Đất
nước Việt Nam có bao nhiêu người lo lắng tối nay con họ và bản thân họ
không có bát cơm lót dạ hay thức ăn đủ chất để sống không bệnh tật? Có
bao nhiêu người sống trong no đủ, ngay cả thừa mứa, và có thể mang bệnh
tật vào người vì ăn quá nhiều và quá nhiều những thức ăn có độc tố? Có
bao nhiêu người đang đưa vào cơ thể những chất độc của không khí và nước
uống vì không khí và nước nguồn nơi họ sinh sống đã bị ô nhiễm?
Hàng rào cản chính là một ô nhiễm độc hại khác đã ngấm sâu trong con
người Việt ngày hôm nay: dửng dưng, ù lỳ và thiếu thẳng thắn... Mỗi đổi
mới chính bản thân mình, dù nhỏ thế nào, cũng là điều kiện cho một năm
mới, một tương lai mới. Nhận thức tình trạng phải thay đổi ngay giờ phút
này là khởi điểm...
*
Tết Nguyên Đán lại đến với những lời chúc tụng nhau những gì tốt đẹp nhất cho một năm mới.
Ý tưởng tống cựu nghinh tân, tiễn cái cũ đi và đón cái mới tới,
nằm sâu trong chúng ta, những người Việt dù ở trong nước hay khắp mọi
nơi trên thế giới. Giờ giao thừa, 12giờ đêm của ngày cuối năm theo lịch
âm, vẫn mang chút thiêng liêng của giờ phút mà mọi người Việt đều nghĩ
là năm cũ chấm dứt và năm mới bắt đầu.
Nhưng cần hiểu cho đúng, đó chỉ là một cách nói. Chính con người đã đặt
ra ngày nào là ngày cuối và ngày nào là ngày đầu của một năm. Do đó cũ
hay mới là cũng tùy thuộc ở chúng ta. Năm mới có thể là mới của thiên
nhiên, vạn vật. Nhưng năm mới của bản thân từng người thì có gì là mới
nếu người đó không có gì là thay đổi cả? Do đó, không những con người đã
quyết định lúc nào là năm mới, mà chính mỗi người có quyền lực và cũng
chịu trách nhiệm để năm mới của mình đích thực là mới.
Giao thừa và những tập tục ngày Tết với ý tưởng "tống cựu nghinh tân"
vẫn giữ nguyên phần thiêng liêng của nó vì đó là một cách để chúng ta
bắt liên lạc với tổ tiên, với những suy nghĩ, lo lắng, ao ước, thói
quen, niềm vui của họ. Như khi muốn trao đổi với một người ở gần thì ta
đến nhà họ, ở xa thì phải nhờ tới điện thoại, skype....
Tập tục là như vậy. Tập tục là một phương cách truyền thông với những
người đã đi trước, để thấy rõ ràng mình là một sự tiếp nối và mình sẽ
được tiếp nối, để đừng quên chúng ta ngày hôm nay như vậy vì đã có những
thế hệ đi trước như thế, họ đã làm như thế, họ đã sống như thế, và vì
chúng ta hôm nay thế này, vì chúng ta làm những điều này, vì chúng ta
sống như thế này, nên những thế hệ sau sẽ như thế đó.
Tốt hay xấu, con cháu chúng ta sẽ nhận lãnh tất cả.
Nhà hóa học Pháp, Antoine Laurent de Lavoisier (1743-1794) đã chống lại
thuyết nhiên tố bằng những chứng minh hóa học thực tế cho thấy:
Không có gì biến mất, không có gì tự sinh, tất cả là sự chuyển biến
Rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme.
Nhưng trước ông, nhà triết học Hy Lạp Anaxagoras (500-428 TCN) cũng đã đưa ra thuyết:
Không có sinh, không có diệt, có những thực thể pha trộn với nhau rồi lại tách rời nhau
Rien ne naît ni ne périt, mais des choses déjà existantes se combinent, puis se séparent de nouveau
Tương tự với tuệ giác của Tâm Kinh Bát Nhã trong đạo Phật:
Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt...
