Quan tài của ôngNguyễn Cao Kỳ được gia đình phủ 3 lá cờ của Việt Nam, Mỹ và Mã Lai |
Trường Sơn
BBT: vừa qua chúng tôi có cho đăng tải bài Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
của Vũ Ánh nói về đề tài phủ cờ Vàng. Nay chúng tôi đọc được các email
dưới đây với nhiều ý kiến mới mẽ nên xin mạn phép đăng tiếp những email
này để rộng đường dư luận.
---00---
From: Tuan Le (
tuanle72@yahoo.com)
Kính thưa Quý Vị
Trong nhà tôi có 5 cây cờ Vàng ở 3 nơi: phòng
khách, phòng giải trí, phòng học thì 3 lá cờ. Trên nóc nhà thì có cờ
Vàng. Xe thì có 2: một ở kiếng sau xe, một ở kiếng trước cho mọi người
thấy. Lá cờ Quốc Gia VNCH đã theo vận nước từ năm 1975 nhưng ở đâu có
người Việt, ở đó có cờ Vàng. Cá nhân tôi từng hạ cờ VC ở những văn
phòng, trường học, trung tâm giữ trẻ đồng thời mỗi lần hạ là mỗi lần cờ
Vàng được treo lên, như ở trung tâm giải trí có số người thăm viếng đông
đảo nhất nước Úc - Gold Coast. Trường tiểu học với hơn 200 lá cờ Vàng
trong ngày lễ sống vui vẻ hòa đồng, Harmony Day. Đó chỉ là vài trong
nhiều trường hợp hạ cờ đỏ vương cao cờ Vàng tại Brisbane.
Từ lúc sinh ra đời, 18 năm dưới chế độ VC, tôi
không thấy lá cờ VNCH, chỉ thấy trong 1 vài hình ảnh năm xưa của gia
đình còn sót lại sau ngày đen tối 30/4. Từ khi vưọt biển tới Thái Lan,
tôi thấy cờ Vàng trong các buổi lễ trong trại tị nạn và như trong tiềm
thức của tôi, đó là lá cờ của tôi của đồng bào miền Nam.
Chắc chắn, tôi không là lính, tôi không bị
thương hay sống sót vì nhiệm vụ bảo vệ ngọn cờ được cắm lại trong vùng
bị chiếm, tôi sẽ không được đặc quyền phủ cờ khi chết, tôi không được
cái niềm vinh hạnh Tổ Quốc Ghi Ơn nhưng không có nghĩa là tôi không được
quyền yêu lá cờ Vàng của tôi, không có nghĩa là tôi không được quấn xác
bằng lá cờ Vàng của tôi khi tôi chết.
Tôi viết những dòng chữ này như một di nguyện,
nếu chẳng may tôi có chết vì bất cứ lý do gì tôi muốn lá cờ Vàng sẽ quấn
xác tôi. Vì:
1. Tôi yêu lá cờ Vàng, với tôi là vật thiêng
liêng. Sống: nâng niu tôn kính, chết: mang theo. Lá cờ này không của
riêng ai. Có nhiệm vụ truyền lại cho con cháu.
2. Đó là lá cờ tôi đã tranh đấu, thuyết phục để
các cơ quan văn phòng trường học treo lá cờ này nếu có những sinh hoạt
liên quan đến người Việt hải ngoại.
3. Tôi tranh đấu để giương cao biểu tượng cờ
Vàng, tôi quảng bá cờ Vàng đến chính phủ Úc, ( ở cả 3 cấp chính phủ Úc
tôi đã trao tận tay bà Julia Gillard lúc đó là đương kim Thủ Tướng Úc đã
tiếp nhận, đến ông Chủ Tịch Quốc Hội Tiểu Bang Queensland, đến Nghị
Viên Milton Dick)
4. Tôi không là lính VNCH, tôi tôn trọng lễ nghi
quân cách nhưng điều đó không áp dụng cho tôi. Tôi muốn được quấn xác
phủ cờ vì tôi là con dân VNCH.
5. Tôi đã mất Tổ Quốc, thân xác tôi không được
chôn trong lòng đất mẹ, lá cờ Vàng là đất mẹ của tôi, vì vậy tôi muốn lá
cờ quấn xác tôi, phủ quan tài của tôi như thể tôi được ôm trong vòng
tay của đất mẹ, hoàn toàn không phải vì Lễ Nghi Quân Cách.
