Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trên cao. RFA
Người
nông dân miền Tây Nam Bộ, trên một nghĩa nào đó, họ ít quan tâm đến
chính trị, quanh năm cui cút làm ăn và cố gắng xây dựng cho mình một tổ
ấm, vượt qua cái nghèo và sự lạc hậu. Nhưng có vẻ như càng cố gắng bao
nhiêu, những nông dân Tây Nam Bộ càng gặp nhiều khó khăn bấy nhiêu. Từ
chuyện nguồn nước để tưới tiêu, lượng phù sa để bồi đắp cho cây lúa cho
đến nạn ngập mặn, thị trường nông sản bị hàng hóa Trung quốc đè bẹp… Mọi
thứ đã làm cho người nông dân vốn dĩ hiền hòa và hồn nhiên trở nên suy
tư về thời cuộc, chính trị.
Niềm tin vào nhà nước?
Một người tên Vị, sống ở Long Xuyên, An Giang, chia sẻ:
“Bây
giờ ruộng đồng khó khăn rồi, không còn cá, lúa bao nhiêu đâu. Cá thì
hiếm hoi, ruộng thì ngập mặn, không còn phì nhiêu như ngày xưa nữa đâu.
Mọi thứ khó khăn rồi. Mấy chả ngồi trên đó, mấy chả ăn sung mặc sướng,
ăn trên ngồi trốc, ưng nói gì thì nói chứ có quan tâm gì đến ai đâu!
Mình thì làm dân ngồi dưới này hả họng như con cóc chờ mưa vậy đó, mấy
chả không quan tâm gì ai đâu… Ai chết thì chết, mấy chả đâu có hề hấn
gì…!”
Bây
giờ ruộng đồng khó khăn rồi, không còn cá, lúa bao nhiêu đâu. Cá thì
hiếm hoi, ruộng thì ngập mặn, không còn phì nhiêu như ngày xưa nữa đâu.
Mọi thứ khó khăn rồi. Mấy chả ngồi trên đó, mấy chả ăn sung mặc sướng,
ăn trên ngồi trốc, ưng nói gì thì nói chứ có quan tâm gì đến ai đâu!
-Ông Vị
Theo
ông Vị, hiện nay, mặc dù vẫn còn tin vào đảng và nhà nước ít nhiều
nhưng người nông dân cảm thấy mình không còn đủ ngây thơ và hồn nhiên để
tin vào những luận điệu không có thật từ phía nhà nước. Hay nói chính
xác hơn là người nông dân vẫn sợ nhà nước, vẫn biết rằng mình sẽ gặp rất
nhiều khó khăn nếu như bày tỏ sự bất đồng đối với nhà cầm quyền nhưng
không thể nào tin vào họ được. Bởi bao nhiêu điều họ nói từ trước đến
nay đều làm cho người nông dân càng thêm khổ nhiều hơn, không có gì
khác.
Giải
thích cho vấn đề tin nhà nước bao nhiêu thì nông dân khổ bấy nhiêu, ông
Vị đưa ra nhứng câu chuyện về nhà đất, về trái cây và nạn ngập mặn. Ông
Vị nói rằng không riêng gì nông dân miền Tây mà bất kỳ nông dân vùng
miền nào trên đất nước này đều phải chịu sự chi phối của nhà nước. Cán
bộ nhà nước lúc nào nói cũng hay nhưng xét cho cùng thì họ tệ hơn rất
nhiều so với các con buôn.
Ví
dụ như chuyện hợp tác xã nông nghiệp, đây là mô hình đã giải nghệ cách
đây ít nhất là mười năm trên toàn quốc. Nhưng thực tế thì hợp tác xã
chưa bao giờ giải nghệ mà nó đi từ chỗ con cá sấu đến chỗ con đỉa. Nghĩa
là trước đây nó quá mạnh và sẵn sàng nuốt mọi tài sản của người nông
dân vào bụng bằng mô hình kinh tế tập thể, tịch thu mọi nông cụ và tài
sản của người nông dân sung vào tài sản chung của hợp tác xã. Cuối cùng,
khi hợp tác xã tuyên bố giải thể thì mọi cổ phần cả đời ki cóp của
người nông dân cũng đổ sông đổ bể.
Và
khi giải thể, hợp tác xã chỉ giải thể trên danh nghĩa chứ hệ thống ban
bệ cán bộ và cơ sở vật chất của nó tiếp tục duy trì, biến hành thành cơ
sở dịch vụ nông nghiệp, từ mua bán lúa giống đến phân bón, cung cấp nông
cụ… Cơ sở dịch vụ này bao từ A tới Z và nó dựa trên những qui định nhà
nước để áp đặt người nông dân phải tuân thủ các qui định này, từ ngày
xuống giống, bón loại phân gì, phân bổ mùa xuống giống như thế nào…
Người nông dân đều phải làm theo. Bởi nếu không theo, các hợp tác xã này
sẽ cắt nguồn thủy lợi, vấn đề gieo sạ sẽ không thực hiện được.
Trái cây trên chợ quận Cà Mau. RFA PHOTO.
