Báo Mai
"Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau" - Trường Chinh Đấu Tố Mẹ
Tiêu
biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y
cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình:
“Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại
sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu
chính là Đặng Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử Trường Chinh).
Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 9/2/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, qua đời năm 1988 tại Hà Nội.
Tiếp
đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất
Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay
đứng dưới sân, gằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ
thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất
định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử.
Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng
Bộ nông nghiệp!
60 năm một tội ác kéo dài !!!
Cuộc
trưng bày chuyên đề Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) 1946-1957 tại viện Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội từ hôm 08-09-2014 với gần 150 hiện vật, tư
liệu gốc, tư liệu ảnh đã được hí hửng giới thiệu: “Đây là một hoạt động
góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt
thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến
trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó
củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ và sự nghiệp cách mạng
của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay” (Thông báo của Bảo tàng). Trong ngày khai mạc, “Tiến sĩ”
Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng còn hùng hồn phát biểu: “Cải cách
ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại
những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống
mới cho người dân Việt Nam”.
Dĩ
nhiên người dân Việt Nam và cả quốc tế, từ hơn 60 năm nay, đều biết đó
là một biến cố trời long đất lở, thậm chí vào bậc nhất lịch sử dân tộc.
Không trời long đất lở sao được khi có hơn 172 ngàn người (nói theo con
số chính thức) bị gọi là “địa chủ” phải tan thây vì đạn bắn vỡ sọ, cày
ủi đứt đầu, đùi đánh nát ngực, dây trói gãy cổ….; khi có gấp ba số người
ấy (tính mỗi gia đình 4 nhân khẩu) chỉ vì là thân thuộc của “địa chủ”
mà bị giam nhốt trong chuồng trâu, bị cấm ra chợ búa, bị khai trừ khỏi
xã hội để rồi phải chết đói trong tức tưởi và uất hận. Không long trời
lở đất sao được khi dưới sự che chở lẫn xúi giục của Bác và Đảng, từng
đoàn từng đội cải cách tung hoành khắp nơi mọi chốn, quyền uy hơn cả
Thượng Đế (“Nhất Đội nhì Trời”), tổ chức những phiên tòa không cần bằng
chứng, chẳng thèm luật sư, cấm tự biện hộ, để vội vàng tuyên cáo tịch
thu tài sản, tuyên bố bản án tử hình và thi hành bản án ngay tại chỗ!
Không long trời lở đất sao được khi từng tốp “ông đội”, “bà đội” hoặc đi
vào từng làng, đến các gia đình bần nông hay cố nông, “thăm nghèo, hỏi
khổ” để khơi sâu thù hận, tiếp đó “bắt rễ, xâu chuỗi” để chiêu mộ bầy tố
cáo, dạy cho chúng tập hài tội thật nhuần nhuyễn ngõ hầu khi hữu sự thì
diễn ngon lành… hoặc đến chính những gia đình sắp thành nạn nhân, áp
bức vợ tố chồng, bó buộc con tố cha, uổng ép tớ tố chủ, với trò lừa gạt
“không chịu tố thì thân nhân sẽ bị tử hình”, nhưng dại dột tố xong thì
đó là những bằng cớ rành rành để “đội cải cách” thi hành công lý: giết
thể xác địa chủ và giết tâm hồn người thân của họ.
