Quốc Hội bù nhìn thông qua Hiến Pháp để củng cố đảng quyền, bắt dân sống đời nô lệ.
Đầu
năm 2013 nhà nước cộng sảnViệt Nam đã bày trò phát động chiến dịch bịp
qua việc kêu gọi toàn dân tham gia sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992.
Tôi đã có bài viết : " VC bày lại trò sửa đổi hiến pháp "với kết luận
kêu gọi tẩy chay việc bày trò bịp bợm này, đừng mất công góp ý vô ích.
Quả thật, chuyện bày trò bịp này của nhà nước VC đã được kết thúc vào
lúc 9 giờ 50 sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013 tại Việt Nam khi Quốc Hội bù
nhìn họp thông qua bản Hiến
Pháp với bao góp ý chân tình hữu ích cho việc xây dựng đất nước mang
lại lơị ích cho dân tộc đã bị tập đoàn nô lệ Tàu cộng loại bỏ một cách
ngang nhiên.
Báo
chí cả nước đều rùm beng đưa tin : Vào hồi 9h50 sáng 28/11, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thời khắc lịch sử quan trọng đã đến, Quốc
hội bắt đầu biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam .
Nhiều báo chí lề phải của đảng đã đưa lên bản tin về kết quả việc thông qua Hiến pháp của Quốc hội như sau: Tham gia biểu quyết có 488 vị đại biểu Quốc hội có mặt với kết quả 486/488 tức bằng 97,99% tính trong tổng số đại biểu có mặt , gồm có 486 đại biểu đồng ý, không có vị nào nhấn nút không thuận và 2 vị không biểu quyết.
Nhiều báo chí lề phải của đảng đã đưa lên bản tin về kết quả việc thông qua Hiến pháp của Quốc hội như sau: Tham gia biểu quyết có 488 vị đại biểu Quốc hội có mặt với kết quả 486/488 tức bằng 97,99% tính trong tổng số đại biểu có mặt , gồm có 486 đại biểu đồng ý, không có vị nào nhấn nút không thuận và 2 vị không biểu quyết.
Nhiều
tờ báo lại đưa ra lời phát biểu đầy trơ trẻn của ông Nguyễn Sinh Hùng
như sau : "Trong lời phát biểu đầu phiên họp này, ông Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc Hội đã khẳng định, bản Hiến pháp là kết quả quá trình làm
việc cần mẫn tâm huyết, tận tụy của Quốc hội và cử tri cả nước, với sự
tham gia của cả hệ thống chính trị, đã thể hiện tinh thần đổi mới, thể
hiện được ý Đảng, lòng dân.
Nhiều
tờ báo khác cũng nêu : Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong
bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người
đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ».
Bản dự thảo được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện
diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
Cái
ông phó chủ tịch Quốc hội bù nhìn Uông Chu Lưu lại lố bịch hơn khi
tuyên bố: " Rất nhiều người đòi hỏi đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh
đạo Nhà nước và xã hội", nghe mà phát tởm.
Từ Hà Nội Giáo sư Nguyễn Huệ Chi lên tiếng than thở về chuyện thông qua bản Hiến Pháp vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 như sau : "
Tất nhiên chúng tôi hình dung trước là Hiến pháp sẽ được thông qua
thôi, nhưng đến một tỉ lệ như thế thì cũng làm cho mình cảm thấy bất
bình thường. Bởi vì xưa nay trên thế giới các thể chế dân chủ, có những ý
kiến tán đồng đi nữa thì cũng chỉ ở một tỉ lệ nào đấy phản ánh được sự
thật. Còn với một tỉ lệ tuyệt đối như thế thì lại là mặt trái của sự
thật rồi.
Cho
nên chỉ biết ngao ngán chứ không biết nói gì nữa ! Nếu bản Hiến pháp
này không cần phải thảo luận gì hết, không cần phải tốn tiền mà các ông
ấy cứ sửa rồi công bố luôn thì cũng xong thôi.
