HÀ NỘI (Reuters)
– Nông dân Lê Dũng và dân làng anh ta đã dự trữ chất đống các cục đá và
bom xăng chuẩn bị chống chọi với cảnh sát đang cố gắng chiếm đất của họ
cho một sự phát triển bất động sản sang trọng gần thành phố thủ đô của
Việt Nam.
Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của họ lại là thứ đồ mà họ đã thiết
lập qua sự giúp đỡ của các nhà hoạt động Internet để ghi lại và truyền
tải cuộc đối đầu, một sự kiện mà các các phương tiện truyền thông dưới
sự giám sát của nhà nước đều bỏ qua.
Trong vòng vài giờ của cuộc chiến vào 1 buổi sáng trời trong của
tháng Tư, một đoạn video quay cảnh hàng ngàn cảnh sát bắn hơi cay và
đánh đập nông dân huyện Văn Giang, nằm về phía đông của Hà Nội, đã lan
nhanh như dịch.
Sự liên minh mong manh giữa các nông dân và các nhà hoạt động
Internet nội thành cho thấy một thách thức đang phát triển đối đầu với
quyền lực của nhà cầm quyền Cộng Sản khi người dân Việt Nam tỏ ra ngày
càng mạnh dạn hơn trong các cuộc biểu tình của họ về mọi vấn đề, từ
quyền sử dụng đất đến tham nhũng, cho đến việc mở rộng tầm ảnh hưởng
trong khu vực của Trung Quốc.
Việt Nam đã phản ứng bằng cuộc bố ráp các blogger, mà qua việc làm
này Việt Nam bị nhóm tự do thông tin, Phóng Viên Không Biên Giới, đặt
cho danh hiệu “Kẻ thù của Internet” , là nhóm cũng từng cho rằng chỉ có
Trung Quốc và I-Răn mới bắt nhốt nhiều nhà ký giả.
Các hình thức kiểm duyệt trong thể chế độc đảng là thường xuyên ngăn
chận vào trang Facebook và các trang mạng xã hội khác, mặc dù cộng đồng
linh động trong việc truyền tải thông tin trên mạng luôn tìm xung quanh
mọi cách có thể tránh né, cho thấy đây là một thách thức trầm trọng to
lớn đang đối đầu với chính phủ của một đất nước mà 1/3 trong dân số 88
triệu là xử dụng thông tin truyền tải trên mạng.
“Lúc đầu chúng tôi không hiểu truyền tải thông tin trên mạng như vậy
có thể giúp chúng tôi thế nào, nhưng bây giờ chúng tôi mới thấy được giá
trị thiết thực. Cuộc đấu tranh của chúng tôi đã được công bố ra ngoài
thế giới”, ông Lê Dũng, người đã chiến đấu trong cuộc chiến của Việt Nam
năm 1979 chống lại Trung Quốc, ông ta nói trong lúc ông ta ngồi ngay
dưới một bức tranh đóng khung của cố nhà lãnh đạo Cộng sản Hồ Chí Minh.
“Nếu chúng tôi không sử dụng Internet, các cơ quan có thẩm quyền có
thể đã giết chết chúng tôi; bây giờ họ biết họ nên phải cẩn thận.”
Sự cố Văn Giang và các tranh chấp đất đai khác mà được bảo kê bởi các
blogger đã gây ra một cuộc tranh luận nóng bỏng bất thường trên toàn
quốc về việc chính phủ nên cải cách pháp luật đất đai của Việt Nam thế
nào trước khi kết thúc hợp đồng 20-năm thuê đất công cộng của các nông
dân vào năm 2013.
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã gây nên áp lực lên nông dân khi
các khu công nghiệp, nhà ở, và đường xá đều đã mở rộng, đưa đến việc bất
cẩn trong những tranh chấp đất đai bằng bạo lực. Các nông dân khiếu
nại rằng các khoản bồi thường cho đất đai của họ vượt mức quá thấp do từ
các công ty có quan hệ mật thiết với các tay chính trị đầy quyền lực.
