Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-02-05
2015-02-05
Con ruồi Tân Hiệp Phát (ảnh minh họa) RFA
Câu chuyện anh Võ Văn Minh ngụ tại Cái Bè, Tiền Giang phát hiện một con
ruồi trong chai nước của hãng Tân Hiệp Phát và rồi bị bắt với cáo buộc
tội “cưỡng đoạt tài sản” đang ngày càng có nhiều búc xúc trong công luận
vì hành vi gài bẫy bắt người của tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chiều ngày ngày 27 tháng 1 năm 2015 Công an Cái Bè đã bắt anh Võ Văn Minh chủ quán cơm An Cư thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang nhận số tiền 500 triệu đồng từ tay của nhân viên tập đoàn Tân Hiệp Phát để bỏ vào cốp xe gắn máy của anh. Anh Minh bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản.
Chiều ngày ngày 27 tháng 1 năm 2015 Công an Cái Bè đã bắt anh Võ Văn Minh chủ quán cơm An Cư thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang nhận số tiền 500 triệu đồng từ tay của nhân viên tập đoàn Tân Hiệp Phát để bỏ vào cốp xe gắn máy của anh. Anh Minh bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản.
Số
tiền rất lớn này đến từ câu chuyện của một con ruồi mà hiện nay trên
các trang mạng xã hội đặt cho nó cái tên là Tân Hiệp Phát. Con ruồi xuất
hiện trong chai nước Number One của tập đoàn này trong tình trạng còn
niêm phong được khách hàng của quán cơm anh Minh phát hiện và từ chối
không uống. Anh Minh đã gọi cho tập đoàn Tân Hiệp Phát để mặc cả sự im
lặng và câu chuyện đã kết thúc qua gói tiền 500 triệu cùng với con ruồi
tai tiếng.
Câu
chuyện của anh Minh có thể xảy ra với bất cứ ai khi nghĩ rằng đổi sự im
lặng bằng tiền là hợp pháp và đối với nhiều người phát hiện một con
ruồi trong chai nước giải khát là trúng số chứ không phải là tai họa.
Giải thích về việc này luật sư Trần Vũ Hải cho biết nguyên tắc mà một công dân cần theo để đòi hỏi sự phát hiện ấy của mình:
-Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ
có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi
thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu
họ muốn thành công hoặc ít nhất được mang ra ánh sáng mà họ không bị bất
lợi. Họ nên nhờ các luật sư và trong trường hợp như thế thì luật sư sẽ
tiến hành một thủ tục rất là bình thường đó là gửi một thư thông báo
quan điểm của thân chủ của mình và yêu cầu nhà sản xuất dịch vụ phải trả
lời bằng văn bản nếu đơn vị nào sai thì họ tìm các thỏa thuận nào đó
những người tiêu dùng kia sẽ được có một sự bảo vệ của các luật sư bởi
vì rõ ràng là chúng tôi hoàn thành xử ở đây là xử công khai.
Bên
cạnh luật sư, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức khá
lớn có văn phòng ở mọi tỉnh thành cũng có thể giúp tư vấn cho những việc
như vậy. Tiến sĩ Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu
dùng Việt Nam cho biết:
- Tôi nghĩ rằng khi phát hiện những sản phẩm không đạt chất lượng cũng
như không thỏa mãn người tiêu dùng thì người tiêu dùng có thể khiếu nại
để được giải quyết hoặc đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình.
Trước tiên là người ta phải khiếu nại trực tiếp đến doanh nghiệp hay cá
nhân hay tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mình. Nếu không được
giải quyết thỏa đáng thì lúc ấy họ có thể nương nhờ bên tư pháp hay các
tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Đối
với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản” bằng cách uy hiếp tinh thần mà công
an đưa ra để bắt giữ anh Võ Văn Minh, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng công
an đã áp dụng sai tội danh, ông cho biết:
-Luật quy định đe dọa dùng vũ lực, đe dọa thôi chứ không phải sử dụng
vũ lực hoặc hình thức khác để uy hiếp tinh thần. Thế thì ở đây chúng tôi
thấy rằng không có việc đe dọa dùng vũ lực. Phía công an cho là uy hiếp
vể tinh thần thế nhưng mà Tân Hiệp Pháp là một pháp nhân chứ phải con
người đâu mà có tinh thần? Tinh thần thì phải nói đến con người cụ thể.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một tập đoàn rất lớn có hàng vạn công nhân
hàng ngàn cán bộ và hàng trăm cổ đông tức là cái tập đoàn này không phải
là một thể nhân, không phải là một con người hay một thể nhân giám định
được họ bị uy hiếp vể tinh thần. Phía công an đã sử dụng sai tội danh
này.
