Monday, September 9, 2013

HỘI ĐOÀN: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỨC MẠNH

ScreenHunter_93 Sep. 08 23.27
Hầu như tại bất cứ thành phố nào khắp  Âu Châu, Bắc Mỹ và Úc Châu đều có một tổ chức của Người Việt tị nạn cộng sản là Hội Đoàn, với tên tổng quát là Hội Người Việt, tùy theo mục đích và chủ trương, có thêm một tỉnh từ đi kèm, ví dụ như Hội Người Việt tị nan cộng sản hoặc Hội Người Việt tự do…Có nơi thay thế chữ Hội bằng Cộng Đồng. Dù là tên có khác nhau, nhưng cũng đều có một mục tiêu chung, đó là tập hợp của những người Việt Nam không chấp nhận chế độ cộng sản, đang sống tại hải ngoại.
Những Hội Người Việt nầy, có nơi thành lập rất sớm, ngay sau khi việt cộng miền Bắc xâm chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Từ đó kéo dài đến những năm đầu của thập niên 80, nhiều Hội Đoàn tương tự đã ra đời.
Điểm đặc biệt là những Hội Người Việt đã ra đời trước khi có các tổ chức, đảng phái chính trị hải ngoại thành hình. Những thành viên của các tổ chức đó đều xuất thân từ các Hội Đoàn Người Việt. Điều nầy nói lên nguồn cội của các tổ chức chính trị tại Hải Ngoại đều phát sinh từ ý thức chính trị:  “không chấp nhận chế độ cộng sản tại Việt Nam” của các Hội Đoàn.
Hội Người Việt là một tổ chức danh chánh ngôn thuận đối với chính quyền địa phương, là tiếng nói chính thức của những người Việt tị nạn cộng sản để tỏ rỏ lập trường chính trị, là nơi tranh đấu về quyền lợi thiết thực cho công dân tại nước đang định cư mà có gốc Việt Nam, thí dụ như người Canada, Người Mỹ, người Pháp, người Anh, người Đức, người Úc, vân vân…, gốc Việt. Rồi từ đó, lấy Hội làm điểm tựa, những Hội viên của Hội Người Việt mới thành lập ra những Hội Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành…, và những tổ chức đảng phái hoạt động chính trị, tùy theo mục đích, quan điểm, lập trường và cương lĩnh mà có nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau. Lúc đó tinh thần chống cộng của người Việt tị nạn lên rất cao, có nhiều người đã tin tưởng rằng đã đến lúc trở về Việt Nam để thực hiện việc “phục quốc”.
Các tổ chức mới lập đó, sau khi đã thành lập xong, đều có những hoạt động riêng lẻ dù rằng vẫn ở trong Cộng Đồng Người Việt. Nhưng dần dần, họ không nghĩ là họ thuộc vào Cộng Đồng người Việt  Tị Nạn Công Sản. Họ chẳng màng đến sinh hoạt cộng đồng như từ trước khi có Hội hoặc Tổ Chức riêng lẻ. Tệ hơn nữa, họ lôi kéo các hội viên của Hội, hoặc họ cố làm sao nắm được quyền điều hành Hội theo đường hướng của họ, vì vậy mới có cảnh hội nầy chống hội khác, làm sứt mẻ tình đoàn kết trong Cộng Đồng. Đó là chưa kể đến những tổ chức của bọn việt cộng nằm vùng và tay sai cỏ đuôi chó, lợi dụng sự chia rẻ trong cộng đồng, đã tung ra những mánh mung đâm thọc để thực hiện nghị quyết 36, làm cho chánh tà lẫn lộn, dân tình càng thêm chán ngán, nãn chí.
Kết quả việc chia 5 xẻ 7, mạnh ai nấy lo, mạnh ai nấy kết bè kết đảng, không có tổ chức, đảng phái nào hoạt động hữu hiệu để được mọi người khác ủng hộ ngoại trừ phe phái riêng tư của họ. Họ đã quên rằng đa số thành phần trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản đều có lập trường chính trị chống cộng sản, nhưng không muốn hay thích tham gia hoạt động chính trị. Thậm chí có những cơ sở của tôn giáo, họ sợ biểu lộ lập trường chính trị bằng cách không cho treo cờ vàng ba sọc đỏ, và họ còn nói rằng: “Muốn treo cờ hay chống cộng thì về Việt Nam mà treo, mà chống”!