Thế
nhưng, nhìn vào các hiện vật (y phục đồ đạc đắt tiền của địa chủ, nhà
cửa áo xống tồi tàn của bần nông, hình ảnh nông dân thay trâu kéo cày,
kẻ vô sản được đảng ban phát ruộng, gia đình nghèo đoàn tụ sau cuộc chia
ly vì đi ở tớ…), người ta thấy chỉ là một trò tuyên truyền hoàn toàn
bất chấp lịch sử, dù được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Trước hết, một số khách am tường đồ cổ và quá khứ đã cho biết có rất
nhiều hiện vật và hình ảnh phục dựng, giả tạo, sai thời (năm 1958 chưa
có nồi gang, đũa nhựa và thìa phíp trắng; bát tô tận thời bao cấp sau 78
mới xuất hiện; ảnh ông bố cởi trần kéo thứ cày của thập niên 70…). Tất
cả biểu lộ thói khinh thường công luận của những “chuyên gia” trình bày,
nhất là thói gian trá vốn thâm căn cố đế nơi người cộng sản, cái thói
được thản nhiên bày tỏ chẳng những trong ứng xử cuộc sống mà cả trong
giáo khoa, sử sách, tư liệu. Thứ đến, cuộc triển lãm chỉ nói tới những
cái gọi là “thành tựu” của CCRĐ (vốn không có hay nếu có thì toàn những
thành tựu cho riêng đảng, như sẽ nói dưới đây) mà hoàn toàn lãng quên
những sai lầm lớn lao, những tội ác tầy trời và những hậu quả bi thảm
cho con người và xã hội. Điều này là sự cố ý, vì chính giám đốc bảo tàng
có nói: “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” rồi còn
biện minh cho việc giết người cách trâng tráo vô liêm sỉ, cho đó là sự
hy sinh cần thiết: “Có thể những phần trưng bày này sẽ không thỏa mãn
được hết mong muốn của người dân, đặc biệt là những dòng họ, gia đình có
liên quan đến CCRĐ. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ
cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa
vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. Nếu đưa quá nhiều thì
lấn át chủ đề chính là những thành tựu chúng ta đã đạt được trong CCRĐ.
Thôi
thì cũng phải nói với họ (172.000 nạn nhân CCRĐ) rằng sự hi sinh của họ
mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” Đấy là thói bất
phục thiện (không bao giờ nhận lỗi) hầu như luôn tìm thấy nơi người cộng
sản, nhất là hàng ngũ lãnh đạo. Chính thái độ bao che tội ác, lấp liếm
sự thật này (giữa lúc một tác phẩm vạch trần vô số điều xấu xa, độc dữ,
tồi tệ của đảng, đặc biệt trong CCRĐ, vừa xuất hiện trên thị trường và
mạng lưới là Đèn Cù của Trần Đĩnh) đã gây nên sự công phẫn nơi đồng bào
VN từ trong ra tới ngoài nước. Rất nhiều tài liệu lịch sử, công trình
nghiên cứu từ lâu hay nhiều bài viết mới về biến cố đau thương này, soi
chiếu nó dưới mọi khía cạnh, đã được đưa ra hay tái đưa ra cho công
luận, khiến người ta thấy cuộc triển lãm mang nét thứ ba là ngu đần, và
thầm khen taythầy dùi xúi tổ chức cuộc triển lãm đúng là “thằng đểu”.
Hay như lời một người dân Hà Nội: “Chúng nó hết khôn dồn ra dại hay sao
mà lại đi chọc “c...” ra để ngửi với nhau như thế hở!” Khiến cho cuộc
triển lãm dự trù kéo dài 3 tháng phải đóng cửa chỉ sau 3 ngày!
Nhưng
chính nhờ trò “chọc”, màn đểu vắn vỏi này mà công luận có dịp nhìn lại
những tác giả gây ra và kéo dài tội ác “Cải cách” đó.
Trước
hết là Hồ Chí Minh, “kẻ tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng VN”. Không
cần tìm đâu xa, chỉ cần đọc bản cáo trạng “Địa chủ ác ghê” do chính tay y
viết và đăng báo Nhân Dân ngày 21-07-1953 với bút hiệu CB (có lẽ là Của
Bác) để kết án tử vị ân nhân số một của đảng, bà Nguyễn Thị Năm, người
đầu tiên bị đem ra bắn để mở màn chiến dịch. Theo tác giả Bảo Giang
trong bài “Cải cách hay đấu tố”, đó là “bản cáo trạng đẫm máu vô tiền
khoáng hậu trong lịch sử… là sự kết tinh tổng hợp của tất cả những gian
dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó
lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam,
trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuần
nhuyễn và thi hành. Nó trở thành khung, sườn cho mọi cuộc đấu tố. Dù ở
bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải
rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do HCM đề ra. Nó
rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi tất cả đều như một. Theo
đó, nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt
nạn nhân Nguyễn Thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng
luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa
vào gian dối và tạo ra gian dối”, dựa vào bạo lực và tạo ra bạo lực.
