Tấm Thẻ Bài
số 4092-14-29492vb8122213
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.
Ba của tôi vượt biên một mình năm 1982; Ba năm sau tôi, hai em, và má tôi lên máy bay rời VN theo diện đoàn tụ.
Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nửa em eôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.
31 năm rồi kễ từ ngày Ba tôi rời bỏ quê hương mang đời thất quốc, Ba của tôi hãnh diện với hai danh từ "tỵ nạn Chính trị". Ông bảo ông không làm "Cỏ leo đầu Tường".
Tô có hỏi nghĩa gì? Nhưng tôi cũng không rõ lắm!
Cỏ leo đầu tường thì gió thổi chiều nào ngã theo chìu nấy!
Ba tôi càng già càng khó tánh. Bạn Bè nào đi Du lịch Thailand về là Ông không tiếp. Tôi hỏi tại sao? Ông bảo ông vượt biên bằng đường biển. Tàu của Ông đi tuy không bị cướp Thai lan; nhưng Ông cảm thông nổi đau tỳ vết tâm linh của những thuyền nhân bị cướp hãm hiếp, có thân nhân bị giết hay bị bắt mất tích và Ông nghĩ vẫn còn một số vẫn còn sống trên các đảo hoang nào đó trong Vịnh Thailand.
Ông cũng không tiếp những người Du lịch Hồng Kông hay Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc cướp Đảo, cướp đất Vn mà du lịch Trung Quốc tức đem tiền đổ vào Trung Quốc thì có khác gì giúp Tàu giàu mạnh để thôn tính nước VN.
Ông cho rằng xin cái Visa về thăm Việt Nam là chấp nhận chế độ độc tài độc đảng của CS Việt nam.
Ông nội tôi mất ở VN 10 năm trước. Ba tôi phone về an ủi Bà Nội và chỉ khóc mà nói:
- Hiếu trung con không thể trọn được cả hai; Con giữ nước nhưng con làm mất nước nên phải mang thân đời Vong Quốc; xin Mẹ tha cho tội con bất hiếu.
Cuối cùng bà già 92 tuổi còn khỏe mạnh hơn cả đứa con phải đi ra ngoại quốc thăm con! Ở phi trường ngày đón Bà Nội của tôi; Ba tôi ôm chầm lấy bà mà khóc như con nít.
Thằng cháu nội lên 6 nói với Má của nó:
- Má! Ông Nội cũng biết khóc!
Bà Nội tôi nói:
- Con già rồi mà còn khóc như con nít; Cháu nội nó cười kìa.
Mà thấy tức cười thật. Ba tôi 70 tuổi rồi tóc cũng bạc gần hết, ôm Mẹ 92 tuổi tóc trắng như bông không còn cọng nào đen mà khóc sướt mướt làm tôi cũng muốn khóc theo cho cảnh trùng phùng ít thấy nầy.
Một tuần sau, cơm chiều xong ba tôi bị cảm và ho khúc khắc. Bà nội bắt ba tôi nằm trên giường cho bà cạo gió. Ba tôi cũng như tôi đều nói:
- Xứ nầy đâu còn ai cạo gió nữa Nội.
Bà không chịu; Ba tôi phải chìu theo nằm dài trên giường vạch áo lên cho Bà Nội tôi cạo gió.
Tôi nói để con đi lấy cái muỗng và chai dầu xanh.
Bà nội tôi nói bà có đây và lấy trong túi xách của Nội chai dầu Tràm rồi lần lưng lấy cái túi nhỏ bằng vải màu đen. Đó là một miếng kim loại hình chữ nhật sáng bạc, bốn cạnh bo tròn. Ba tôi nói:
- Má còn giữ tấm thẻ của anh Hai?
Tôi chìa tay:
- Nội cho Con xem?
Tấm thẻ bài mang tên họ số quân và loại máu của bác tôi.
Bác hơn ba Tôi có một tuổi và ông tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Trả lại tấm thẻ bài, tôi đứng coi Bà Nội tuổi 90 cạo gió cho ông con tuổi thất thập, và nhớ câu chuyện về người bác tử trận mà Ba tôi hay kể. Ông bác này tử trận cùng ngày với Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo; Anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Bác Hai của tôi binh nhì chết trận; cũng được vinh thăng Hạ Sĩ nhưng chết mất xác! Bà Nội kể lại ngày nhận thư báo tử của bác chỉ 1 tờ giấy báo tử và tấm thẻ bài nầy mà thôi.
Người đem thư kể lại là địch tràn ngập căn cứ, cấp chỉ huy yêu cầu bắn vào căn cứ coi như giết cả đôi bên.
Bác của tôi chết không biết do đạn từ phe bên nào? Địch hay ta nhưng có một điều là: Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?
Một tấm kim loại có khắc tên họ số quân và loại máu rớt trong cống rãnh hay trên đường không ai thèm lượm; nhưng lại có giá trị gần như tuyệt đối vô giá với một người mẹ mất con và mất đến cả không nhận được xác con để ôm khóc một lần cuối! Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
Tôi thấy thương Bà Nội vô cùng.
