Thế
là Việt Dzũng đã ngủ yên trong giấc ngủ ngàn thu vừa tròn mười ngày.
Hôm nay Việt Dzũng đã thực sự đi vào lòng đất lạnh nơi xứ người. Hướng
về California nơi những người thân yêu của Việt Dzũng, của cả những bạn
bè và đồng hương người Việt tỵ nạn từ khắp nơi đến, nhất những người
cùng sát cánh với Việt Dzũng dấn thân vào cuộc tranh đấu hổ trợ cho nhân
quyền Việt Nam. Từ miền Đông Hoa Kỳ, tôi ưu ái cùng hiệp thông tiển đưa
Việt Dzũng đi vào lòng đất lạnh với lòng thương mến đầy cảm phục. Cảm
phục một chiến sĩ nhân quyền thuộc thế hệ trẻ suốt đời luôn trăn trở
mong sao cho một Việt Nam được vẹn toàn tự do. Trong giờ phút thiêng
liêng này, tôi nhớ hình ảnh Việt Dzũng qua lần gặp mặt và trò chuyện với
Việt Dzũng tại Seattle. Mùa hè năm 2012, theo lệ thường hằng năm, giáo
xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle tổ chức Hội Chợ Hè. Trong dịp này
Ban Tổ chức Hội Chợ Hè có mời Việt Dzũng làm MC cho 3 ngày Hội Chợ. Hội
Chợ Hè là truyền thống tốt đẹp mang tính hồn Việt của giáo xứ VN tại
Seattle được thực hiện hằng năm, trong những ngày vui này bao giờ giáo
xứ cũng dành cho quê hương Việt Nam một chương trình đặc biệt, đó là
buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho Nhân Quyền Việt Nam . Buổi thắp nến năm
2012 được cử hành vào tối thứ bày 17 tháng 8 năm 2012 là đêm cao điểm
của chương trình Hội Chợ Hè . Ban Tổ chức Hội Chợ giao cho tôi phụ trách
điều hành buổi thắp nến cầu nguyện này. Đó
là cái duyên mà tôi được dịp gặp và trao đổi với Việt Dzũng. Khoảng hơn
6 giờ chiều thứ bảy hôm đó, đây là giờ tương đối yên tĩnh của một ngày
Hội Chợ khá sôi động với các chương trình vui nhộn suốt cả ngày, chúng
tôi gặp nhau. Việt Dzũng tươi cười bắt tay tôi với giọng nói dịu dàng:
Chào bác- tôi nói đùa, thì hoá ra tôi già lắm sao? Việt Dzũng nhanh trí
nói: thì là dân Bắc kỳ hay gọi thế mà bác ơi. Việt Dzũng nói tiếp. "Bác
viết nhiều bài về tự do tôn giáo, hổ trợ cho nhân quyền Việt Nam hay
lắm, văn phong mạnh mẽ rõ rảng." Tôi nói: " cám ơn Việt Dzũng "- tôi nói
tiếp."Thôi mình sẽ nói chuyện sau, chừ bàn chuyện chương trình Thắp Nến
đã nghe". "Bác dự trù sẽ làm gì về chương trình này".Việt Dzũng hỏi-
Tôi đưa cho việt Dzũng xem lời dẫn nguyện mà tôi đã viết sẵn. "Đây, Việt
Dzũng đọc lời dẫn nguyện này và bắt đầu cuộc thắp nến"- tôi dặn Việt
Dzũng. Việt Dzũng sau khi đọc qua rồi quay lại nói với tôi: "Cháu sẽ đọc
lại nhiều lần để nhớ nội dung".Việt Dzũng lại cười nhìn tôi với giọng
nói dịu dàng:" Cháu sẽ dẫn chương trinh đúng với lời diễn nguyện mà bác
đã viết, nhưng có điều cháu xin thưa trước là cháu không cầm giấy này để
đọc nhưng cháu sẽ nói theo từng ý này trong buổi thắp nến nghe"." Không
sao, bác tin ở tài nghệ MC của Việt Dzũng mà", và quả thật trong suốt
thời gian thắp nến Việt Dzũng đã dẫn nguyện có thể nói là Việt Dzũng đã
quá thuộc bài.Tôi muốn gợi lại câu chuyện một chút như thế để biết khả
năng trí nhớ của Việt Dzũng mà chính bản thân tôi quá mến phục. Sau khi
đã bàn kỹ về chương trình thắp nến như gìờ giấc, chương trình văn nghệ
đến phần nào thì chuyển mạch để hướng mọi người đi vào phần thiêng liêng
cầu nguyện cho Việt Nam qua buổi thắp nến, tôi nhắc lại với Việt Dzũng,
trong phần văn nghệ tiết mục cuối là "hoạt cảnh chuyện một chiếc cầu đã
gãy", chúng ta dùng mục này để chuyển mạch cho buổi thắp nến . Khi kết
