Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Miến Điện vừa thông báo bãi bỏ kiểm duyệt báo chí sau nhiều năm áp dụng chế độ kiểm soát gắt gao. Tuyên bố này có ý nghĩa như thế nào và nó được đón nhận như thế nào?
00:00
Các cơ quan báo chí Miến Điện hôm thứ Hai, ngày 20 tháng 8 có một cuộc họp báo đặc biệt với Bộ Thông tin nước này để nghe về bản hướng dẫn 16 điểm về kiểm duyệt báo chí. Theo đó, luật lệ mới nói rằng kể từ thứ Hai, các cơ quan báo chí không cần phải nộp bài để kiểm duyệt trước khi đăng tải. Đây là một bước đột phá quan trọng mà chỉ các đây hai năm, nó là điều “không tưởng” và là bước mới nhất trong hàng loạt những thay đổi liên tiếp diễn ra trong vòng hơn một năm nay tại Miến Điện. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1964, tình trạng kiểm duyệt báo chí tại Miến Điện bị đánh giá là một trong những công cụ kiểm duyệt gắt gao nhất thế giới.
Ngay khi luật mới được ra, một biên biên tập viên giấu tên của tờ Yangon Weekly nói với các hãng tin AFP rằng “Đây là một ngày tuyệt vời cho tất cả nhà báo tại Miến Điện”, và nhấn mạnh rằng “Đây cũng là một ví dụ đáng khích lệ trong tiến trình cải tổ dưới thời tổng thống Thein Sein”. Luật mới này không loại trừ 140 tờ báo, tạp chí chuyên về các chủ đề nhạy cảm như chính trị và tôn giáo – một dấu chỉ khiến người ta không thể chối bỏ tính tích cực của nó. Tuy nhiên, xem ra Miến Điện vẫn chưa khiến người ta hoàn toàn lạc quan về những thay đổi đang diễm ra. Ông Shawn Crispin, đại diện Châu Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ chia sẻ quan ngại của mình ngay hôm thứ Hai:
Một nhân viên trong nhà in một tạp chí địa phương ở Yangon hôm 20/8/2012. AFP
Cái mà chúng tôi quan ngại là những luật lệ dùng để kiểm duyệt báo chí vẫn còn như đạo luật xuất bản và đạo luật điện tử; cho nên nếu chính phủ cho rằng tự do báo chí đe dọa an ninh quốc gia thì họ có thể đi ngược lại quyết định này bất cứ lúc nàoTừ 48 năm nay, Miến Điện có nhiều quy định gắt gao ngăn cấm những bài viết có thể đe dọa hòa bình, ổn định, chống lại hiến pháp (của quân đội đặt ra) và xúc phạm đến các nhóm sắc tộc thiểu số. Luật mới không được áp dụng đối với lĩnh vực điện ảnh và mặc dù không yêu cầu nhà báo nộp bài đến cơ quan Đăng ký và Kiểm tra báo chí (PSRD), nhưng vẫn yêu cầu các bài viết phải được gởi đến sau khi được đăng.
Ông Shawn Crispin
Những dấu hiệu này làm các cơ quan bênh vực nhân quyền va báo chí nghi ngờ mức độ thành thật trong các bước của chính phủ chịu sự ảnh hưởng quá lớn bởi quân đội này, cũng như đặt ra nghi ngờ về mức độ cải tổ của Miến Điện. Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định “Đây là một tín hiệu tốt”, nhưng cũng không quên nhấn mạnh là “cần có thời gian và một sự quan sát thận trọng”. Chính vì thế, ông cũng đưa ra những nhận xét cẩn trọng:
“Chúng tôi hy vọng họ nhận ra rằng kiểm duyệt báo chí không hề tốt vì nó vi phạm quyền tự do ngôn luận. Thứ nữa, một xã hội Miến Điện đổi mới cần cho phép con người bày tỏ và tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau”.
