Tuesday, August 21, 2012

Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (3)



VRNs (22.08.2012) – Sài Gòn – “Ở đó đâu chỉ có chính quyền, những người dân ở đó có tận mắt chứng kiến cảnh tự thiêu đó không? Sao không một ai ở khu vực đó dám lên tiếng? Dẫu chỉ là thông tin thôi, để người dân cả nước và thế giới có chút thông tin cơ bản chứ?” Đây là thắc mắc của một độc giả có nickname Vitcondaodat nêu ra sau khi đọc bài Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (2).
Phóng viên VRNs, trong những ngày tang sự của bà Đặng Thị Kim Liêng, đã hai lần đi tìm dấu vết “tự thiêu” của Bà, nhưng tuyệt nhiên chung quanh, bên ngoài trụ sở Tỉnh uỷ Bạc Liêu không có chỗ nào có dấu vết. Khu vực Tỉnh uỷ là khu vực mới xây dựng, dân cư chỉ có ở phía sau (nơi có hẻm dẫn vào nhà bà Liêng), phía trước hoàn toàn không có dân cư. Theo các con của bà Liêng phỏng đoán, nếu có “tự thiêu” xảy ra thì sự “tự thiêu” diễn ra trong sân sau của Tỉnh uỷ, tức là vào hẳn bên trong trụ sở và ở phía sau toà nhà chính. Do đó sự thật của cái chết này sẽ khó có ai chịu trách nhiệm rõ ràng bằng chính Đảng cộng sản Việt Nam, tỉnh Bạc Liêu.

Bài “Bé Hân”, trang bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, VRNs giới thiệu hôm nay, xin độc giả lưu ý: Hân là tên của cô Tạ Phong Tần lúc ở nhà (cách người miền Nam hay có cách ở nhà gọi một tên, lên trường đi làm gọi một tên khác, thường gọi là tên khai sanh). Tuy cô Tần đã lớn, nhưng đối với bà Liêng, cô vẫn chỉ là “bé Hân” của bà,

Đây là bài thơ bà làm nhân kỷ niệm hai tháng cô Tần bị bắt. Bà tâm sự với “bé Hân” về nỗi đau tê tái của mình, khi con tù tội, mà vẫn phải cố gắng tươi cười với mọi người. Bà ý thức rõ sự tàn nhẫn của nhà tù làm tàn đời con gái bà, nhưng bà bất lực vì tuổi cao sức yếu, không thể làm được gì hơn cho con.

Bé Hân !
ngày 5 tháng 9 gặp nạn 2011
5-11-2011 đã 2 tháng qua rồi.

Thương con khờ gặp nạn
Mẹ đau xót vô vàn

Lệ rơi âm thầm đẳm

Che dấu chẳng thở than

Miệng tươi cười vui vẻ
ai hiểu nỗi bàng hoàng

Lòng nóng như lửa đốt

Bỏ đi, đi lang thang

Mong tìm sự an lạc
Quên nỗi đau của lòng

Không còn muốn nhắc đến

Tạ Phong Tần con ngông

Đã hai tháng qua rồi
Con ôi! là con ôi.!

Thân con trong tù tội

ôi thôi! tàn cuộc đời

Mẹ già đành bất lực
Vì cái chết đến rồi

Đôi bàn tay khô trắng

Đành chấp nhận cuộc đời

Biết con có còn sống
Hay đã chết đi rồi

Con ơi! mẹ thương nhớ

Nhưng đành gạt lệ rơi”.