Chúng ta không thể "tống cựu nghinh tân" với hy vọng ấu trĩ là mở
cửa tống cái cũ ra rồi nó hoàn toàn biến mất, và một cái gì hoàn toàn
mới sẽ xuất hiện. Nhưng theo sự hiểu biết và tiến triển của thế giới
ngày nay, chúng ta biết có thể tống cựu nghinh tân theo tinh thần
"recycling" (tái tạo, tái chế). Cũng với những gì đã có sẵn, con người
có thể lựa chọn và sắp xếp lại để có một cái ta mới, một tình trạng mới.
Thực tế của "recycling, tái tạo, tái chế" cho thấy mọi tình huống
đều có thể được thay đổi/ đổi mới và con người có khả năng nhất định để
đem tới thay đổi, từ tốt đến xấu và cũng ngược lại, từ độc hại đến bổ
ích. Kinh nghiệm cho thấy sự thay đổi thỉnh thoảng có vẻ như là bất
chợt, nhưng thật ra chỉ là sự biểu hiện của một quá trình nối tiếp của
hàng ngàn, hàng trăm ngàn những thay đổi nhỏ, và luôn luôn phải bắt đầu
bằng sự nhận định: tình trạng hiện tại cần một sự thay đổi.
Dĩ nhiên một tình trạng độc hại càng kéo dài thì càng cần nhiều thời
gian và nghị lực để thay đổi, do đó bên cạnh khả năng thay đổi, rất cần
có sự sáng suốt cộng với sự thành thật, tinh thần trách nhiệm và lòng
can đảm, để nhận định với chính mình và thế giới bên ngoài là tình trạng cần thay đổi.
Lẽ dĩ nhiên những dân tộc thông minh là những dân tộc luôn luôn quan
sát những nước khác để tránh không bước vào những lầm lỡ của họ, tiết
kiệm năng lượng và nhiều khi xương máu cho dân tộc mình, khi cần phải
thay đổi những lầm lỡ đó.
Thử nhìn một vài tình trạng tại Việt Nam ngày nay để thấy năm trước hay
năm nay sẽ không có gì mới theo ý của mình, nếu chính mình không đổi
mới:
Yếu tố đầu tiên của con người là hình hài, thân thể. Cũng là yếu tố dễ quan sát nhất.
Độc tố trong thực phẩm
Lấy thí dụ miếng ăn, thức uống. Cho tới nay không còn thiếu những dữ
kiện chứng minh phần lớn những thực phẩm Trung quốc tràn ngập thị trường
Việt Nam đều mang độc tố. Thử hỏi có bao nhiêu phần trăm người Việt đã
biết tình trạng này, và nếu biết, thì đối phó với nó ra sao?
Nếu lắng nghe người dân các tỉnh lớn thì hầu hết nghèo giàu đều nói họ sợ. Sợ rồi thì chấm, hết.
Ai đã lấy thì giờ suy nghĩ tại sao thực phẩm trung quốc đầy độc tố lại lan tràn tự do tại Việt Nam?
Ai đã nhận định: tình trạng này cần một sự thay đổi và lấy quyết định không mua thực phẩm của Tàu? (đây là dịp coi lại những thực phẩm "quý báu" ngày Tết sản xuất tại đâu?)
Nhận định như vậy rồi, có thể chúng ta mới khám phá ra là muốn mua thực
phẩm sản xuất tại Việt Nam không phải là dễ. Vậy ai đã lấy thì giờ suy
nghĩ, từ lúc nào và tại sao Việt Nam không còn sản xuất nữa?
Sẽ có người bắt bẻ chính những sản phẩm của Việt Nam cũng có những độc tố.
