Trọng Nghĩa - 12-02-2015
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida : Tokyo khai mạc hai ngày hội thảo về tranh chấp biển đảo tại châu Á , - AFP
« Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của luật pháp là điều cần thiết để bảo đảm hòa bình và ổn định trên các vùng biển châu Á vào lúc này ». Trên đây là lời kêu gọi được Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra vào hôm nay, 12/02/2015 tại Tokyo.
Trong
bài tham luận khai mạc hai ngày hội thảo về tranh chấp biển đảo trong
khu vực, Ngoại trưởng Nhật Bản đã nêu bật yêu cầu trên sau khi xác định
rằng : « Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng tranh chấp và căng thẳng trong các vùng biển của châu Á », gợi lên tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Cuộc
hội thảo tại Tokyo tập hợp quan chức từ một số đại sứ quán nước ngoài ở
Tokyo, cùng với nhiều học giả, nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam, Trung
Quốc, và một số nước phương Tây.
Mở
ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang có một loạt tranh chấp biển đảo với tất
cả các láng giềng trong khu vực, trong đó có tranh chấp với Nhật Bản,
theo hãng tin Pháp AFP, cuộc hội thảo này nằm trong nỗ lực của Tokyo để
khẳng định rằng lập trường của mình phù hợp với đánh giá của giới nghiên
cứu.
Bắc
Kinh và Tokyo có mâu thuẫn về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở
Biển Hoa Đông, do Nhật Bản quản lý nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Từ
năm 2012 đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trở nên
căng thẳng vì tranh chấp này, và Trung Quốc liên tục cho tàu công vụ và
máy bay thường xuyên đột nhập vào vùng biển quanh quần đảo để thách thức
Nhật Bản. Vụ thâm nhập gần đây nhất xảy ra hôm thứ Sáu tuần trước, do
hai chiếc tàu Trung Quốc tiến hành.
Bắc Kinh phải làm rõ đường lưỡi bò
Yêu
cầu tôn trọng luật quốc tế còn được một học giả Nhật Bản đề ra với
Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến Biển Đông. Nhà nghiên cứu Shigeki
Sakamoto thuộc Đại học Doshisha ở Kyoto vào hôm nay đã cho rằng Bắc Kinh
cần phải làm rõ hơn các yêu sách chủ quyền bao trùm phần lớn Biển Đông,
nơi Trung Quốc đã vạch ra một « đường chín đoạn » để khẳng định chủ
quyền lịch sử của mình.
Theo ông Sakamoto, « tính
chất hợp pháp của các yêu sách theo đường chín đoạn phải được đánh giá
trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và luật pháp quốc tế nói
chung ». Thế nhưng, chuyên gia này ghi nhận rằng cho đến nay, « Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp bất kỳ một lời giải thích nào ».
0 comments:
Post a Comment