thúc hoạt cảnh, cho tắt đèn và đốt nến ngay. Bàn việc thắp nến xong,
chúng tôi quay sang chuyện thời sự. Việt Dzũng hỏi tôi về tình trạng
linh mục Nguyễn Văn Lý còn trong ngục tù, tình trạng linh mục Phan Văn
Lợi, tình hình Thái Hà, Giáo dân Giáo Phận Vinh,Việt Dzũng lại nói:
"cháu rất cảm phục linh mục Nguyễn Văn Khải, ngài có lối nói chuyện khá
phong phú, rất hấp dẫn dễ thu hút người nghe, ngài biết nhiều chuyện về
tình hình đất nước, đúng là một linh mục yêu nước". Việt Dzũng tự nhiên
lại quay qua hỏi tôi: "cháu hơi tò mò và xin hỏi: bác bắt đầu viết bài
để hổ trợ cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam từ lúc nào". Tôi
cười và nói với Việt Dzũng: "bác thì thua Việt Dzũng xa, mãi đến hơn 60
mươi đầu, cuối năm 2000, khi linh mục Nguyễn Văn Lý lên tiếng đòi tự
do tôn giáo từ Nguyệt Biều, sau đó ngài về An Truyền. Bác biết những
trăn trở và những đòi hỏi cho quyền tự do tôn giáo của linh mục Nguyễn
Văn Lý là do ngài được un đúc từ tinh thần Cố Giám Mục Philliphê Nguyễn
Kim Điền. Thế nhưng mãi đến cuối năm 2000 thì linh mục Nguyễn Văn Lý mới
bắt đầu thực hiện cuộc tranh đấu đòi tự do tôn giáo một cách công khai
trực diện với nhà nước cộng sản Việt Nam. Chắc Việt Dzũng cũng biết, sự
thuận lợi của nó vào thời điểm này là nhờ mạng lưới thông tin toàn cầu
nên những thông điệp, những lời kêu gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý được
chuyển tải nhanh chóng khắp nơi trên thế giới..." Tôi vừa nói đến đó thì
Việt Dzũng tươi cười và nói: "Trước đây, nhiều bài viết của bác được
phổ biến trên các trang mạng như Tuổi Trẻ Lên Đường, Lương Tâm Công
Giáo, Tiếng Nói Giáo Dân, Tự Do Ngôn luận hồi đó có người nói bác là
linh mục" , Việt Dzũng hỏi tiếp: "có phải bác tu xuất không? " Tôi cười
và nói: "tù xuât thì có chứ tu xuất thì không , nơi nào mà cho bác vào
tu". Vài câu chuyện loanh quanh vấn đề hổ trợ cho tự do Tôn giáo và nhân
quyền cho Việt Nam trong buổi hàn huyên chuyện trò với Việt Dzũng khá
thích thú. Chúng tôi biết nhau trên tầng số của những con người tìm đến
với nhau vì cùng chung lý tưởng trong sự quyết tâm hổ trợ cho công cuộc
đòi tự do dân chủ nhân quyền tại quê nhà, với ước mong làm sao xóa bỏ
được chế độ vô thần tại Việt Nam. Chiều Chúa Nhật của ngày Hội Chợ hôm
đó, Việt Dzũng gặp tôi để từ giả, Việt Dzũng siết chặt tay tôi nói lời
từ giả: "chiều nay cháu phải về vì còn nhiều việc cần làm nữa. Chào bác
nghe, nhớ giữ gìn sức khoẻ. Hy vọng một ngày không xa, chúng ta cùng
nhau gặp tại thủ đô Sài Gòn nghe bác. Bây giờ chúng ta không có súng đạn
để chiến đấu vơí cộng sản, chúng ta chỉ có ngòi bút thôi bác ơi".Tôi
rất cảm động và nói : "vâng hy vọng thế, Việt Dzũng đi về bằng an nghe,
nhớ cầu nguyện cho nhau, gởi lời thăm anh em", và chúng tôi từ giả nhau.
Khi
viết những dòng này tôi nhớ giọng nói rõ ràng của Việt Dzũng đã nói với
tôi khi từ giả : "Bây giờ, chúng ta không có súng đạn để chiến đấu với
cộng sản, chúng ta chỉ có ngòi bút thôi bác ơi". Cách đây vài tuần Việt
Dzũng có báo cho tôi biết là Việt Dzũng đang sắp xếp thời gian để lên
Seattle với ý định thành lập nhóm lo phụ trách một chương trình cho đài
SBTN tại Seattle và cổ động lập một nhóm hổ trợ cho tuổi trẻ yêu nước,
nhưng Việt Dzũng đã ra đi khi chưa thực hiện đưọc điều mơ ước này.