Nhưng theo dõi đến nguyên do đầu thì bao giờ những độc tố dùng cũng được
nhập từ Trung cộng, và lý do người sản xuất Việt Nam dùng, là cũng để
có thể cạnh tranh giá thấp trên thị trường với sản phẩm của Tàu.
Ai đã lấy thì giờ suy nghĩ duyên cớ nào mà không những Việt Nam đã đặt
vào tay Trung Hoa nền kinh tế của mình mà đồng thời cả sức khỏe và sinh
mạng của dân tộc? Và quan trọng hơn cả, ai đã nhận định tình trạng này không thể tiếp diễn, cần một sự thay đổi?
Ông cha chúng ta ngày xưa lọt vào tay Trung Hoa rồi, phải cần 1000 năm
và bao xương máu mới thoát khỏi móng vuốt của họ. Nếu tính một thế hệ là
80 năm, thì bao nhiêu người Việt Nam biết rằng ngày nay có những vùng
đất chính thức là lãnh thổ của mình mà trước mắt, một thế hệ người Việt
sẽ không được làm chủ? Còn có bao giờ những thế hệ nối tiếp nhận lại
được đất đai cha ông họ đã cho Trung quốc "thuê"? Sợ là không. Vì thế hệ
hiện tại không dứt khoát nhận định tình trạng này không chấp nhận được, cần một sự thay đổi, thì sau vài thế hệ, có còn ai nhớ?
Độc tố trong nước uống, trong không khí
Có rất nhiều nghiên cứu Việt Nam cũng như ngoại quốc về tình trạng ô
nhiễm nước ở Việt Nam (thí dụ như của hội The Water Project
Organisation). Tất cả đều đưa đến kết quả là một trong hai nguyên nhân
quan trọng là sự thiếu nhận thức của người dân nhưng nguyên nhân chính
là sự yếu kém trong quản lý nước thải công nghiệp.
Nhiều cơ sở công nghiệp sử dụng nước sạch để chuyên chở chất thải từ các
nhà máy của họ thẳng vào các kênh rạch, sông, hồ. Hầu hết các doanh
nghiệp đã không có một hệ thống xử lý nước thải và các khu công nghiệp
cũng không có một nhà máy tập trung nước thải để xử lý. Nước thải công
nghiệp đã trực tiếp xả ra kênh rạch, hồ, ao, sông, gây ô nhiễm nghiêm
trọng. Thí dụ, trong năm 2008 nhà máy bột ngọt Đài Loan Vedan bị bắt quả
tang đã đổ nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của họ vào sông Thị Vải
và chỉ khi cá, vịt nuôi bị nhiễm độc chết, mới bị phát hiện. Báo chí,
dư luận VN nhao lên, nhưng chỉ thấy để ý đến vấn đề Vedan phải đền một
phần tiền thiệt hại. Còn trường hợp nào hãng này có thể chôn ngầm 1059m
đường ống sắt để xả nước thải trong nhiều năm, mà nhà chức trách cũng
như công nhân và dân quanh vùng không ai biết, có vẻ không gây chú ý, và
quan trọng hơn cả là tình trạng ô nhiễm được giải quyết ra sao, tới nay
không ai nhắc tới.
Bài học "ô nhiễm nước là cái chết của thiên nhiên và động vật" không có người học, nên tuy các cơ sở ngoại quốc rải rác từ Nam chí Bắc mà không có ai nhận định là tình trạng khắp nơi cần một sự thay đổi.
Tháng 4,2014 Công ty Nicotex Thanh Thái (huyện Yên Định, Thanh Hóa) bị
phát giác chôn hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và làm
gần 1000 người dân nơi đây mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, thần
kinh, u bướu, vô sinh và sinh con dị dạng...