Không
thể nào vui được trước một thực tế mà các đại biểu cho nhân dân lại «
đồng tâm nhất trí » đến như vậy. Việc thông qua Hiến pháp càng cho thấy
thể chế này phải gọi đúng tên nó là thể chế độc tài toàn trị. Và dù có
vào Hội đồng Nhân quyền, có ký vào Công ước cấm tra tấn tù nhân v.v…thì
tất cả chỉ là hình thức thôi, còn mọi thứ trên thực tế vẫn không có dân
chủ.
Việc gọi là « thông qua » Hiến pháp ở đây cũng là một cái hay. Nó cho thấy thực chất bộ mặt của thể chế !"
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã than thở với lời nhận định trong câu kết luận : "Việc gọi là « thông qua » Hiến pháp ở đây cũng là một cái hay. Nó cho thấy thực chất bộ mặt của thể chế !"
Lời
nhận định này của giáo sư Nguyễn Huệ Chi thật ra cũng chẳng có gì mới
lạ, vì toàn dân Việt Nam đã thấy rõ bộ mặt thật của chế độ cộng sản từ
lâu rồi, nên mới có cuộc di cư vĩ đại từ Bắc trốn chạy cộng sản vào Nam
năm 1954 và hằng triệu người lập tức bỏ nước ra đi khi giặc cộng xâm
chiếm miền Nam vào tháng tư đen năm 1975, nhưng đây chính là một sự tái
xác quyết đích xác cái bộ mặt thật của Bắc Bộ Phủ, của bọn chóp bu Hà
Nội, đặc biệt là 486 ông nghị gật và của cả bè lũ bán nước là đảng cộng
sản Việt Nam. Tât cả bè lũ này muốn bảo vệ hệ thống đảng trị để độc
quyền bán nước cho Tàu cộng qua cái mốc tiép tục duy trì đảng độc quyền
lãnh đạo được Hiến Pháp bảo chứng.
Đọc
qua các bản tin về kết quả thông qua Hiến Pháp của các ông nghị bù nhìn
ngồi bấm nút thuận đến 486 ông, không có ông nào dám bấm nút không
thuận và chỉ có 2 ông nghị nào đó đã ngủ say, nên không kịp bấm nút thì
đã hết giờ biểu quyết. Đây là kết quả thảm bại của cuộc biểu quyết thông
qua Hiến pháp ngày 28 tháng 11 vừa qua, vì nó đã phơi bày cho toàn dân
Việt thấy rõ hơn việc làm tôi mọi của một bè lũ tham quyền cố vị với
phương châm "còn đảng còn ta", và cũng tiếc thay cho những ai đã bỏ công
sức đầu tư vào việc góp ý bản dự thảo Hiến Pháp trong suốt thời gian
qua. Tôi gọi kết quả cuộc biểu quyết này là thảm bại vì tự nó đã phơi
bày cái nhục của 486 ông nghị gật. Qua cuộc biểu quyết này thì toàn dân
lại thấy rõ ràng mấy ông nghị không phải là đại diện cho dân mà họ chính
là những tên nô bộc của đảng bán nước, tất cả đều cam tâm chối bỏ sự
thật, chối bỏ sự công bằng mà xã hội cần có và họ đã phủ nhận những mơ
ước của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam đầy tâm huyết trong việc đóng
góp những ý kiến xây dựng cho đất nước với mong muốn tìm kiếm hạnh phúc
cho toàn dân.qua việc góp ý dự thảo Hiến pháp vừa qua.
Nhân
cơ hội này, ngưiờ viết xin điểm lại quá trình của việc tham gia góp ý
vào bản dự thảo Hiến Pháp. Đó là việc góp ý xây dựng của hai thành phần
đáng kể trong xã hội đã tham gia góp ý, gồm kiến nghị của 72 nhân sĩ,
trí thức và bản góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Ngày 19 tháng 1 năm 2013, 72 vị nhân sĩ, trí thức đã cùng nhau ký một bản kiến nghị có tên là “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 gọi tắt là Kiến nghị 72 . Những vị đứng tên vào bản kiến nghị này gồm nhiều trí thức khoa bảng như nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Được biết trong
danh sách những người khởi xướng, có ít nhất một nửa là đảng viên Cộng
sản, trong đó có những người đã từng giữ chức vụ cao hoặc đã từng làm cố
vấn cho các nhà lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị hiện hành.