Gợi
nhớ buổi hàn huyên chuyện trò với Việt Dzũng vào dịp Hội Chợ Hè tại
Seattle năm 2012 để tưởng niệm người chiến sĩ nhân quyền cho Việt Nam đã
vĩnh biệt ra đi. Đối
với tôi đó là một kỷ niệm nhớ đời trong buổi hàn huyên chuyện trò này.
Một ngươì trẻ trong suốt cuộc đời đã dành trọn cho lý tưởng tự do. Tôi
gọi Việt Dzũng là một Chiến Sĩ Nhân Quyền cho Việt Nam
Bây
giờ thì kỷ niệm đó đã thật sự đi vào thiên thu vì chẳng bao giờ còn gặp
được Việt Dzũng trên cõi đời này nữa. Kỷ niệm về những giây phút hàn
huyên với nhau khi nghĩ đến phận buồn cho quê hương đất nước Việt Nam
còn mãi đắm chìm trong gọng kềm của cộng sản. Tin Việt Dzũng ra đi như
một tin sét đánh đối với tôi cũng như đối với hằng triệu người mộ mến
Việt Dzũng khắp nơi trên thế giới.
Vào
khoảng gần 2 giờ chiều thứ sáu ngày 20 tháng 12, từ miền đông Hoa Kỳ,
tôi mở email và như lệ thường, tôi lướt nhanh xem có tin gì quan trọng
không, và tôi đã dừng lại ở mục có chủ đề: "Việt Dzũng đã qua đời "của
một bạn từ California chuyển đến . Tôi và vợ tôi đều giật mình và vội mở
ngay mail này để đọc. Bản tin chỉ ghi ngắn gọn: Nhạc sĩ Việt Dzũng đã
qua đời lúc 10 giờ 35 phút sáng ngày 20 tháng 12 tại bệnh viện Fountain
Valley Hospital. Tôi bàng hoàng trước tin này và hầu như chưa tin đây là
sự thật. Tôi tự hỏi, vì sao có chuyện lạ vậy? Tôi chưa biết nguyên nhân
về cái chết của Việt Dzũng. Tôi liền chuyển tin này cho một người thân
trong mạng lưới hổ trợ cho tuổi trẻ yêu nước, với lời nhắn :" T đã biết
tin này chưa ? "Tôi liền vào các trang mạng để xem tin tức của Việt
Dzũng nhưng chẳng thấy tin gì. Tôi trở lại mở email chưa đầy nửa tiếng
đồng hồ, thì thấy trong hộp thư tràn đầy tin Việt Dzũng đã qua đời. Như
thế chuyện ra đi của Việt Dzũng là đích thực rồi, quả thật Việt Dzũng đã
ra đi vĩnh viễn rồi. Trong giây phút thinh lặng, chún gtôi cầu nguyện
cho Việt Dzũng và xin Chúa thương đến linh hồn Việt Dzũng vì chưa biết
tên thánh của Việt Dzũng. Nhiều bản tin khá chi tiết như có bản tin kể
rằng: từ buổi sáng hôm nay Việt Dzũng có nói với người vợ thân yêu: em
đi làm đi, sáng nay anh có hẹn bác sĩ khoảng 10 giờ , có người khác đưa
tin khá đầy đủ chi tiết về cuộc ra đi của Việt Dzũng như sau: Vào khoảng
9 giờ sáng nay, Việt Dzũng thấy mệt trong người nên liền gọi 911, khi
xe cấp cứu đến thì Việt Dzũng ra mở cửa và bị ngả quỵ, các nhân viên cấp
cứu đưa anh vào bệnh viện và Việt Dzũng đã qua đời lúc 10 giờ 35 phút
tại bệnh viện Fountain Valley Hospital. Bản tin khác cho biết Việt
Dzũng bị trụy tim nên đã ra đi một cách đột ngột không ai ngờ.
Vâng,
Việt Dzũng đã thanh thản ra đi một cách nhanh chóng, không biết trong
giờ phút thiêng liêng đó, người vợ thân yêu của Việt Dzũng có kịp nghe
được tiếng nói lần cuối của Việt Dzũng không?
Trong
những ngày vừa qua, trên các diễn đàn quá đông đảo đồng hương người
Việt khắp nơi cũng như các tổ chức Cộng Đồng người Việt khắp nơi trên
thế giới, các Hội Đoàn đã bày tỏ lòng tiếc thương đối với Việt Dzũng qua
nhiều tâm trạng khác nhau. Ngoài ra tôi cũng đã đọc được nhiều bài nói
về cuộc đời của Việt Dzũng trên nhiều trang mạng, cũng đã có nhiều bài
viết về tiểu sử của Việt Dzũng của nhiều tác giả, mỗi bài một vẻ làm
tăng sự hiểu biết thêm về tinh thần yêu nước của Việt Dzũng một cách dồi
dào, phong phú hơn.