Gậy ông đập lưng ông
Tai
tiếng cho anh Minh và gia đình thì ít nhưng cho bản thân tập đoàn Tân
Hiệp Phát thì nhiều gấp ngàn lần. Là một tập đoàn nước giải khát được
xem là tầm cỡ hiện nay nhưng Tân Hiệp Phát sử dụng chiêu thức gài bẫy
một người dân bình thường khiến công luận thay vì lên án anh Minh lại
chê bai hành động tiểu nhân không nên có của một tập đoàn lớn. Đây không
phải là lần đầu Tân Hiệp Phát bịt miệng người tiêu dùng khi phát hiện
sai sót của mình bằng hành vi thông báo cho công an. Tháng 6 năm 2012
anh Trần Quốc Tuấn cư ngụ tại Bình Thạnh cũng bị bắt với số tiền 50
triệu của Tân Hiệp Phát để đổi lại sự im lặng việc có một con gián trong
chai trà xanh do công ty này sản xuất.
Không
những vậy, sau khi vụ bắt anh Võ Văn Minh xảy ra báo chí khui lại những
hành vi sai trái của tập đoàn này mà vụ nghiêm trọng nhất vào năm 2009
với hàng chục tấn hóa chất dùng để pha chế làm nước giải khát đã qua hạn
sử dụng của tập đoàn này đang cất giữ.
Tân
Hiệp Phát có lẽ là tập đoàn nhiều tai tiếng nhất trong lĩnh vực vệ sinh
an toàn thực phẩm vì đã có không ít vụ tố cáo những dơ bẩn của sản phẩm
của Tân Hiệp Phát. TS Vương Ngọc Tuấn cho biết ông đã nhiều lần nhận
được thông tin này từ người tiêu dùng nhưng Tân Hiệp Phát chưa bao giờ
xử lý đúng theo quy định pháp luật, ông Tuấn nói:
-Trong thời gian tôi phụ trách công tác tư vấn cho các khiếu nại của
người tiêu dùng cũng có một số các khiếu nại liên quan đến hàng hóa dịch
vụ của Tân Hiệp Phát và trong những trường hợp như thế thì chúng tôi
luôn luôn phản ảnh đến Tân Hiệp Phát để nơi này giải quyết trực tiếp đến
người tiêu dùng và sau đó phản hồi lại cho Hội Bảo vệ người tiêu dùng
được biết kết quả giải quyết. Nhưng tôi có thể nói rằng hầu như các
khiếu nại tôi nhận được từ người tiêu dùng phản hồi cho Tân Hiệp Phát
thì nơi này chưa bao giờ có một phản hồi một cách đầy đủ về cái kết quả
giải quyết khiếu nại.
Gài
bẫy để bắt người nhằm che dấu sai trái của mình là hành vi không chính
đáng của một tập đoàn nổi tiếng. Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ ý kiến của
ông:
-Vụ nước giải khát con ruồi này và Tân Hiệp Pháp phối hợp với công an
để gài bẫy và bắt anh Võ Văn Minh theo chúng tôi thì dư luận không đồng
tình bởi vì Tân Hiệp Phát đã chấp nhận yêu cầu đó, tức là đổi lấy sự
không công bố thông tin vê chai nước giải khát có ruồi lấy 500 triệu lẽ
ra Tân Hiệp Pháp đã thỏa thuận với họ thì phải tôn trọng cái thỏa thuận
đó và không để công an can thiệp nhưng ngược lại họ tìm cách gài bẫy cho
anh ký vào thỏa thuận đấy và báo công an để công an bắt quả tang theo
chúng tôi là không được trường hợp này không nhân văn và thiếu đạo đức.
Anh
Võ Văn Minh bị bắt với tang vật mà công an xác định là chai nước giải
khát Number One chưa bóc tem có chứa con ruồi bên trong. Với tư cách là
đồng chủ quán cơm An Cư, vợ anh Minh hoàn toàn có quyền tố cáo sự làm ăn
cẩu thả thiếu trách nhiệm của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gây bất lợi cho
quán cơm của chị. Khởi tố tập đoàn có bí danh con ruồi này sẽ giải tỏa
được bản án cho chồng và hơn nữa cho dư luận thấy sự công tâm của tòa án
trước đồn đoán cho rằng tư pháp đang nằm trong tay các tập đoàn hay
nhóm lợi ích. Trước ý kiến này luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ:
-À, vâng đây là một ý kiến hay! Hiện nay trước mặt tôi là luật sư mà
gia đình đang yêu cầu bảo vệ cho anh Võ Văn Minh thì tôi nghĩ luật sư
đấy sẽ tính toán để giúp gia đình để đối phó lại với Tân Hiệp Phát và
bảo vệ anh Minh.
Báo
chí cùng đồng ý là câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát sẽ giúp cho các
công ty giải khát nhỏ hơn hưởng lợi trong những ngày Tết sắp tới. Mạng
xã hội đang cùng nhau lên tiếng tẩy chay sản phẩm của tập đoàn này. Họ
lên tiếng vì hành vi nhỏ mọn một phần, phần khác quan trọng hơn, họ muốn
cảnh báo nguy cơ mang mầm bệnh cho toàn xã hội trước việc làm ăn gian
dối đầy ruồi nhặng trong sản phẩm của tập đoàn này.
0 comments:
Post a Comment