Đảng ta là đạo đức, là văn minh - Hồ Chí Minh
Chừng ba mươi năm trước, tôi may mắn đọc được bài viết rất công phu của nhà văn Trùng Dương - “Phan Khôi: Ngọn Hải Đăng Giữa Vùng Biển Động.” Trước đó, tôi chỉ nghe danh ông là người mở đường cho phong trào thơ mới ở Việt Nam:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng .
...
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Nhờ chị Trùng Dương, tôi mới biết được thêm Phan Khôi từng được
mệnh danh là một Ngự Sử Văn Đàn. Ông đã có những đóng góp
lớn lao cho làng báo Việt, vào giai đoạn sơ khai. Gần đây, qua
biên khảo (Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932)
của Linh Mục Thanh Lãng, tôi lại được dịp xem qua quan niệm về
nữ quyền vô cùng phóng khoáng (và rất cách mạng) của ông:
“Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng
thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ
mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng
giữ được trót đời; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang
cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà góa nào có máu mặt thì
bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt
lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá
mà ra; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hóa thì có chớ có bổ ích gì đâu?
Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi; từ rày về sau, trong óc chúng
ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa.” (Phụ Nữ Tân Văn số 95,13-8-1931).
Nguồn ảnh: vuisongmoingay
“Cái luật cải giá” khắt khe của thời phong kiến tại Việt Nam -
tiếc thay - đã không bị “phế trừ” mà còn trở nên khắt khe hơn,
sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công ở xứ sở này:
Ả Định mới hai mươi hai tuổi đã có ba đứa con, nhưng trông còn son
lắm. Da trắng, má lúc nào cũng ửng hồng, ngực phây phây như cái thúng.
Anh mất, ả nghĩ mình là người của Đoàn thể nên rất giữ gìn. Hơn nữa, gia
đình ả có công với cách mạng từ lâu. Bác Hoe Chu, bố chồng, tham gia
Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ năm 1927. Chồng của ả vào Đảng từ
khi còn bóng tối. Về làm dâu, ả được bố chồng và chồng giác ngộ, cũng
trở thành đảng viên… Không may giữa đường đứt gánh tương tư. Giữ nếp
nhà, ả mặc áo sổ gấu, đội nón không vành. Nhưng sức lực càng ngày càng
căng ra... Tuy thế, ả vẫn tránh tất cả các trường hợp đàn ông cợt nhả
khi gặp riêng trên đường làng… Rồi đến một hôm, trong cuộc họp, anh Cu
Kình liếc mắt nhìn ả, ả quay mặt đi. Cứ quay mặt mãi cũng không tránh
được cái vòng vây tình ái của anh Cu Kình. Đôi má của ả càng ngày càng
đỏ au như con gái dậy thì khiến anh mê như điếu đổ. Anh đón gặp ả trên
đường làng, gặp ngoài đồng, gặp ban ngày, gặp ban đêm. Rồi hai người hò
hẹn nhau. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Và ả có thai sau bảy năm giữ
gìn. Đảng ủy triệu tập ả lên trụ sở...
Khi nêu vấn đề khai trừ ả Định, có người gợi ý “chiếu cố quá trình
tham gia cách mạng của gia đình”. Nhưng đồng chí bí thư diễn giải một
cách kiên quyết: “Tội quan hệ tình ái bất chính là tội rất nặng. Hơn lúc
nào hết, trong hoàn cảnh hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,
Đảng ta phải thật trong sạch. Đảng viên đi trước làng nước theo sau... (Võ Văn Trực. Cọng Rêu Dưới Đáy Ao. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Công ty Văn Hóa & Truyền Thông Võ Thị, 2007. Bản điện tử do talawas chủ nhật thực hiện).
Cách “diễn giải” của “đồng chí bí thư” về “quan hệ tình ái” ,
xem ra, có vẻ hơi xa (rời) với cuộc sống của “làng nước.” Sau
những lũy tre xanh, người dân Việt vẫn cứ sinh hoạt theo nhịp
thở, nhịp tim, và tiếng lòng của họ (thay vì theo ý Đảng) bất
kể là vào thời bình hay thời chiến:
Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông. Nhớ nhiều người nhưng nhớ nhất anh Đa.
Bây giờ kể chuyện anh Đa thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này.
Anh Đa lùn, đen, xấu. Anh Diệu nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l. trâu.
Anh Đa sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.
Anh con liệt sĩ, lại con một, khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai
lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh
là chưa vợ. Mẹ anh khóc lên khóc xuống, anh vẫn chẳng quan tâm đến
chuyện vợ con. Cho đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân. Mình hỏi anh
sao anh không lấy vợ. Anh nói tao để vậy để đàn bà nó thèm...
Anh chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán lấy tiền. Cứ mùa
lúa là anh đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi bộ đội, một đêm
đập lúa được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ
gia đình bộ đội...