Tổ chức vào cùng thời gian đó, tại hội thảo “Kiểm soát ô nhiễm nước Việt
Nam: Thực tiễn và chính sách” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng phối hợp, các
chuyên gia môi trường bó tay nhận định tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở
Việt nam đã vượt khỏi khả năng kiểm soát.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam là một trong các
quốc gia châu Á có số tử vong vì ô nhiễm không khí (trong nhà cũng như
ngoài trời) cao nhất. Khảo sát của Sở Y tế Hà Nội cho biết 72% hộ gia
đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Nguyên nhân chính dẫn tới
tình trạng ô nhiễm này, theo các chuyên gia môi trường đánh giá, chính
là phương tiện giao thông cá nhân. Đề nghị giải quyết của cấp hữu trách
là giao cho các hãng ngoại quốc xây dựng những hệ thống tàu điện cao
tầng và tàu điện ngầm tại Hà Nội và Sài Gòn. Nhưng không thấy có kế
hoạch đối phó trước đó với vòm trời chăng dây điện chằng chịt của 2
thành phố này, và khủng khiếp hơn nữa là tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa
lớn. Hà Nội khoe khoang những khu nhà cao cấp nhưng hệ thống cống rãnh
chẳng hạn vẫn còn chủ yếu là hệ thống từ thời Pháp thuộc, với những vá
víu loanh quanh.
Tất cả những vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam đã và đang xảy ra ít nhiều tại
các nước nghèo thiếu trình độ, thiếu tổ chức. Hai cường quốc lớn nhưng
cũng dẫn đầu về ô nhiễm không khí là Trung Hoa và Ấn độ. (Nga cũng có
một số điểm "nóng").
Cách đối phó với nạn ô nhiễm có liên quan trực tiếp với tình trạng nhân
quyền và dân chủ của một nước. Cường quốc giàu có đem tiền bạc đi đầu tư
khắp thế giới với mộng bá chủ là Trung quốc, nhưng tại chính đất nước
họ, gần 90% các thành phố lớn đều không đạt chuẩn về chất lượng không
khí, theo tin vừa được Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đưa ra hôm
2/2/2015. Điều này cho thấy lý do dẫn chứng thường được đưa ra là "dân
trí" không phải là lý do nguyên thủy, mà chỉ là một cái bình phong che
sự thật. Vì ngay cả mức độ "dân trí" cũng chỉ là kết quả của một chính
sách bưng bít sự thật và cố tình không giáo dục dân chúng.
Bao nhiêu người Việt nhận thức được hiểm họa ô nhiễm nguồn sống chính của mình là nước và không khí, và hiểu là tình trạng cần một sự thay đổi tức khắc?
Bao nhiêu người suy nghĩ và tìm hiểu về con số bao chục tỷ Mỹ kim Việt
Nam đã nhận của chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official
Development Assistance) đầu tư vào các dự án môi trường và chống ngập
lụt?
Gia tài của mẹ: dửng dưng, ù lỳ, và ô nhiễm phóng xạ?
Đất nước Việt Nam có bao nhiêu người lo lắng tối nay con họ và bản thân
họ không có bát cơm lót dạ hay thức ăn đủ chất để sống không bệnh tật?
Có bao nhiêu người sống trong no đủ, ngay cả thừa mứa, và có thể mang
bệnh tật vào người vì ăn quá nhiều và quá nhiều những thức ăn có độc tố?
Có bao nhiêu người đang đưa vào cơ thể những chất độc của không khí và
nước uống vì không khí và nước nguồn nơi họ sinh sống đã bị ô nhiễm?
Tất cả những người đó sẽ chia xẻ với nhau khá đồng đều những ách nạn khi
xảy ra rò rỉ phóng xạ tại Ninh Thuận. Không cần phải một tai họa lớn cỡ
Chernobyl hay Fukushima, chỉ cần sự rò rỉ hàng ngày vì những hãng ngoại
quốc tắc trách mà nhà nước Việt Nam thì đã chứng tỏ rõ ràng cho tới
ngày hôm nay, là không có khả năng và cũng không có ý muốn kiểm soát họ.