Trong bài “Bé Hân” có hai câu liên quan đến cái “chết”. Một câu bà ám chỉ rõ là bà không biết cô Tần còn sống hay đã bị người ta giết chết, như mấy ngày trước đó, công an đã cho tay chân đến khủng bố rằng con bà sẽ bị giết, nếu cứ cứng đầu: “Biết con có còn sống / Hay đã chết đi rồi”. Băng khoăn này, chính Bà đã nói với VRNs vào dịp giáp tết âm lịch vừa qua. Với kinh nghiệm sống của Bà tại vùng Bạc Liêu này, bà tin rằng nhà cầm quyền dám giết con gái Bà, nếu Tần không nghe theo họ, nhất là sau khi bị công an dụ lên Sài Gòn thăm con, nhưng rồi lại không được gặp. Bà chỉ thực sự yên tâm và tin chắc chắn cô Tạ Phong Tần còn sống khi nhóm viếng thăm bà quả quyết cô Tạ Phong Tần còn sống.
Còn câu kia cũng nói về cái “chết”, nhưng không rõ có ám chỉ cô Tần hay không: “Mẹ già đành bất lực / Vì cái chết đến rồi”.
Nếu đây là câu bà nói xa nói gần về cái chết của Bà thì bài “Phải chịu thôi!” cho biết nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Bài “Phải chịu thôi!”, Bà cho biết công an và tay chân của công an bao vây, theo dõi bà nhiều như “lũ kiến”. Dù ở ngoài đường, dù về nhà, thậm chí ngồi ở quán uống cà phê cũng bị theo dõi và phải nghe những lời khiêu khích. Bà Liêng cho biết họ không chỉ đe doạ con bà sẽ chết, mà còn trực tiếp đe doạ bà về cái chết: “Bà này gần chết chẳng lo”.
Bà tỏ ra xem thường những người dân không giúp dân, mà làm tay sai cho công an cách kịch kợm:
“Khinh thường, xúc phạm, làm trò ta đây

An ninh theo dõi bà bây

Ra tuồng hãnh diện, được sai đi rình”.

Những người công an sử dụng, theo đánh giá của bà Đặng Thị Kim Liêng là những thanh niên trẻ, đáng tuổi con bà, nhưng theo công an đâm ra mất dạy, khủng bố bà đêm ngày:
“Tuổi đời chỉ đáng con mình

Thật buồn, chẳng biết tội tình chi đây

Rình đêm chưa thỏa rình ngày

Đi đâu cũng bị, họ thay nhau rình”.

Bà biết rõ, trong xã hội này không có chính quyền nào đáng tin để tố cáo những sai trái của bọn người khủng bố mình, vì họ đích thị là chính quyền khủng bố mà.

“Phải chịu thôi!
Ra đường lũ kiến vây quanh,
về nhà kẻ trộm, nhăn nanh liếc nhìn

Ngồi quán kéo ghế lại gần

Mắt nhìn không chớp “rì rầm” nhỏ to

Bà này gần chết chẳng lo,
Khinh thường, xúc phạm, làm trò ta đây

An ninh theo dõi bà bây

Ra tuồng hãnh diện, được sai đi rình

Tuổi đời chỉ đáng con mình
Thật buồn, chẳng biết tội tình chi đây

Rình đêm chưa thỏa rình ngày

Đi đâu cũng bị, họ thay nhau rình

Thật là hết sức bực mình
Cũng đành cam chịu biết trình với ai

Biết bao nhiêu đứa thày lay

Làm trò chế giễu, hằng ngày diễn ra.

Những người chứng kiến buổi tẩm liệm, suy đoán rằng nhà cầm quyền trước khi cho mang thi thể của bà Liên về nhà đã dùng hoá chất tẩy xoá hết các vết cháy than trên mặt, nên nhìn khuôn mặt tuy đen, nhưng chỉ là đen nám chứ không bị cháy thành than, tóc vẫn còn nguyên, chỉ bị cháy xém nhẹ.

Tóc bà vẫn còn nguyên. Anh Phú con trai bà làm theo hướng dẫn của nhà sư, cho bà ăn cơm.

Sáng sớm 02.08.2012, VRNs hỏi cô Tú và cô Phụng: “Lúc đưa mẹ đi cấp cứu, thì mặt bà có bị cháy đen ra than hay cũng chỉ bị nám đen da như lúc liệm thôi?” Cô Phụng cho biết chỉ đen như vậy thôi.
Như vậy, nếu có việc “tự thiêu” thì chắc chắn cái cháy không lớn lắm, vì chỉ mới đủ sức làm nám da, và tóc còn nguyên. Xem ra muốn công nhận bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước dư luận càng ngày càng khó hơn.
PV.VRNs

0 comments:

Powered By Blogger