Tác giả : Cô Tư Sài Gòn
Phóng viên là một trong những nghề được tin cậy tại Việt Nam, ít nhất cũng là hơn nhiều thành phần công chức khác.
Một phần nữa, nghề phóng viên còn được xem là hình ảnh của người có
học, một kiểu thầy đồ thời đaị mới. Bởi vì không phải ai cũng là người
bẻ cong ngòi bút, do vậy phóng viên là một thành phần dễ được kính trọng
tại Việt Nam.Phóng viên là một trong những nghề được tin cậy tại Việt Nam, ít nhất cũng là hơn nhiều thành phần công chức khác.
Phóng viên, là thầy, không phải thợ. Do vậy, nghe chuyện công an đánh phóng viên, sẽ có nhiều người bất ngờ.
Báo Người Lao Động hôm 30-11-2013 kể chuyện “Cảnh sát cơ động ‘đánh hội đồng’ phóng viên đến ngã quỵ,” trong đó ghi nhận rằng trong khi tìm hiểu phản ánh của bạn đọc ở TPSG, phóng viên báo Người Lao Động bị cảnh sát cơ động (CSCĐ) mời về chốt làm việc. Tại đây, phóng viên bị đánh hội đồng đến ngã quỵ.
Bản tin này viết:
“Lãnh đạo Tiểu đoàn 1 CSCĐ khẳng định, trước mắt cho thấy các chiến sĩ CSCĐ đã có hành vi hành hung phóng viên.
Rạng sáng 21/11, phóng viên (PV) Báo Người Lao Động tìm hiểu về những phản ánh của bạn đọc. Khi qua ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội khoảng 20 m, PV dừng xe chờ đồng nghiệp.
Năm phút sau, trung sĩ Nguyễn Đình Giang thuộc Tiểu đoàn 1 CSCĐ đến yêu cầu PV về chốt cách đó khoảng 300 m để “kiểm tra”. Tại đây, ngoài trung sĩ Giang còn có trung sĩ Phạm Văn Chiến và 4 CSCĐ khác.
PV trình bày rõ cơ quan mình làm việc và cho biết đang đứng chờ đồng nghiệp. Trung sĩ Giang yêu cầu PV xuất trình giấy tờ với thái độ nóng nảy. Sau đó, trung sĩ Chiến lập biên bản với PV gồm các lỗi: Vượt đèn đỏ, không giấy phép lái xe. PV nhận lỗi là giấy phép lái xe vừa mất chưa làm lại kịp, còn vượt đèn đỏ thì không.
Sau một hồi đôi co, trung sĩ Chiến gằn giọng: “Giờ mày thích gì?”, rồi đấm vào mặt PV. Trung sĩ Giang cũng nhảy vào đạp PV rồi cùng trung sĩ Chiến và một CSCĐ khác tiếp tục hành hung. Vừa đánh, họ vừa quát: “Láo hả mày? Cãi hả mày?”. Đến khi PV bị trung sĩ Giang dùng mũi giày đá vào bụng ngã quỵ, các CSCĐ mới dừng tay.
Tiếp đó, tổ CSCĐ tiếp tục yêu cầu ký vào biên bản nhưng do ghi không rõ lỗi vi phạm nên PV không ký. Trung sĩ Chiến liền cùng 4 CSCĐ lên 2 xe công vụ, chiến sĩ còn lại lên xe của PV nổ máy bỏ đi.
Dù bị CSCĐ rút dùi cui đe dọa nhưng PV vẫn cố leo lên ô tô của họ đi theo. Tổ CSCĐ đi lòng vòng ra ngã tư Thủ Đức rồi ngược về chỗ cũ, sau đó qua cạnh Khu Công nghệ cao và trở lại ngã tư Bình Thái.
Cuối cùng, các CSCĐ phải gọi điện cho trung tá Nguyễn Đức Thảo, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1, đến giải quyết. Ông Thảo yêu cầu PV và các CSCĐ về trụ sở để làm việc.
Làm việc với PV và đồng nghiệp đi cùng, thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Đỗ Mạnh Hùng cùng 2 trung tá Tiểu đoàn phó Phạm Văn Nghiệp, Nguyễn Đức Thảo yêu cầu 6 CSCĐ thuật lại vụ việc nhưng họ một mực chối bỏ việc đã hành hung PV.
Sau khi 6 CSCĐ viết trường trình, thiếu tá Hùng yêu cầu họ nhận lỗi nhưng vẫn không ai chịu, thậm chí họ còn cho rằng PV “tự làm mình bị thương”!
Sau khi truy hỏi, lãnh đạo Tiểu đoàn 1 khẳng định, trước mắt cho thấy các chiến sĩ CSCĐ đã có hành vi hành hung PV (Bệnh viện quận Bình Thạnh xác nhận bị đa chấn thương phần mềm M79). Ba vị thay mặt tiểu đoàn xin lỗi PV và hứa sẽ xử lý nghiêm vụ việc…”(ngưng trích)
Điều bi hài là, chuyện công an nói rằng phóng viên tự làm mình bị thương…
Câu hỏi căn bản là, có phải công an đánh phóng viên vì nhà báo tới điều tra theo lời của bạn đọc? Nghĩa là, đánh cho khỏi viết?
Than ôi, làm dân nước Việt sao mà khó vậy kìa. Tới như nhà báo cũng còn không yên thân, huống gì là người không có tiếng nói, không có phương tiện viết gì cả…
Hình như, nếu trí nhớ mình không nhầm, trước năm 1975, chua7 từng có chuyện cảnh sát đánh hội đồng một phóng viên nào. Kể cả khi các phóng viên xuống đường, biểu tình, gọi là đi ăn mày…
0 comments:
Post a Comment