Điều này hiển nhiên không thể cãi được, vì giao trắng cho một công ty
ngoại quốc làm một công việc nguy hiểm mà mình không có hy vọng kiểm
soát, là gián tiếp cho thấy mình không có ý định kiểm soát. Những vùng
đất bao quanh bởi hàng rào canh gác của công ty Rosatom không còn bóng
người Việt nào đặt chân đến, vậy làm sao biết được công ty này đang làm
gì và đem tới những món đồ vật gì?
Cuối năm 2012, vì hoạt động trong một dự án tìm dầu ngoài khơi cùng với
Nga, Na Uy đã phát giác một lượng khổng lồ rác phóng xạ. Chính phủ Nga
sau đó đã phải trao một số tài liệu liên quan bằng tiếng Nga cho Na Uy,
công nhận đã đổ một số lượng lớn các lò hạt nhân đã ngưng hoạt động vào
biển Kara ở Bắc Băng Dương, phía bắc Siberia. Điều kiện dự án tìm dầu có
thể tiếp tục là khả năng của Nga phải di chuyển những rác phóng xạ
này.(?!!). Nga là một nước không có tự do báo chí nên cho tới nay, tin
tức thêm về vấn đề này chưa được lọt ra.
Cách đối phó với nạn ô nhiễm có liên quan trực tiếp với tình trạng nhân
quyền và dân chủ của một nước. Cường quốc giàu có đem tiền bạc đi đầu tư
khắp thế giới với mộng bá chủ là Trung quốc, nhưng tại chính đất nước
họ, gần 90% các thành phố lớn đều không đạt chuẩn về chất lượng không
khí, theo tin vừa được Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đưa ra hôm
2/2/2015. Điều này cho thấy lý do dẫn chứng thường được đưa ra là "dân
trí" không phải là lý do nguyên thủy, mà chỉ là một cái bình phong che
sự thật. Vì ngay cả mức độ "dân trí" cũng chỉ là kết quả của một chính
sách bưng bít sự thật và cố tình không giáo dục dân chúng.
Bao nhiêu người Việt nhận thức được hiểm họa ô nhiễm nguồn sống chính
của mình là nước và không khí, và hiểu là tình trạng cần một sự thay đổi
tức khắc?
Bao nhiêu người suy nghĩ và tìm hiểu về con số bao chục tỷ Mỹ kim Việt
Nam đã nhận của chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official
Development Assistance) đầu tư vào các dự án môi trường và chống ngập
lụt?
Gia tài của mẹ: dửng dưng, ù lỳ, và ô nhiễm phóng xạ?
Đất nước Việt Nam có bao nhiêu người lo lắng tối nay con họ và bản thân
họ không có bát cơm lót dạ hay thức ăn đủ chất để sống không bệnh tật?
Có bao nhiêu người sống trong no đủ, ngay cả thừa mứa, và có thể mang
bệnh tật vào người vì ăn quá nhiều và quá nhiều những thức ăn có độc tố?
Có bao nhiêu người đang đưa vào cơ thể những chất độc của không khí và
nước uống vì không khí và nước nguồn nơi họ sinh sống đã bị ô nhiễm?
Tất cả những người đó sẽ chia xẻ với nhau khá đồng đều những ách nạn khi
xảy ra rò rỉ phóng xạ tại Ninh Thuận. Không cần phải một tai họa lớn cỡ
Chernobyl hay Fukushima, chỉ cần sự rò rỉ hàng ngày vì những hãng ngoại
quốc tắc trách mà nhà nước Việt Nam thì đã chứng tỏ rõ ràng cho tới
ngày hôm nay, là không có khả năng và cũng không có ý muốn kiểm soát họ.
Điều này hiển nhiên không thể cãi được, vì giao trắng cho một công ty
ngoại quốc làm một công việc nguy hiểm mà mình không có hy vọng kiểm
soát, là gián tiếp cho thấy mình không có ý định kiểm soát. Những vùng
đất bao quanh bởi hàng rào canh gác của công ty Rosatom không còn bóng
người Việt nào đặt chân đến, vậy làm sao biết được công ty này đang làm
gì và đem tới những món đồ vật gì?
