Mặc dù Trung Quốc luôn tự nhận sức mạnh quân đội nước này đứng số 1
Châu Á, tuy nhiên, nhiều lần báo chí Mỹ khẳng định, vị trí này thuộc về
Nhật Bản.
Đây
là thông tin được tờ "The Christian Science Monitor" của Mỹ ngày 11/12
khẳng định, theo đó dù Hiến pháp sau chiến tranh của Nhật Bản khẳng định
"(Nhật Bản) vĩnh viễn từ bỏ phát động chiến tranh" - quân đội Nhật cũng
chỉ được gọi là “lực lượng phòng vệ”.
Tuy
nhiên chuyên gia quân sự nổi tiếng của châu Á Wortzel gần đây đã chỉ
ra, "không nên để những điều này đánh lừa”, đừng đánh giá thấp thực lực
quân sự Nhật Bản.
Theo
nội dung bài báo trên, nói về quân số, Nhật Bản thực sự kém rất nhiều.
Số lượng quân nhân của Nhật Bản chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc, số lượng
máy bay chiến đấu bằng 1/5 của Trung Quốc, trọng tải hạm đội bằng một
nửa của Trung Quốc.
Chiến đấu cơ F-15J của Nhật Bản
Tuy
nhiên về các nhân tố then chốt trong chiến tranh hiện đại như huấn
luyện và khoa học công nghệ, Nhật Bản đã vượt xa Trung Quốc. Nếu xảy ra
xung đột trên biển do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, các hành
động/chiến dịch của Nhật Bản sẽ chiếm thế thượng phong.
Ngoài
ra, một yếu tố khiến Nhật Bản có lợi thế hơn Trung Quốc rất nhiều là
nếu xảy ra bất cứ cuộc xung đột quân sự nào, Mỹ hầu như nhất định sẽ
đứng về phía Nhật Bản. Dù những năm gần đây Trung Quốc ra sức đẩy nhanh
xây dựng vũ trang, nhưng Mỹ khẳng định "Trung Quốc ít nhất lạc hậu so
với Mỹ 20 năm về khoa học công nghệ và thực lực quân sự".
Phẩm lượng địch số lượng
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên báo chí Mỹ lên tiếng khẳng định sức mạnh quân sự số 1 châu Á của Nhật Bản.
Cuối
tháng 9/2013 vừa qua, tờ Breaking Defense dẫn lời nhà phân tích Larry
M.Wortzel cho rằng, Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản hiện đang là lực
lượng Không quân và Hải quân phẩm lượng số 1 châu Á, Trung Quốc mới chỉ
đứng thứ hai.
chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc
Nhà
phân tích quốc phòng Larry M.Wortzel nhấn mạnh: "Nhật Bản có lực lượng
Không quân và Hải quân mạnh nhất Châu Á, ngoại trừ đối với Mỹ". Theo bài
báo thì Wortzel đã cảnh báo rằng sức mạnh quân sự của Nhật là nguy hiểm
nhất trong khu vực, do lịch sử ưu tiên phát động các cuộc tấn công của
họ dưới vỏ bọc là phòng vệ, cùng với học thuyết "chủ động phòng thủ"
hiện tại.
Những
nhận định về sức mạnh quân sự của Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở khi
Lực lượng phòng vệ hàng không Nhật Bản (JASDF) có 94 tiêm kích
Mitsubishi F-2.
Đây
là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries
(Nhật Bản) và Lockheed Martin (Mỹ). F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện
tử của Nhật Bản, đặc biệt máy bay được trang bị radar quét mạng pha điện
tử chủ động AESA J/APG-1, biến nó trở thành tiêm kích được trang bị
radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.
Hiện
có khoảng 213 chiếc F-15J trong biên chế của JASDF. Đây là biến thế của
tiêm kích F-15 của Mỹ được sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Những
chiếc F-15J của Nhật Bản được đánh giá là một trong những tiêm kích thế
hệ 4+ tốt nhất thế giới.
Ngoài
ra Nhật bản còn sở hữu hàng loat chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm
hiện đại bậc nhất thế giới. Về sức mạnh Hải quân, Lục quân nhật Bản cũng
đang sở hữu những phương tiện và vũ khí tiên tiến nhất hiện nay.
Trong
khi đó chiếm ưu thế về số lượng, tuy nhiên phần lớn những vũ khí của
Trung Quốc do nước này là sao chép từ công nghệ của nước ngoài, vì vậy
chúng không được đánh giá cao về phẩm lượng.
Do đó, theo nhận định, Nhật Bản sẽ có lợi thế hơn rất nhiều trước Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc xung đột thật sự.
T. Thành (tổng hợp)
0 comments:
Post a Comment