VRNs (20.12.2013) – Tacloban, Philippines - Tacloban
là thành phố cảng cách Manila khoảng 560 km về phía Đông Nam. Đây là
thủ phủ và là thành phố có số dân đông nhất của của tỉnh Leyte,
Philippine. Đây là vùng đầu tiên trở thành thành phố, có tốc độ phát
triển đô thị nhanh và cũng là thành phố đông dân nhất của vùng Đông
Visayas.
Chỉ trong đêm 8 rạng sang 9 tháng 11, cơn bão Hải Yến đã biến thành
phố này thành một đống hoan tàn, đổ nát, chết chóc và chia li. Mọi cao
óc, nhà ở đều bị hủy hoại. Báo địa phương cho biết, dân số của Tacloban
năm 2010 là 221.174 người, sau khi cơn bão đổ vào Tacloban đã cướp đi
5.998 người .
Ngày 8.12, Hội Bác Ái Phanxico từ Cebu tới Tacloban để cứu trợ nạn
nhân của trận bảo Hải Yến. Từ trên máy bay nhìn xuống vùng đảo Tacloban
chỉ toàn những cây côi đổ ngả nghiêng và những đồi cây trơ trọi không
còn một cọng lá. Sau khi phi cơ đáp xuống phi trường Tacloban, hình ảnh
đầu tiên chúng tôi chứng kiến là một chiêc máy bay quân sự của Nhật Bản
thật to, cùng với nhiều may bay trực thăng liên tục chở hàng viện trợ
đến các vụng bị nạn, và chở những người dân ở bảo Tacloban di chuyển đến
các vùng đảo khác định cư.
Nhà ga sân bay đổ nát như những ngôi nhà bỏ hoang, mái lợp của nhà ga
bị tốc hết sau cơn bão, một số ngôi nhà trong sân bay cũng bị cơn bão
quật đổ, tất cả mọi thứ hầu như chưa được khôi phục. Ngay như thủ tục
sân bay cũng phải làm thủ công bằng tay, vì tất cả điện và internet ở
đây đã tê liệt từ khi trận bão Hải Yến đến.
Chúng tôi được các nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn người Phi đón
tiếp. Từ phi trường về trung tâm thành phố Tacloban, hai bên đường nhà
cửa đã sụp đổ hoàn toàn. Tất cả chỉ là một đống đổ nát và rác rưởi. Từ
sân bay đi được 5 phút, chúng tôi bắt đầu dừng lại hỏi thăm chia sẻ với
những gia đinh bị nạn, chỉ còn lác đác vài người nhấp nhô trong đống bê
tông cốt thép ngổn ngang.
Tacloban sau một tháng – VRNs
Chúng tôi tiếp tục tiến về phía họ, hai em bé đang ở đây và dường như
các em đang tìm cái gì đó. Tôi không hề biết tiếng Anh cũng như tiếng
Phi, nhưng tôi nở một nụ cười với hai em và hai em cũng đáp lại tôi bằng
nụ cười rất tươi. Tôi hỏi một người thông dịch viên: “Các em tìm gì
vây? Cô nói mấy câu tiếng Phi và sau đó tôi được trả lời: “Các em đang
tìm nước để uống”. Chúng tôi lại chào nhau bằng một nụ cười chia sẻ, các
em bé chào chúng tôi bằng muột nụ cười tươi mang đậm nét thơ ngây. Có
lẽ các em chưa cảm nhận hết được nỗi đau mà các em đang phải gánh chịu.
Tôi tiếp tục đi tiếp trong đống đổ nát, mùi hôi thối tanh nồng ngày
một nặng hơn từ những xác chết, nhưng tôi vẫn cố bước tiếp để quan sát,
tôi cố tình tìm một thứ gì làm kỷ niệm như anh chàng ‘Lam Bùi’ nói với
tôi “đi tới Phi phải tìm thấy một cái gì làm kỷ niệm”. Vừa nghĩ lại lời
nói của em ‘Lam Bui” thì ngay trước mặt tôi là 3 xác chết đã được bọc
trong những chiếc túi vải đen, có in hàng chứ “Philippine Redcross” (Chữ
Thập Đỏ Philippines) vẫn còn để trơ chưa được chôn cất. Tôi bắt đầu cảm
thấy sợ, nhưng rồi tôi trấn tĩnh lại và bắt đầu thầm cầu nguyện trong
lòng cho những người xấu số này.