Một đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều, hơn chục con, mừng
lắm hí hửng xách oi về thì gặp anh Đa đi từ nhà chị Thơm ra. Mình hỏi
anh đi đâu, anh nói không.
Minh thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối (anh lùn mà). Nghi
nghi, mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả, hóa ra anh không mặc
quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại không mặc quần, anh
cười phì một tiếng rồi bỏ đi.
Nguồn ảnh minh họa: trannhuong
Nhà chị Thơm một mẹ một con, chồng đi bộ đội, thằng cu con chị mới hơn 4 tuổi. Mình nghi lắm. Mình lẻn theo anh Đa.
Anh Đa lại vào nhà chị Hà. Chị Hà có chồng hy sinh, vừa báo tử năm
ngoái. Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động
cách mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua,
quyết tâm, căm thù, phấn đấu v.v... Bà con làng xóm khen lắm, vẫn nói
với con gái con dâu: đó, sang nhà con Hà mà coi.
Mình vào sau hồi nhà chị Hà Tối quá không thấy gì, chỉ nghe chị kêu
hệt như mèo kêu. Mình chặn anh Đa ở cổng nhà chị Hà nói em biết rồi nha.
Anh Đa túm cổ áo mình nói mày nói tao giết.
Về sau, lần nào đi nơm anh vừa nơm suất của anh, vừa nơm suất của mình. Mạ mình toàn khen thằng Lập dạo này nơm cá giỏi. Hi hi.
Làng Đông có chừng 4-5 trăm nóc nhà, hơn 1 trăm nóc là nhà hoặc là vợ
bộ đội hoặc là vợ liệt sĩ. Không biết anh Đa chui vào bao nhiêu nhà
trong số 100 nóc nhà ấy, chỉ biết suốt cuộc chiến tranh 1965-1975, tối
nào cứ đến 3-4 giờ sáng anh Đa lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối,
không thèm mặc quần, đi hết nhà này đến nhà kia, 5 giờ sáng thì về.
Mình hỏi sao anh không mặc quần. Anh nói mặc mần chi, cởi vô cởi ra mệt. (“Anh Cu Đa” - Nguyễn Quang Lập).
Một anh trai làng “lùn, đen, xấu” và “mặt chành bành giống cái l. trâu” mà còn “bận” đến cỡ đó thì anh Ba Duẩn (“ngọn đèn cháy sáng 200 nến”, soi khắp Bắc/Nam) làm sao mà rảnh rang cho được:
Tháng 7-1986 Duẩn chết, dân đứng hai bên đường đếm mấy bà tổng góa.
Chúng khẩu đồng từ bảo nhau cái bà tre trẻ mặc áo dài đen dắt đứa con be
bé kia đứt đuôi là vợ tư! Ấy, chưa kể những bà bị gạt xuống nữa chứ.
Cho lên cả thì khéo phải một hai xe nữa...
Ngày ấy nếu blogger nhiều như ba chục năm sau thì trên mạng cử là lũ lụt lời bình về sức mạnh tính dục của Lê Duẩn.
Rõ ràng là có nỗi sự riêng tư thầm kín của thân thích ông, sau cái
chết của ông, vị hoàng đế đỏ từng làm run sợ và đau khổ biết bao con
người. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Những vị “hoàng đế đỏ” kế tiếp (Đỗ Mười, Lê Khả, Nông Đức
Mạnh) cũng đều là những nhân vật mà sinh hoạt tình dục của
họ khiến cư dân mạng phải tốn không ít thời giờ. Điều may mắn
là đất nước bước vào “thời mở cửa” (chả còn phải giấu diếm
gì, và muốn dấu cũng không thể được) nên không có tình nhân
nào bị biến thành nạn nhân - bị xe tông bể sọ - như bà Nông Thị Xuân ngày trước nữa.
Ảnh: vietnamnet
Cũng từ thời đổi mới, quan niệm về sinh hoạt tình dục của
toàn dân rất nới (và rất mới) - theo thông tin của tờ Việt Báo: “Việt Nam Tỷ lệ nạo phá thai cao hàng đầu thế giới.”
Tờ Vietnamnet thì đưa ra một con số khiêm tốn và nhẹ nhàng hơn, chút xíu: “Hiện Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.”
Tại sao Việt Nam lại đứng đầu thế giới, hay toàn khu vực về
tỷ lệ nạo/phá thai như thế? Tôi trộm nghĩ thế này, đúng sai
xin được công luận quan tâm để vấn đề thêm được tỏ tường: chắc
tại ở những quốc gia khác không có một vị lãnh tụ đạo đức
như Hồ Chí Minh nên dân chúng không phải học tập và làm theo tấm
gương của Bác.
25/12/2015
0 comments:
Post a Comment