Ở thành phố Tacloban, trong chuyến đi làm thiện nguyện cho các nạn
nhân của bão Haiyan vừa qua, mình có đến thăm một đài tưởng niệm về một
biến cố của đất nước Philippines. Nó sẽ là bình thường như bao đài tưởng
niệm khác ở cái đất nước này mà mình được gặp (không tính đến cái mình
chưa tận mắt thấy) nếu như nó không có cái tên và chữ ký làm cho mình
phải để ý.
Cái tên và chữ ký đó là của Ferdinand E. Marcos (một nhà độc tài của
Philippines đã bị lật đổ năm 1986). Sau một hồi tham quan và tranh thủ
chụp hình lưu niệm (đài tưởng niệm này cũng bị ảnh hưởng nặng trong cơn
bão vừa qua, có một bức tượng đã bị ngã đổ, và một số khác bị hư hỏng,
đã được chính quyền địa phương khắc phục). Mình đến đọc trên tấm bản
được gắn ngay tại đó, và phát hiện ra tên người đã xây dựng đài tưởng
niệm này. Đó là Marcos, một người bị coi là một nhà độc tài chuyên chế
và đa phần người dân không thích, và có một số câm thù.
Câu hỏi ngay lúc đó trong đầu mình là nếu cái này mà ở Việt Nam liệu nó có còn tồn tại đến giờ không nhỉ ?
Và vì có câu hỏi đó ngay trong đầu, nên mình lại thấy phục chính
quyền Philippines sau biến cố lật đổ nhà độc tài này. Như được biết,
người tổng thống đầu tiên lên nắm quyền sau khi Marcos bị lật đổ là bà
Corazon Aquino, vợ của ông Benigno (Ninoy) Aquino Jr. Ông là người bị
bắn chết tại sân bay Manila lúc vừa từ Mỹ trở về để đối mặt với Tổng
thống Ferdinand Marcos trong cuộc bầu cử năm 1983, và là một anh hùng
dân tộc.
Nhưng tại sao nó không bị gỡ bỏ, hay bị đục phá, hay bị giật sập nhỉ? Một câu hỏi trong đầu tôi.
Có lẽ do tôi sống trong đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
và được giáo dục sự thù hằn ngay từ nhỏ trên ghế nhà trường về cái chế
độ xấu xa “ngụy quân ngụy quyền”. Cũng may là mình không bị tiêm nhiễm.
Và bởi lẽ những gì tôi thấy bằng mắt, đọc được những tài liệu hay xem
được những hình ảnh về sự đập phá hay xóa bỏ những gì của chế độ trước
làm cho suy nghĩ tôi bị đi theo lối mòn như thế. Ngay cả những bia tưởng
niệm các chiến sỉ của quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến năm
1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược cũng còn bị đục bỏ kia mà.
Thật tình mà nói, không chỉ một cái tượng đài này không thôi, mà ở
trên đất nước Philippines này tôi bắt gặp rất nhiều tượng đài, những dấu
tích của chế độ độc tài Marcos. Ngay cả trong phủ tổng thống khi tôi
được mời đến tham quan, cũng có rất nhiều hình ảnh những dấu tích, những
tài liệu của ông này mà không hề có chuyện bị đốt bỏ. Ông vẫn được tôn
trọng, vẫn được ghi nhận như là một phần của lịch sử một cách công minh.
Nghĩ đến đấy, mà tôi thấy buồn cho cái đất nước của tôi. Nghĩ đến
nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nghĩ đến mộ của Tổng thống Ngô Đình Diệm
đến giờ vẫn không có ảnh, không có tên, nghĩ đến các chiến sĩ Việt Nam
Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa, các chiến sĩ của cuộc
chiến tranh biên giới phía bắc chống bọn xâm lược Trung Quốc. Tại sao?
Người cộng sản đã làm gì với lịch sử Việt Nam? Và đến khi nào? Lịch
sử Việt Nam phải được trả lại đúng sự thật của nó, để các học sinh được
học những điều đúng ở trường học, một môi trường phải được xây dựng trên
nền móng của sự thật.
Ngày đó sẽ phải đến.
Manila, 27-12-2013.
Peter Lâm Bùi
0 comments:
Post a Comment