Chính vì thế, dân gian đã tặng cho Hồ câu đối để ghi khắc bia miệng ngàn
năm: “Lở đất long trời cuộc phanh thây địa chủ, kìa đạo đức Nguyễn Ái
Quốc Mác-Lê! Thần căm người hận màn đấu tố ân nhân, ấy tình thương Hồ
Chí Minh Cộng sản!”.
Chính
“tấm gương đạo đức Bác Hồ” đó -mà đảng viên, cán bộ và toàn dân bị buộc
phải học tập từ đợt chiến dịch này tới đợt chiến dịch khác- đã đẻ ra
đảng Cộng sản vốn cai trị đất nước từ 60 năm qua theo tinh thần và đường
lối của Hồ. Trước hết là tinh thần độc tài toàn trị. Sử sách và chứng
từ đã cho biết: đảng CS thực thi cuộc CCRĐ với ba mục tiêu. Mục tiêu
chính trị là nắm toàn quyền trên xã hội. CCRĐ là một cách quét sạch
những địa chủ, cường hào, nhân sĩ uy tín, những con người có mầm mống
vươn lên ngoài vòng kiểm soát của đảng. Nghĩa là tất cả những gì mà cách
mạng cho là đối nghịch, nguy hiểm trong tương lai và trong hiện tại.
Quét sạch để xã hội trở nên một tờ giấy trơn, đảng muốn vẽ gì thì vẽ,
trở nên một đàn cừu, đảng dẫn đi đâu thì đi. Mục tiêu kinh tế là tập
trung đất đai tài nguyên vào tay đảng. Những người cày được chia ruộng
(đảng khoác lác có gần 4 triệu nông dân lúc ấy được chia hơn 70 vạn
hecta tịch thu từ địa chủ) chỉ vài năm sau là phải vào hợp tác xã, trả
lại tất cả (ruộng, trâu, cày) cho nhà nước. Việc này nay được hiến định
lẫn luật định rất rõ ràng: nhà nước là địa chủ duy nhất, sở hữu chủ toàn
diện! Và cuối cùng là mục tiêu văn hóa. CCRĐ để phá vỡ cơ cấu thôn làng
gia tộc, vốn là giềng mối của xã hội nông nghiệp ngàn năm, thay vào đó
bằng đoàn đội sản xuất; ngoài ra, khi buộc con tố cha, vợ tố chồng, hàng
xóm tố nhau, CCRĐ còn phá vỡ luân lý gia đình nói riêng và đạo đức xã
hội nói chung, để đảng đưa ra một thứ đạo đức mới, đạo đức cách mạng,
đạo đức bác Hồ, với nguyên tắc duy nhất: cứu cánh biện minh cho phương
tiện. Bất cứ cái gì có lợi cho cách mạng, cho đảng, dù đó là gian dối,
hận thù, đàn áp, dù đó là bóp méo sự thật, chà đạp công lý, tiêu diệt
tình thương, thì đều là tốt là thiện cả!
Do
đó và thứ đến là tinh thần “cách mạng tiến công”, nhiệt thành thực thi
cuộc CCRĐ theo những quy tắc luân lý của riêng nó. Tiêu biểu là “đảng
viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia
miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đấu tố phụ
mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại sĩ nông, đảo
điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu chính là Đặng
Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử). Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn
Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên
thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân gằn giọng: “Tao
với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có
phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi
không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu
Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!
Những
đảng viên tiếp nối gương Hồ và những “học trò xuất sắc” của y nay càng
nhan nhản. Dù ở trung ương hay ở địa phương, chúng đang kéo dài tội ác
CCRĐ đó. Nay nó mang cái tên mới: Giải Phóng Mặt Bằng. Nó không chỉ nhắm
vào ruộng đất mà cả nhà cửa, không chỉ nhắm vào nông dân mà cả thị dân.
Không chỉ là nửa triệu nạn nhân trực tiếp mà cả chục triệu dân oan,
sống vô gia cư, chết vô địa táng, khiếu kiện từ đời ông cha đến đời con
cháu, bị hành hung, kết án, tống ngục. Bọn địa chủ tham lam, tàn bạo thế
hệ mới này còn dự tính dâng cả đất nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân
tộc để chúng hưởng quyền lực và quyền lợi lâu dài.
BBT
BBT
0 comments:
Post a Comment