ hồ vào thực tế, về phía cơ quan
công quyền sẽ nảy sinh tình trạng tuỳ nghi áp dụng, về phía công dân họ
sẽ rất lo sợ, ngần ngại sử dụng cái quyền mà đáng lý ra luật pháp phải
đảm bảo cho họ. Khi ấy, pháp luật chỉ như là một công cụ đàn áp của
chính quyền không còn là cái để bảo đảm, bảo vệ quyền của công dân.
Người dân biết dựa vào cái gì để tin tưởng - trật tự xã hội được bảo
đảm?"
15/4/2014
0 comments:
Post a Comment