Ngư dân Philippines biểu tình với khẩu hiệu “Trung Quốc, hãy ngưng câu trộm ở vùng Tubbataha” (Reuters)
Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% các vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan, nổi tiếng về tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo
Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% các
vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan, nổi tiếng về
tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được giao
nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng tin Kyodo rằng văn phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt trái phép, bắt giữ được cả thảy là 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến 629 công dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng Tư vừa qua, khi một tàu Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên rạn san hô Tubbataha, khu vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta phát hiện xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có nguy cơ tiệt chủng.
Theo Villena, ngư dân Việt Nam ở vị trí thứ hai trong danh sách của những kẻ đánh bắt cá trái phép trong khu vực, chiếm khoảng 27% tổng số người ngoại quốc bị bắt giữ. Cụ thể là đã có 305 người Việt bị bắt giữ trong 26 sự cố. Xếp thứ ba là người Malaysia, theo sau là Indonesia, và Đài Loan.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines đều có yêu sách chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh bắt trộm được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines. Chỉ có chín vụ ở vùng Trường Sa có tranh chấp – tại nhóm đảo mà Manila gọi là Kalayaan.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng tin Kyodo rằng văn phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt trái phép, bắt giữ được cả thảy là 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến 629 công dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng Tư vừa qua, khi một tàu Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên rạn san hô Tubbataha, khu vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta phát hiện xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có nguy cơ tiệt chủng.
Theo Villena, ngư dân Việt Nam ở vị trí thứ hai trong danh sách của những kẻ đánh bắt cá trái phép trong khu vực, chiếm khoảng 27% tổng số người ngoại quốc bị bắt giữ. Cụ thể là đã có 305 người Việt bị bắt giữ trong 26 sự cố. Xếp thứ ba là người Malaysia, theo sau là Indonesia, và Đài Loan.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines đều có yêu sách chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh bắt trộm được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines. Chỉ có chín vụ ở vùng Trường Sa có tranh chấp – tại nhóm đảo mà Manila gọi là Kalayaan.
0 comments:
Post a Comment