Nông dân nuôi cá Đoàn Văn Vươn được nổi bật như một vị anh hùng đầu
năm nay sau khi ông tổ chức chống chọi chính quyền địa phương bằng vũ
trang, cố giành lấy lại mảnh đất của ông gần thành phố Hải Phòng, một
trường hợp đã được các phương tiện truyền thông chính thức cũng như các
blogger loan tin.
Lòng Căm Thù Trung Quốc Gây Kích Động Các Blogger
Các blogger đang liên quan việc đất đai với các nguyên nhân khác,
theo họ nói, là có cùng chung một chủ đề – một chính phủ mà vừa lệ thuộc
lên các lợi ích mạnh mẽ về kinh tế và vừa không đáp ứng với các yêu cầu
chung.
“Phong trào viết blog đang phát triển mạnh mẽ hơn”, ông Nguyễn Văn
Đài, một luật sư và là nhà hoạt động nhân quyền, người từng bị giam
trong bốn năm vì việc sử dụng Internet kêu gọi dân chủ và cũng là người
hiện nay vẫn còn trong tình trạng bị câu lưu dưới hình thức quản thúc
tại gia ở Hà Nội.
“Chính phủ không thể giữ bí mật như trước đây có thể”.
Một nhà hoạt động có tầm ảnh hưởng khác, người có bút danh Boris và
hiện đang làm việc tại một công ty thuộc sở hữu nhà nước, đã giúp chỉ
dẫn các nông dân tại Văn Giang về các quyền lợi của họ và cũng dạy cho
họ làm sao gửi hình ảnh và video thông qua điện thoại di động. Mặc dù
khoảng 1.000 gia đình đã thất bại ngăn chận dự án 500-ha của Ecopark,
Boris nói việc công khai hóa từ sự kiện này đã cản bước các công ty phát
triển đất đai khác đang xúc tiến với các kế hoạch tương tự.
Boris, người luôn tự hào rằng ông ta có thể kêu gọi 1.000 người dân
xuống đường phố Hà Nội chỉ 1 thông báo trong ngày, cho biết ông cũng đã
từng đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc biểu tình
thường xuyên chống lại các mục tiêu về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển
Đông – lời kêu gọi được hỗ trợ bởi các blogger khác. Năm ngoái, chính
phủ cho phép xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, nhưng ngay sau
đó chính phủ đã kiềm chặt họ lại sau khi nhận ra rằng họ có thể trở
thành một cột thu lôi vì bất mãn lan rộng lớn hơn.
Một số nhà hoạt động dẫn chứng cho sự bạo dạn đáng ngạc nhiên, bằng
cách trưng ra các năm tháng tù đày khắc nghiệt mà các nhà hoạt động khác
phải hứng chịu vì việc “tuyên truyền chống phá chính phủ”.
Alfonso Lê, một blogger 42 tuổi người viết bài blog “Tổ quốc đứng
dậy”, nói với Reuters trong một quán cà phê nhỏ Hà Nội trong tầm nghe
lén của một sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục màu xanh lá cây bên kia bàn.
“Bây giờ, các hệ thống trang mạng xã hội phổ biến hơn, điều này không
dễ gì cho cảnh sát bắt giữ người”, ông Lê nói, người đang sử dụng biệt
danh trên Facebook của mình. “Nếu cảnh sát gây chuyện, tôi chỉ cần gửi
một thông điệp đi trên Facebook và rồi có rất nhiều người sẽ đến.”
Ông phải trả giá cho việc hoạt động của mình. Ông nói ông đã bị bắt
ba lần và đã ly dị vợ sau khi cô nàng này đã cung cấp thông tin cho cảnh
sát.
Một blogger khác, người yêu cầu xin được giấu tên, cũng tham gia thế
giới viết blog đầy thiệt thòi. Cô tin tưởng rằng cô có thể an toàn miễn
sao các bài viết của cô đều nằm trong phạm vi “những lằn ranh đỏ” theo
quy định. Trong bài viết blog của cô, cuộc tuần hành phản đối được diễn
tả như là một “cuộc diễn hành” hoặc “đi bộ”.
Tuy nhiên, cô đôi khi cũng bị cảnh sát theo dõi và rồi, tháng này cô
bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị giữ hết 1 ngày trong
trại phục hồi nhân phẩm chuyên giam giữ “các con nghiện và đỉ điếm”.