Nói
cách khác thì các hợp tác xã này là một tập hợp những con người thừa kế
tài sản mà nhà nước đã ép dân phải sung vào trong thời kì kinh tế tập
thể để sau đó nó tiếp tục kinh doanh, làm lợi cho chính những thành
viên, đội ngũ cũ của nó. Và nguồn phân, nguồn thiết bị, kể cả bình biến
thế cung cấp điện dân dụng trước đây đều nhập từ Trung Quốc.
Và
hiện tại, nông sản do nông dân sản xuất ra đều bị Trung Quốc đè bẹp
bằng cách này hoặc cách khác. Hoặc là để nông dản Trung Quốc tấn công
vào tận miệt Tây Nam Bộ, hoặc là để các tư thương, nhà buôn Trung Quốc
tha hồ tác oai tác quái trên đất Tây Nam Bộ, làm cho đời sống người dân
vốn khó khăn càng thêm khó khăn.
Ông
Vị nói thêm rằng vụ ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam và được chào
đón cởi mở, vui vẻ trong lúc những người nông dân miền Tây như ông phải
đối diện với nạn sông Cửu Long cạn nguồn, biểm xâm thực và bất ngờ thủy
điện phía Trung Quốc xả đập làm cho nước sông dâng cao, hư hại rau màu
và không có ai đứng ra chịu trách nhiệm về hậu quả… Tất cả như một gáo
nước lạnh mà nhà nước đã dội thẳng vào nỗi khốn khổ, sự chịu đựng và
công lao xây dựng của người nông dân.
Rồi đây sẽ đến chuyện gì?
Một người nông dân khác tên Thiệt, ở miệt Năm Căn, Cà Mau, chia sẻ thêm:
“Nước
bây giờ cạn lắm, cá hiếm hoi lắm, tìm đỏ con mắt cũng không ra con cá
đâu. Không giống như ngày xưa tôm cá đầy đồng. Vì nước ở thượng nguồn
sông Mê Kông bị nó chặn hết rồi, cá cũng không về nữa. Ngày xưa nước
ngập đồng thì cá nó vô đồng để đẻ, bây giờ không có nước ngập đồng nữa,
nó lấy nước đâu mà vô đẻ. Bây giờ mọi thứ đều cạn kiệt rồi!”
Nước
bây giờ cạn lắm, cá hiếm hoi lắm, tìm đỏ con mắt cũng không ra con cá
đâu. Không giống như ngày xưa tôm cá đầy đồng. Vì nước ở thượng nguồn
sông Mê Kông bị nó chặn hết rồi, cá cũng không về nữa. -Ông Thiệt
Ông
Thiệt cho biết thêm hiện nay đời sống của người nông dân miệt vườn Tây
Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn do phía Trung Quốc gây ra. Bởi sông
Cửu Long, dù nói gì đi nữa thì đây cũng là huyết mạch của Tây Nam Bộ, sự
trù phú, phì nhiêu của Tây Nam Bộ còn hay không là tùy thuộc vào lượng
phù sa và lượng nước ngọt trên dòng sông này.
Chỉ
riêng số lượng tôm cá trên các con sông, có thể nói hiện nay đã rơi vào
tình trạng kiệt quệ, cạn kiệt bởi dòng chảy thay đổi đã làm suy giảm và
mất dấu nhiều loài cá. Từ tôm đất cho đến một số loài cá da trơn trên
các con sông, các ao hồ đều bị hao hụt đến mức thấp nhất. Nếu như trước
đây ba năm, trung bình một mẻ lưới có thể thu về từ mười lăm đến hai
mươi kilogram cá thì hiện nay chỉ còn lại chưa đầy năm kilogram cá.
Mặt
khác, diện tích ruộng bỏ hoang ở các tỉnh như Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh
Long, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ ngày ngày càng nhiều bởi ruộng bị nhiễm
mặn, không thể tiếp tục trồng lúa. Với người nông dân Tây Nam Bộ nói
riêng và với miệt Tây Nam Bộ nói chung, đồng ruộng phì nhiêu và những
con sông hiền hòa đầy tôm cá chính là sức mạnh. Nhưng một khi các con
sông ngày càng trở nên khô khốc, tôm cá ngày càng ít đi, điều này cũng
đồng nghĩa với việc người dân miền Tây mất đi hai nguồn sức mạnh chính
để tồn tại, đó là hạt lúa và tôm cá.
Đó
là chưa muốn nói đến trong tương lai, không biết đến bao giờ người nông
dân miệt Tây Nam Bộ phải bất ngờ vì Việt Nam không còn là một nước xuất
khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới. Bởi chuyện đó chắc chắn sẽ diễn ra
rất sớm nếu như Trung Quốc tiếp tục hoành hành, giày xéo Việt Nam bằng
nhiều cách.
Nhưng
đó chỉ là nỗi lòng của người nông dân. Còn với nhà nước, họ vẫn là anh
em thân thiết, bốn tốt mười sáu vàng gì đó với Trung Quốc. Và đây là nỗi
buồn lớn nhất của người nông dân Tây Nam Bộ.
Ông
Thiệt cho rằng với đà này, một lúc nào đó Tây Nam Bộ cũng sẽ khô khốc
và thác lũ chẳng khác nào miền Trung. Đó là điều đáng sợ nhất.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
0 comments:
Post a Comment