Đây cũng là lời cảnh báo đến những người độc
đoán. Tôi tôn trọng ước nguyện, nguyên tắc của những người đó không có
nghĩa là tôi không được mãn nguyện hoài bão của tôi. Lễ Nghi Quân cách
của các vị, xin các vị cứ giữ lấy, tôi sẽ trân trọng. Ước nguyện, hoài
bão của tôi, tôi phải được. Không một ai có thể lấy cờ Vàng ra khỏi tôi
từ thể xác đến tinh thần. Không ai có quyền cấm cản xương cốt của tôi
được hòa tan theo lá cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi lập lại 1 lần nữa: tôi đã mất Tổ
Quốc, thân xác tôi không được chôn trong lòng đất mẹ, lá cờ Vàng là đất
mẹ của tôi, vì vậy tôi muốn lá cờ Vàng quấn xác tôi, phủ quan tài của
tôi như thể tôi được ôm trong vòng tay của đất mẹ.
Kính
Tuan Le
----------------
From Aladin Nguyen (
quatloiphong7@yahoo.com)
Di nguyện và việc làm của Lê Tuấn rất chân
thành, chính đáng với chính nghĩa sáng ngời, chắc chắn sẽ được đồng bào
hưỏng ứng và chấp nhận di nguyện của Mr. Lê Tuấn.
-----------
From: Trương Sơn (tsvncordillere2002#gmail.com)
Một người không dùng lễ nghĩa nghi thức của xã
hội thì anh ta có thể làm mọi điều anh ta muốn dù rằng điều đó sai
nguyên tắc và ngược lại với truyền thống. Vì thế khi anh chết thì anh có
thể yêu cầu nhũng người không trọng lễ nghĩa và nguyên tắc như anh phủ
lên quan tài của anh mọi thứ mà anh muốn. Đó là tự do và là ý nguyện của
một người cần được bạn bè và thân nhân của anh ta tôn trọng trong "phạm
vi và môi trường cá nhân" của họ. Nhưng khi đã ở trong một môi trường
tập thể có nguyên tắc thì hẳn những tự do cá nhân của anh phải bị giới
hạn bởi phạm vi của môi trường sống tập thể chung. Ở trong một xã hội
mặc quần áo mà anh ta muốn đi chơi ngoài đường trần truồng như nhộng thì
đó là quyền cá nhân của anh, nhưng anh sẽ bị khống chế bởi luật lệ của
xã hội bởi vì anh thuận sống trong xã hội mặc quần áo thì mặc nhiên anh
cần phải vâng theo lề luật của xã hội đó rồi.
Vì thế nếu anh Tuấn Lê muốn khi chết quan tài
của anh phải được phủ cờ vàng thì chắc chắn sẽ có người đến phủ cờ vàng
cho anh, nhưng người phủ đó chắc chắn không thuộc vào những người tuân
giữ nguyên tắc truyền thống của xã hội VNCH. Nếu có anh nào khác muốn
rằng khi chết phải được phủ cờ Đỏ Sao Vàng thì cũng sẽ có người đến phủ
cờ Đỏ cho anh, nhưng những người phủ này sẽ không phải là người của xã
hội VNCH.
Không cần phải phẩn nộ khi người ta vì tuân thủ
một nguyên tắc mà không làm được những gì mình muốn. Cũng thế, khi đã tự
xưng mình là có văn hóa truyền thống VN thì không nên bắt chước theo
kiểu Mỹ hay kiểu Tàu ngược lại với truyền thống VN của mình !!
Không
phủ cờ Vàng lên quan tài của mình không có nghĩa là không yêu và kính
trọng Cờ Vàng, nhưng là để tôn trọng những vị anh hùng ra đi trưóc mình
đã hy sinh một cách xứng đáng và đã được phủ cờ Vàng một cách trân trọng
đúng truyền thống của quốc gia mình.
Chẳng hạn, ngai
của vua thì chỉ để cho vua ngồi theo nghi lễ truyền thống của triều đình
nước Việt. Thế nhưng, hiện nay tại Đại Nội Huế, chỉ với một vé mua bằng
tiền, người ta để cho khách du lịch ngồi lên ngai của vua để vui chơi
chụp hình. Đó là một điều tự do, nhưng lại đánh mất “sự tôn trọng tuyền thống” ngược
lại còn có thái độ kinh dể tiền nhân khiến cho hậu duệ không còn biết
giá trị lịch sử của văn hóa xưa của triều đình nước Việt.
Ở Trung Quốc, ngai vàng của vua không cho phép
ai được ngồi lên đó. Như vậy người Trung Hoa biết lễ nghĩa và tôn trọng
văn hóa nước nhà hơn người Việt nhiều lắm !!!
0 comments:
Post a Comment