“Họ (các nhà đương cục) đều lo sợ khiếp vía sau khi những gì xảy ra tại Miến Điện và Mùa Xuân Ả-Rập”, cô nói.
Cựu sĩ quan quân đội, Lê Thanh Tùng, trở thành nhà hoạt động bị bắt
gần đây nhất trong tháng này, nhận lãnh bản án 5 năm tù sau 1 phiên tòa
chỉ xét xử trong 1 tiếng đồng hồ, theo lời trình bày của Phóng Viên
Không Biên Giới. Chuyện xảy đến không đầy 1 tuần sau khi 1 blogger có
tên Đinh Đặng Đình bị kết án 6 năm.
Phiên tòa xử của 3 blogger nổi tiếng được đình hoãn trong tháng này
sau khi có tin mẹ của 1 trong 3 người đã tự tử bằng cách tự thiêu.
Trấn Áp Vô Bổ ?
Hoa Thịnh Đốn đã lên tiếng quan tâm với Việt Nam về việc 1 Nghị Định
mới vừa ban hành, qua đó tất cả người xử dụng internet phải ghi danh tên
thật của mình, hòng để cho nhà cầm quyền dễ dàng hơn theo dõi mọi chỉ
trích trên mạng .
Tuy nhiên, ông Carl Thayer, 1 nhà nghiên cứu chuyên môn về Việt Nam
tại Học Viện Lực Lượng Phòng Vệ Úc Quốc, cho rằng việc cố gắng kiểm soát
internet của nhà cầm quyền là việc làm vô tích sự, có thể đưa đến việc
tìm cách đào sâu vào trang mạng và cùng tài năng của các blogger để vượt
qua hàng rào kỹ thuật.
Việt Nam nằm trong số tỷ lệ có người xử dụng internet phát triển
nhanh nhất thế giới, theo lời trình bày của công ty nghiên cứu thị
trường, Cimigo.
Số lượng truy cập internet tại Hà Nội và thủ phủ thương mại phía nam, thành phố HCM, đã tăng vọt trên 50%.
” Đây là 1 trận chiến mà tôi không nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam có thể thắng”, ông Thayer nói.
Vấn đề gai góc của luật đất đai, mà trở thành tâm điểm trong tính hợp
pháp của Đảng Cộng sản lên nền tảng quyền lực truyền thống của hơn 10
triệu nông dân, là vấn đề mà các blogger đã có tác động lớn nhất.
Trong cuộc bùng phát bạo lực tại Văn Giang và Hải Phòng, 1 số nhà làm
luật và các viện nghiên cứu đã lên tiếng bênh vực cho quyền tư hữu đất
nhầm bảo vệ các nông dân – một đề nghị trước đây không thể nghĩ đến cho
mãi đến gần đây trong 1 quốc gia nơi mà quyền quản lý của chính phủ lên
trên mọi đất đai được ghi nhận trong hiến pháp.
Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói với
báo Reuters rằng Luật Đất Đai quốc gia sẽ được xem xét lại và như vậy
các nông dân sẽ được phép tiếp tục trên đất họ ngay sau 2013. Nói theo 1
cách xác thực có thể được hiểu rằng luật hiện nay cho phép nhà nước lấy
lại đất không có bất kỳ bồi thường nào lúc chấm dứt thời gian cho thuê.
“Đất đai là 1 vấn đề có khả năng gây ra căng thẳng trong xã hội”, ông nói.
Các lời giải thích của Nguyễn và của các cán bộ đã thuyết phục được
các nhà hoạt động blogger rằng thời gian thuê mướn sẽ được kéo dài ra,
mặc dù thực ra sẽ không giải quyết được gì vấn đề cướp đất của các công
ty phát triển tư nhân mà được nhà nước chống lưng.
“Các blogger đã đóng 1 vai trò lớn trong đó,”, blogger Lê nói. “Chúng
tôi đã phơi bày mặt trái của câu chuyện. Chúng tôi cũng đã phơi ra rằng
những lời nói của đảng cầm quyền không đi theo với những hành động.”
Phóng viên: Stuart Grudgings
Biên tập: Jason Szep và Paul Tait
0 comments:
Post a Comment