Với tình cảnh đó, sau 30* năm hoạt động của các Hội Đoàn (tính từ 1975 đến 2005)*, dường như các Hội Đoàn nguyên thuỷ chỉ còn “tiếng chớ không có miếng”. Có nhiều Hội đã giải tán rất sớm, vì số người còn lại trong Hội quá chán ngán việc chống đối nhau, cho nên không tiếp tục sinh hoạt Hội nữa, do vậy vô tình đã giết chết một tổ chức rất cần thiết cho cộng đồng người Việt Hải Ngoại, tiếng nói chánh thức của người Việt tị nạn trong mọi vấn đề liên quan đến đời sống đối với xã hội tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn những Hội Người Việt kiên quyết tiếp tục nhiệm vụ của mình, dù rằng nhân số đã giảm thiểu, vẫn tiếp tục những công việc xã hội như thường lệ vì họ hiểu rằng, Hội chính là sinh mệnh, là người giữ ngọn lửa của những người Quốc gia chống cộng, không bao giờ để cho ngọn lửa thiêng đó bị dập tắt. Hội cố sức chứng tỏ cho những người dân tại địa phương, Hội là một tổ chức của người Việt tị nạn công sản, phân biệt khác với những tên việt cộng đối  với công luận và xã hội tại hải ngoại.
Trên tinh thần đó, từ năm 2005* trở đi, những hội đoàn còn lại nầy đã chuyển qua một hình thức hoạt động mới, đó là song hành với các công tác bảo toàn văn hóa truyền thống, các dịch vụ giúp đở những người cần được giúp, Hội đã tăng thêm công tác chống cộng tích cực hơn qua việc liên lạc với chính quyền nơi  cư ngụ, tố cáo tội ác của việt cộng đôi với người dân  tại Việt Nam, dùng những phương tiện truyền thông, đưa tin tức và những bài quan điểm, bình luận thời sự liên quan đến những tội ác của việt cộng đang diển ra tại quê nhà, góp phần với các trang mạng khác trên internet, chuyễn lửa về quê hương.
Đã có vài Hội Đoàn có những trang mạng (websites) như nói trên, hoạt động rất thành công trên phương diện truyền tin về Việt Nam. Ngoài ra nhờ trang mạng trên internet nầy, bên cạnh sự thu hút được dư luận tốt trong cộng đồng về Hội, đã kéo lại sự tin tưởng của họ, minh định rằng Hội chính là tổ chức cho những người không đảng phái, không phe nhóm, không phân biệt tôn giáo tham gia, kết đoàn thành một lực lượng hữu hiệu khi cần thiết, vì Hội chính là tiếng nói chánh thức của cộng đồng, khi cần, sẽ là một tiếng nói có uy thế đối với chính quyền sở tại, để yêu cầu việc can thiệp mạnh với nhà nước việt cộng, trong vấn đề tự do và nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Hiện nay nhờ có các tổ chức Hội Đoàn đa dạng về đủ các khoa, ngành chuyên môn từ kinh tế đến giáo dục, xã hội, giống như những bộ phận của một chánh phủ thu hẹp, nên trong tiềm thức của mọi người, đã hình thành một Nước Việt Nam Hải Ngoại.
Có nhiều người cho rằng, các tổ chức đảng phái chính trị chân chính (?) tại hải ngoại sẽ là lực lượng nồng cốt, hữu hiệu để tranh đấu cho Tự Do và Nhân Quyền tại Việt Nam. Điều đó chỉ miễn cưởng đúng phần nào thôi, nếu quả thật họ là chân chính như họ tự xưng. Nhưng ai cũng biết, có rất nhiềt tổ chức đảng phái là cánh tay nối dài của việt cộng. Đảng phái thành lập tại hải ngoại, chỉ có ảnh hưởng đến công cuộc vận động Tự Do Nhân Quyền cho Việt Nam khi hợp lực với các Cộng Đồng (hoặc Hội), vì chỉ có Hội hoặc Cộng đồng mới có chính danh (Registered) đối với chính phủ sở tại hoặc với Liên Hiệp Quốc.
Với những ý nghĩ trên, người viết bài nầy muốn thỉnh cầu các tổ chức Hội Đoàn hảy vững tâm, phát huy đặc tính chính danh đại diện cho khối người Việt hải ngoại, trong công cuộc vận động Tự do và nhân quyền cho Việt Nam với chính quyền các quốc gia có người Việt tị nạn cộng sản định cư. Và cũng thỉnh cầu các tổ chức tôn giáo, các đảng phái chính trị của Người Việt Quốc Gia, nếu không muốn hợp lực với các Hội Đoàn hoặc Cộng Đồng để tạo thêm sức mạnh cho khối người Việt tị nan cộng sản, xin cũng đừng có hành động tranh giành quyền điều hành Hội hay Cộng Đồng, bằng cách đem đảng phái hay phe nhóm vào Hội. Như vậy mới tránh được việc phá hoại sự đoàn kết trong Cộng Đồng, điều mà bọn việt cộng luôn mong muốn, mới mong hàn gắn lại sứt mẻ tình đoàn kết như từ trước khi có đảng phái, tổ chức riêng lẻ. Hảy nghĩ đến tiền đồ của Tổ Quốc, xin đừng đả phá nhau để tranh đoạt ngôi vị về yêu nước.
Bình Đức.
Ghi chú của tác giả:
*Những mốc thời gian trong bài viết là theo ý nghĩ chủ quan của tác giả.

0 comments:

Powered By Blogger