Nói
về tinh thần yêu nước của Việt Dzũng thì khó mà kể cho hết. Tôi vẫn còn
nhớ canh cánh trong lòng về hình ảnh và giọng nói ngọt ngào mà MC Việt
Dzũng trong buổi điều hợp chuơng trình :" Hát cho tuổi trẻ yêu nước"
được tổ chức trên đài SBTN vào cuối tháng 7 vừa qua.
Xin Hát cho tuổi trẻ yêu nước: http://www.youtube.com/watch?v=z29qGKTPdPs .
Đối
với tôi , Việt Dzũng là biểu tượng của một chiến sĩ nhân quyền cho Việt
Nam thật hiếm hoi. Hiếm ở chỗ khi Việt Dzũng đặt chân vào đất Mỹ lúc
mới 17 tuổi .Thử hỏi ờ tuổi thiếu niên này thì Việt Dzũng đã biết gì về
cộng sản khi rời bỏ quê hương cùng với bà ngoại.Thế nhưng Việt Dzũng đã
bắt đầu trăn trở cho nổi đau của quê hương dân tộc khi miền Nam lọt vào
tay cộng sản. Nổi trăn trở đó được thâm nhập trong con tim người thiếu
niên Việt Dzũng khi nhận thấy làn sóng người Việt trốn chạy cộng sản vào
những năm cuối thập niên 70, Việt Dzũng đã chứng kiến cảnh khổ đau của
dân tộc qua những tin tức kinh hoàng của những đồng bào ruột thịt gặp
nạn khi vượt biên mà Việt Dzũng đã theo dõi hằng ngày. Lòng yêu nước
và nổi căm thù cộng sản được un đúc ngay từ đó, cho nên Việt Dzũng đã
dấn thân vào con đường sống cho nhân quyền, sống cho sự thật và lẻ phải,
sống cho đồng bào Việt Nam và sống một Việt Nam tự do. Đó là lý tưởng của Việt dzũng.Từ hải ngoại ngay từ ban đầu Việt Dzũng đã hướng lòng về Việt Nam thân yêu với nổi quặn đau:
Con gửi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Tất
cả những hoạt động của Việt Dzũng từ lảnh vực sáng tác âm nhạc, báo
chí, truyền thanh truyền hình, và những vận động cho nhân quyền, tự do
tôn giáo qua nhiều hình thức khác nhau trong suốt chặng đường dài 38 năm
sống ly hương đều gói trọn trong lý tưởng của một người trẻ yêu nước.
Với đôi nạng gỗ, nhưng bước chân của Việt Dzũng đã in dấu khắp nơi để
tranh đấu cho một Việt Nam tự do, có thể nói Việt Dzũng đã sát cánh và
hiện diện với tất cả mọi tổ chức cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp
nơi trên thế giới trong công cuộc đòi nhân quyền cho Việt Nam. Việt
Dzũng đã từng trăn trở : "ước gì một ngày có được 48 tiếng đồng hồ để
làm việc thay vì chỉ 24 tiếng đồng hồ."
Mới đây, Việt Dzũng cũng có mặt tại Dallas để kêu gọi đồng hương Dallas/Fort Worth
yễm trợ gây quỹ cho nạn nhân bảo lụt Haiyan tại Phi Luật Tân và tại
miền Trung Việt Nam, nhân buổi tổ chức trong dịp khai trương Teletron
Dallas ngày Chủ Nhật 17/11/2013. Có lẽ đây là chuyến đi sau cùng của
Việt Dzũng trong công tác thiện nguyện giúp người khó nghèo.
Việt
Dzũng đã đi vào lòng đất lạnh, một chiến sĩ nhân quyền đã vùi chôn thân
xác dưới lòng đất nơi vùng thủ phủ của người Việt tỵ nạn cộng sản. Quả
thật,Việt Dzũng là hạt giống của nhân quyền Việt Nam. Theo luật tự
nhiên: hạt giống có mục nát đi thì mới sinh được nhiều hoa trái, nếu nó
không mục nát thì sẽ nằm trơ trọi một mình. Trong những ngày qua hằng
triệu con tim Việt Nam đang hướng về Việt Dzũng thì khi thân xác Việt
Dzũng mục nát cũng sẽ sinh ra hằng triệu hoa trái nhân quyền cho Việt
Nam và chắc chắn sẽ xóa tan chế độ cộng sản tại Việt Nam một ngày không
xa.
Nguyện xin Chúa thương cho linh hồn Giuse-Gioakim về nơi an nghỉ đời đ ời trên Thiên Quốc
Từ miền đông Hoa Kỳ hướng về California trong ngày lễ an táng chiến sĩ nhân quyền Việt Dzũng: 30 tháng 12 năm 2013.
Nguyễn An Quý
0 comments:
Post a Comment