Trần Thiện Phi Hùng
Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nửa em eôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.
31 năm rồi kễ từ ngày Ba tôi rời bỏ quê hương mang đời thất quốc, Ba của tôi hãnh diện với hai danh từ "tỵ nạn Chính trị". Ông bảo ông không làm "Cỏ leo đầu Tường".
Tô có hỏi nghĩa gì? Nhưng tôi cũng không rõ lắm!
Cỏ leo đầu tường thì gió thổi chiều nào ngã theo chìu nấy!
Ba tôi càng già càng khó tánh. Bạn Bè nào đi Du lịch Thailand về là Ông không tiếp. Tôi hỏi tại sao? Ông bảo ông vượt biên bằng đường biển. Tàu của Ông đi tuy không bị cướp Thai lan; nhưng Ông cảm thông nổi đau tỳ vết tâm linh của những thuyền nhân bị cướp hãm hiếp, có thân nhân bị giết hay bị bắt mất tích và Ông nghĩ vẫn còn một số vẫn còn sống trên các đảo hoang nào đó trong Vịnh Thailand.
Ông cũng không tiếp những người Du lịch Hồng Kông hay Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc cướp Đảo, cướp đất Vn mà du lịch Trung Quốc tức đem tiền đổ vào Trung Quốc thì có khác gì giúp Tàu giàu mạnh để thôn tính nước VN.
Ông cho rằng xin cái Visa về thăm Việt Nam là chấp nhận chế độ độc tài độc đảng của CS Việt nam.
Ông nội tôi mất ở VN 10 năm trước. Ba tôi phone về an ủi Bà Nội và chỉ khóc mà nói:
- Hiếu trung con không thể trọn được cả hai; Con giữ nước nhưng con làm mất nước nên phải mang thân đời Vong Quốc; xin Mẹ tha cho tội con bất hiếu.
Cuối cùng bà già 92 tuổi còn khỏe mạnh hơn cả đứa con phải đi ra ngoại quốc thăm con! Ở phi trường ngày đón Bà Nội của tôi; Ba tôi ôm chầm lấy bà mà khóc như con nít.
Thằng cháu nội lên 6 nói với Má của nó:
- Má! Ông Nội cũng biết khóc!
Bà Nội tôi nói:
- Con già rồi mà còn khóc như con nít; Cháu nội nó cười kìa.
Mà thấy tức cười thật. Ba tôi 70 tuổi rồi tóc cũng bạc gần hết, ôm Mẹ 92 tuổi tóc trắng như bông không còn cọng nào đen mà khóc sướt mướt làm tôi cũng muốn khóc theo cho cảnh trùng phùng ít thấy nầy.
Một tuần sau, cơm chiều xong ba tôi bị cảm và ho khúc khắc. Bà nội bắt ba tôi nằm trên giường cho bà cạo gió. Ba tôi cũng như tôi đều nói:
- Xứ nầy đâu còn ai cạo gió nữa Nội.
Bà không chịu; Ba tôi phải chìu theo nằm dài trên giường vạch áo lên cho Bà Nội tôi cạo gió.
Tôi nói để con đi lấy cái muỗng và chai dầu xanh.
Bà nội tôi nói bà có đây và lấy trong túi xách của Nội chai dầu Tràm rồi lần lưng lấy cái túi nhỏ bằng vải màu đen. Đó là một miếng kim loại hình chữ nhật sáng bạc, bốn cạnh bo tròn. Ba tôi nói:
- Má còn giữ tấm thẻ của anh Hai?
Tôi chìa tay:
- Nội cho Con xem?
Tấm thẻ bài mang tên họ số quân và loại máu của bác tôi.
Bác hơn ba Tôi có một tuổi và ông tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Trả lại tấm thẻ bài, tôi đứng coi Bà Nội tuổi 90 cạo gió cho ông con tuổi thất thập, và nhớ câu chuyện về người bác tử trận mà Ba tôi hay kể. Ông bác này tử trận cùng ngày với Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo; Anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Bác Hai của tôi binh nhì chết trận; cũng được vinh thăng Hạ Sĩ nhưng chết mất xác! Bà Nội kể lại ngày nhận thư báo tử của bác chỉ 1 tờ giấy báo tử và tấm thẻ bài nầy mà thôi.
Người đem thư kể lại là địch tràn ngập căn cứ, cấp chỉ huy yêu cầu bắn vào căn cứ coi như giết cả đôi bên.
Bác của tôi chết không biết do đạn từ phe bên nào? Địch hay ta nhưng có một điều là: Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?
Một tấm kim loại có khắc tên họ số quân và loại máu rớt trong cống rãnh hay trên đường không ai thèm lượm; nhưng lại có giá trị gần như tuyệt đối vô giá với một người mẹ mất con và mất đến cả không nhận được xác con để ôm khóc một lần cuối! Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
Tôi thấy thương Bà Nội vô cùng.
Trần Thiện Phi Hùng
0 comments:
Post a Comment