Cuối năm 2012, vì hoạt động trong một dự án tìm dầu ngoài khơi cùng với
Nga, Na Uy đã phát giác một lượng khổng lồ rác phóng xạ. Chính phủ Nga
sau đó đã phải trao một số tài liệu liên quan bằng tiếng Nga cho Na Uy,
công nhận đã đổ một số lượng lớn các lò hạt nhân đã ngưng hoạt động vào
biển Kara ở Bắc Băng Dương, phía bắc Siberia. Điều kiện dự án tìm dầu có
thể tiếp tục là khả năng của Nga phải di chuyển những rác phóng xạ
này.(?!!). Nga là một nước không có tự do báo chí nên cho tới nay, tin
tức thêm về vấn đề này chưa được lọt ra.
Những ô nhiễm khu vực như một con sông chết vì ô nhiễm, nếu muốn được
lọc sạch những chất độc, một thành phố bị ngạt thở, nếu muốn bụi và khí
độc trong không khí giảm xuống, cần năm, mười, hai mươi năm chấm dứt
nguyên nhân ô nhiễm, giúp thiên nhiên hồi phục.
Ô nhiễm phóng xạ có tầm thước không thể so sánh vì:
Phóng xạ là một hiểm họa không màu, không mùi, không vị, không biên
giới, cho mọi loài và kéo dài ảnh hưởng lên nhiều thế hệ. Nhiễm độc
phóng xạ từ Chernobyl đã bay qua tới Scandinavia, rác phóng xạ từ
Fukushima đã tràn xuống Thái Bình Dương trước sự chứng kiến bất lực của
con người. Mọi biến cố xảy ra tại Ninh Thuận sẽ bao trùm cả Việt Nam, đó
là điều chúng ta phải nhận định rõ ràng. Hãy Bảo Vệ Việt Nam Hôm Nay (1)
Ngày nay tại Chernobyl những chất phóng xạ rò rỉ như Caesium và
Plutonium đã ngấm xuống đất và trong mạch nước, và sẽ vẫn còn trong môi
trường một khoảng thời gian dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, ở
những mức độ thấp dần.
Ở Việt Nam, so với ô nhiễm không khí và nguồn nước, vấn đề ô nhiễm phóng
xạ tuy nếu xảy ra, thì trầm trọng không thể lường được, nhưng có lợi
thế vì chưa (hy vọng) xảy ra. Lý do chánh đáng để ngay bây giờ mọi người
phải lấy quyết định: tức khắc thay đổi tình trạng hiện nay.
Hàng rào cản chính là một ô nhiễm độc hại khác đã ngấm sâu trong con
người Việt ngày hôm nay: dửng dưng, ù lỳ và thiếu thẳng thắn.
Mỗi đổi mới chính bản thân mình, dù nhỏ thế nào, cũng là điều kiện
cho một năm mới, một tương lai mới. Nhận thức tình trạng phải thay đổi
ngay giờ phút này là khởi điểm.
Dứt khoát nhìn nhận sự sai lầm của một ý thức hệ, của một quyết định,
một hành động, vào một thời điểm nào đó, không đòi hỏi nhiều can đảm.
Chỉ cần một sự lương thiện đối với chính mình, và có thể được giúp đỡ
bởi tinh thần trách nhiệm đối với những thế hệ tiếp nối.
Những lời phân bua lòng vòng cho những sai lầm trong quá khứ không quan
trọng và làm mất thì giờ. Chỉ có những hành động xây dựng một cái mới
tốt đẹp hơn mới có giá trị.
Trước thềm năm mới, chúng ta cần chiêm nghiệm: nếu ta không mới thì năm mới không có khả năng thực thụ mới.
0 comments:
Post a Comment