Ngày 4 tháng 2, ông Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp, cùng Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Hảo, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, GS Hoàng Xuân Phú, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Tương Lai, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, GS Hồ Uy Liêm,
nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN… đã đến Văn phòng
Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm
1992. Kiến nghị gồm các điểm chính như sau:
- Kiến nghị 1: Hiến
pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và
hạnh phúc của mọi người dân. Quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, chứ
không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội.
Cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân. Lời
nói đầu của hiến pháp không
phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân
nào. Việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ
chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân,
quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước
pháp quyền.
-Kiến nghị 2: nhấn mạnh về quyền con người với yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
-Kiến nghị 3: về
sở hữu đất đai: Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về
đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản
quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu
toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền
tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng
trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.
-Kiến nghị 4: về tổ chức Nhà nước: phải phân biệt rõ ràng 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng biệt cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật.
-Kiến nghị 5: về
lực lượng vũ trang: Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo
vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ
trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung
thành với bất kỳ tổ chức nào.
-Kiến nghị 6: về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
Đó là những kiến nghị thiết thực để xây dựng cho căn bản của một bản Hiến Pháp.
Tiếng
nói của tập thể thứ hai đại diện của hơn 7 triệu người Công giáo tại
Việt Nam là thư góp ý bản dự thảo Hiên Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam.
Sáng
ngày 01 tháng 03 năm 2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội
đồng Giám mục Việt Nam (HÐGMVN), đã đến trao Thư góp ý của Ban Thường vụ
Hội đồng Giám mục Việt Nam cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Ðình,
Thành phố Hà Nội.
Bản
góp ý của HĐGMVN là bằng cả tâm huyết mà những vị đại diện cho Giáo Hội
Việt Nam đã thực sự muốn xây dựng đất nước với lòng nhiệt thành của
những con người có trách nhiệm đối với sự sống còn của đất nước và thật
sự muốn mưu cầu hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam. Xin điểm lại những
nét chính trong bản góp ý của Ban Thường vụ Hội Đồng Giám mục Việt Nam
gồm 3 phần chính yếu : 1/ Quyền con người. 2/Quyền làm chủ của nhân dân. 3/Thi hành quyền bình chính trị.
1.Quyền con người: HĐGMVN nhấn mạnh: Quyền
con người đã được chính thức nhìn nhận trong tuyên ngôn quốc tế về
quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết.Thư nhận định:
Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn
đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo pháp luật trong thực tế? Với những đề nghị cụ thể cho phần
này: 1/. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về
phẩm giá và quyền con người. Quyền con người là những quyền gắn liền với
phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm
phạm, bất khả nhượng. 2/. Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng
tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam. 3/. Nêu rõ nội
dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có
quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi
thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người.
Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn
hại đến sự sống của người khác. 4./ Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối
chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do
trình bày quan điểm và niềm tin của mình. 5./ Nêu rõ quyền tự do tôn
giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một
tôn giáo nào. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không
can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức,
thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do
hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...
2. Quyền làm chủ của nhân dân : Chủ
thể của quyền bính chính trị phải là của chính nhân dân Nhân dân trao
việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà
họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị
hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền
"của dân, do dân và vì dân" (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của
mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và
lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng,
là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín
nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ
đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.Phần quyền
làm chủ của nhân dân được HĐGMVN đề nghị thiết thực như sau :1. / Hiến
pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một
mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể
của Hiến pháp, và phải thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định:
"Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" (Ðiều
2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành
phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội hiện nay. Thực tế đó cho
thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý
thuyết. 2/. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp
không nên và không được khẳng
định sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào. (x. điều 4), vì chủ
thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền
bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân
được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không
thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả. 3/.
Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận
quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và tạo
bất công nghiêm trọng. Vì thế Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu
đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc
gia trên thế giới. 4/. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống
công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã
hội, sắc tộc, tôn giáo...
3.Thi hành quyền bính chính trị: Quyền
bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền phải được phân chia
thành 3 cơ quan riêng biệt gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những
quyền bính này được thi hành một cách đúng đắn và có hiệu quả, cần có sự
độc lập chính đáng của mỗi cơ quan và vì công ích của toàn xã hội.
Trong thực tế Việt Nam đã không có được sự độc lập này, nên đã dẫn đến
tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về
nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải
gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước
kém phát triển. Phần này cũng
có những đề nghị thiết thực như sau: 1./ Phải vượt qua sự bất hợp lý từ
trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng
phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là "cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất", do dân bầu ra và là đại diện đích thực
của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào. 2./
Xác định tín độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung
cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và
hiệu quả. 3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành
pháp luật bằng những quy định cụ thể.
Kết thúc bản góp ý về dự thảo Hiến pháp, quý chức trong Ban Thường vụ HĐGMVN đã bày tỏ tâm tình chân thật như sau: Chúng
tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều
chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc
Việt Nam.
Tất
cả những góp ý trên đây của 72 nhân sĩ trí thức tại Việt Nam cũng như
của Ban Thường Vụ HĐGMVN là những góp ý chân thành đại diện cho cả dân
tộc Việt Nam không chấp nhận đời sống nô lệ dưới gọng kìm của đảng csVN.
Do đó 486 ông nghị gật của quốc hội bù nhìn đã toa rập với Bộ Chính Trị
đảng csVn đê áp đặt người dân tiếp tục sống đdơì nô lệ của bọn csVN.
Nhân
việc Quốc Hội bù nhìn Việt Nam thông qua bản Hiến Pháp ngày 28 tháng 11
năm 2013, họ đã bất chấp mọi sự góp ý thiết thực với tinh thần xây dựng
bản Hiến Pháp mang tính văn minh và đáp ứng nguyện vọng của toàn dân
trong thời đại này. Người viết muốn gợi lại những tâm tình xây dựng đất
nước bằng tâm huyết của 72 nhân sĩ, trí thức cũng như của HĐGMVN để nói
lên niềm đau của dân tộc Việt Nam lại phải tiếp tục sống trong kiếp đoạ
đày, bị đảng csVN đè đầu cởi cổ triền miên khi đảng cộng sản độc quyền
tiếp tục nắm quyền thống trị đất nước. Việc quốc hội thông qua Hiến Pháp
với con số đồng thuận một cách ngoan ngoản của 486 ông nghị gật thật ra
cũng chẳng mấy ngạc nhiên. Bởi họ cần phải duy trì bản Hiến pháp để
phản lại dân tộc vì họ là những thành viên đang nằm trong tập đoàn bóc
lột nhân dân theo hệ thống chủ trương của đảng csVN. Việc thừa nhận đảng
quyền lãnh đạo đất nước là để thực hiện và duy trì kế hoạch dâng đất
nước Việt Nam cho Tàu cộng một cách có hệ thống do những tên đầu sỏ nô
bộc của Tàu cộng ang nắm quyền điều hành quốc gia.
Hiến
pháp được thông qua là một bước vững tâm của tà quyền Hà Nội trong kế
hoạch đàn áp phong trào tuổi trẻ yêu nước, phong trào chống Tàu cộng và
mở rộng hệ thống tham những thoeo các chiến dịch chiếm đoạt đất đai của
dân oan của tôn giáo..
Tóm lại câu nói: "Đừng nghe những gì cộng sản nói..."
vẫn là chân lý để cảnh tĩnh cho những ai nghe và tin những gì mà cộng
sản rêu rao bịp bợm. Thực tế cho thấy dù thời buổi nào, điều đó vẫn đúng
với cái nghề lừa bịp, dối trá của những con người cộng sản.
Nguyễn An Quý
0 comments:
Post a Comment