Ba xác chết trong bao chưa được an táng – VRNs
Khi tôi bắt đầu cầu nguyện thì ngay trước mặt tôi hiện ra một vật
thật kỳ lạ đó là hình Đức Mẹ Sầu Bi, đã bị mất đầu và mất tay, ngay lập
tức tôi vồ lấy và cầm ngay lên tay, tôi nghi ngay “Mẹ ơi! Mẹ là Mẹ
Tacloban. Con sẽ đem Mẹ về Việt Nam” con sẽ cầu nguyện cùng Mẹ. Tôi cầm
Đức Mẹ trên tay và quay ra trục chính của con đường, hai bên đường toàn
là những cây đổ ngổn ngang, và những mảnh vỡ bê tông cốt thép, những
miếng tôn bị gió bão cuốn đầy trên những thân cây. Mùi hôi của tử khí
bốc lên một ngày một nặng, ruồi muỗi bu lại từng đám đen ngòm ở trong
những đống rác và đống bê tông sắt thép đó. Một nữ tu Người Phi đón
chúng tôi, nói “đó là chỗ những xác chết còn nằm lại, nên ruồi bu vào”.
Mọi người trên xe kêu gọi tôi quay trở lại xe để tiếp tục về
Tacloban. Chiếc xe trở chúng tôi, là loại xe dùng để chở hàng hoá, có
hai băng ghế ở hai bên, ngồi quay mặt vào nhau, máy điều hoà là khí trời
tự nhiên, con đường cứ vòng vèo qua các eo biển nhìn xa xa mặt nước
biển trong xanh và hiền hoà. Tôi hỏi người dẫn đoàn “Cô Hiền ơi! Thành
phố này có phải thành phố du lịch không? Cô trả lời “Thành phố này không
có bão đẹp lắm con ah, thành phố du lịch đó con. Khi chưa bị bão cả
thành phố này toàn là những cây dừa thôi, đẹp lắm, giờ bão tới quật ngã
và bẻ gẫy không còn một ngọn cây dừa nào”.
Xe cứ chạy từ từ qua thành phố Tacloban, hai bên đường vẫn là những
đống đổ nát và rác rưởi, rồi chúng tôi cũng về tới chỗ nghỉ chân là khu
vực thị trấn Palo.
Chúng tôi được sắp xếp ở một ngôi nhà đối diện với Toà Giám Mục Palo,
là ngôi nhà của người giáo dân ở đây, cơn bão Hải Yến cũng đã đem tất
cả tôn lợp và cánh cửa của ngôi nhà đi ra ngoài biển rồi. Chúng tôi vào
ở, chủ nhà đã nhường hoàn toàn ngôi nhà cho chúng tôi sử dụng. “Tất cả
mọi thứ trong nhà cứ việc dùng”, đó là lời của Cô Hiền người Việt Nam đã
sống ở đây 40 năm rồi. Ngôi nhà không cửa sổ, không điện. Vì quen với
những chuyến công tác như vậy, chúng tôi ai lấy đều có một chiếc đèn pin
trong hành lý. Màn đêm buông xuống, cả thị trấn tối như mực. Ngôi nhà
của chúng tôi cũng không ngoại lệ,
Ngay đêm đầu tiên ngủ, chúng tôi không chuẩn bị mùng, vậy là những
con muỗi chúng được một bữa no say. Mới có 2h30 sáng mà tất cả mọi người
đều thức dậy hết, không ai có thể ngủ được với bầy muỗi. Đối diện căn
nhà chúng tôi đang ở là nhà thờ Chính toà Palo. Ngôi nhà cũng bị cơn bão
làm hư hại nặng, các cửa và các mái tôn cũng bị cơn bão cuốn lại như
những tầu lá chuối. Trong khuôn viên của nhà Thờ có các đoàn thiện
nguyện của Nam Hàn, Đức, Đan Mạnh, và Bỉ họ tới đây để lo về y tế cho
người dân.