Từ tháng 10 năm 2011, Tổng thống Thein Sein đã hé mở về khả năng bãi bỏ kiểm duyệt báo chí vì theo ông, nó đi ngược lại nền dân chủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thông tin cũng từng phát biểu rằng sự thay đổi trong tự do báo chí phải “từ từ và thận trọng”. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự thiếu đồng bộ giữa các nhân vật cấp cao hoặc là cho thấy chính phủ đang có một chiến thuật mà ông Shawn Crispin gọi là “mèo vờn chuột” – ý nói không loại trừ khả năng nước này chỉ muốn thay đổi vừa đủ để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Quan ngại cho Việt Nam
Luật mới về báo chí của Miến Điện dù khó có thể gọi là bãi bỏ hoàn toàn kiểm duyệt truyền thông nhưng có thể xem là một sự cởi trói cho báo chí. Dù thế nào mặc lòng, nó cũng là một dấu hiệu tích cực khiến người ta phải nhìn lại tình hình kiểm duyệt báo chí ở các nước trong khu vực trong đó bao gồm Việt Nam. Ông Shawn Crispin bày tỏ quan ngại
Công nhân đang theo dõi tin tức trong ngày qua tờ báo Nhân Dân, một tờ báo của nhà nước Việt Nam. AFP
Năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký chỉ thị số 37/2006/CT-TTg khẳng định tăng cường kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn và tái khẳng định lập trường không chấp nhận báo chí tư nhân. Dự thảo mới về việc quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin mạng đưa ra hôm tháng 4 của bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam bị chỉ trích mạnh mẽ bởi các cơ quan bênh vực tự do ngôn luận.
Hiện tại, Việt Nam kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn Miến Điện. Những nhà biên tập phải báo cáo mỗi tuần về những gì được và không được đưa ra công luận. Tại Việt Nam, chỉ có báo chí nhà nước còn Miến Điện có báo chí tư nhânMiến Điện hiện tại có khoảng 200 tờ báo tư nhân mặc dù chưa được xuất bản hàng ngày. Tuy nhiên, phát biểu hôm thứ Hai, người đứng đầu cơ quan Đăng ký và Kiểm tra báo chí, ông Tint Swe cũng hé lộ rằng “Đó (việc cho phép báo tư nhân xuất bản hàng ngày) sẽ đến sớm thôi” , như một điểm sáng làm những ai quan tâm đến báo chí Việt Nam không khỏi so sánh.
Ông Shawn Crispin
Chính phủ Việt Nam luôn lạc quan về sự đa dạng của hơn 700 tờ báo cùng khoảng 67 đài phát thanh và truyền hình trong nước nhưng các cơ quan quốc tế bênh vực cho nhân quyền và báo chí cùng chính phủ nước ngoài cũng từng nhiều lần lên tiếng về việc Hà Nội ngăn chặn các trang mạng và bắt bớ các blogger. Gần đây nhất, TS Nguyễn Xuân Diện vừa nhận QĐ xử phạt số 70/QĐ.XPVPHC của Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội với cáo buộc lợi dụng Internet gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự.
Năm nay tổ chức Phóng viên Không biên giới (trụ sở tại Pháp) cũng đặt Việt Nam vào danh sách 10 nước là “Kẻ thù Internet”, nằm sau cả Miến Điện về tự do báo chí. Trong tháng 5, tổ chức Freedom House, có trụ sở tại Washington và Liên Minh Báo chí Đông Nam Á –SEAPA (tại Bangkok) cũng xếp Việt Nam là một trong những quốc gia không có nền tự do báo chí. Đó dĩ nhiên là những kết quả mà không phải ai cũng xem nhẹ.
“Một con chim khi bỏ trong lồng sẽ hót không hay” đó là ý viết trong hồi ký của Trung tướng Trần Độ, người từng giữ những chức vụ cao trong ngành quân sự, chính trị, văn hoá Việt Nam. Ý kiến của vị tướng già từng bị chỉ trích mạnh mẽ nhưng dù thế nào đi nữa thì bản chất của một con chim vẫn là muốn hót trên bầu trời tự do.
0 comments:
Post a Comment