Nay Palo nên thành phố chết – VRNs
Cả vùng Palo có khoảng 23 ngàn gia đình, họ sống chủ yếu bằng nghề
đánh bắt cá, riêng khu trung tâm thị trấn có khoảng 3 ngàn gia đình,
trong đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9tháng 11, cơn bão Hải Yến đã cướp đi
hơn 1000 người. Có những gia đình tại Tacloban đã thiệt hại gần như hoàn
toàn, có gia đình mất đi 4-6 người, có gia đình cả 9 người qua đời.
Theo thống kê của chính quyền Thị Trấn Palo, toàn thị trấn có khoảng
3000 gia đình bị càn quét sau bão Hải Yến. Theo ghi nhận từ địa phương,
cứ 5 xác chết thì 3 xác là trẻ em.
Một người đàn ông ở đây cho biết, “cơn bão đã đi được một tháng rồi,
nhưng khu vực các anh đang đứng đây, hiện giờ vẫn còn rất nhiều xác
người vẫn còn nằm trong đống đổ nát này, hôm thì phát hiện ra cái đầu,
hôm thì phát hiện ra cái thân, có lúc thì chỉ thấy có một cái chân hay
một cánh tay, giờ này thì không còn xác nguyên vẹn rồi”. Anh nói thêm,
“gia đình tôi có 10 đứa con đứa lớn nhất năm nay 14-15, đứa nhỏ năm nay
4-5 tuổi, hai vợ chông tôi nữa là 12. Hôm cơn bão đổ vào nước lên cao
5-6m, một mình tôi ôm 3 đứa nhỏ, những đứa còn lại tất cả bám vào dây
điện, nước và sóng lớn lên thành 3 cơn sóng thần to lắm, gió thổi mà như
là có người khoan vào tai của chúng tôi. Cứ như vậy trong vòng 2 giờ
đồng hồ, đã lấy đi của khu vực này hơn 1000 người, gia đình tôi thì
không có ai bị chết nhưng bạn bè và hàng xóm thì chết nhiều lắm. Khi hỏi
về cuộc sống của họ sau bão tới nay, một chị tới nhận gạo cứu trợ cho
biết: “Chúng tôi đã mất hết tất cả, nhà cửa, lương thực, những ai còn
sống như chúng tôi giờ này chỉ còn duy nhất 1 bộ đồ mặc trên người, còn
mọi thứ đã ra biến hết cả rồi”.
Đã có nhiều nước trên thế giới tập trung nhân lực giúp khôi phục
Tacloban, nhưng sau một tháng gần như mọi sự chỉ thay đổi được đôi chút.
Người dân chủ yếu chờ lương thực của chính phủ và các nước, các tổ chức
cứu trợ. Hiện thời, chính phủ các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Anh,
Bỉ, Úc, và Hàn Quốc… vẫn còn đang hiện diện tại Tacloban để giúp tái
thiết thành phố và di chuyển người dân tới các hòn đảo khác. Một người
dân tại thành phố Tacloban cho biết vẫn còn rất nhiều xác người chết bị
vùi lấp trong những đống rác và đống đổ nát của các tòa nhà lớn, Những
xác chết vẫn còn bên vệ đường, chính quyền thành phố gần như đã bất lực
trước thẩm họa quá sức này. “Người dân chủ yếu làm du lịch và đánh bắt
thủy sản, sau cơn bão, mất hết tàu bè, nhà cửa không còn gì, lương thực
đã hết”. Đó là lời của anh lái xe chở chúng tôi đi.
Người dân Tacloban lúc này cần gạo và đồ ăn hơn bao giờ hết, họ chỉ
còn biết trông chờ vào chính phủ cũng như các nước lớn và các tổ chức
tới cứu trợ. “Một tháng nay tôi nhận được 6 lần cứu trợ của chính phủ và
của các tổ chức nhân đạo, chúng tôi chỉ còn biết mong vào họ thôi, giờ
này chúng tôi không còn biết làm gì để sống nữa, tất cả mọi phương tiện
để lao động của chúng tôi đã mất hết, chúng tôi phải cố gắng vượt lên số
phận thôi”, lời của một thanh niên ở Thị Trấn Palo của thành phố
Tacloban.
Mana Khanh, VRNs
0 comments:
Post a Comment