Ảnh minh họa (DR)
Được biết tù nhân đầu tiên bị hành quyết bằng thuốc độc là Nguyễn Anh
Tuấn, bị kết án tử hình vào tháng Giêng năm 2010 vì tội giết người. Báo
chí trong nước cho biết tử tù đã bị tiêm ba mũi thuốc gây mê, thuốc làm
tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và làm tim ngừng hoạt động.
Thông tín viên RFI tại Hà Nội, Victor Guillot nhận định :
« Quyết định chấm dứt việc xử bắn được đưa ra cách đây hai năm và lúc đó được biện minh là vì lý do nhân đạo, cũng như tránh các tác động tâm lý tiêu cực cho những tay súng phải bắn vào tử tù. Nhưng trên thực tế thì lại trở thành ngưng hoàn toàn việc thi hành các án tử. Đó là vì không chỉ đơn giản ghi vào luật việc hành quyết bằng thuốc độc là có thể thực hiện được.
Liên hiệp châu Âu, nơi sản xuất các hóa chất để tiêm cho tử tội, luôn từ chối xuất khẩu chất thiopental, bromure de pancuronium và chlorure de potassium, những chất cần thiết để tạo thành hợp chất giết người. Do vậy hàng chục trung tâm thi hành án đã được xây dựng không thể nào hoạt động được.
Để tránh né việc cấm vận, Việt Nam đã phải sửa luật bằng một nghị định có hiệu lực thi hành vào cuối tháng Sáu. Nghị định này cho phép sử dụng các loại hóa chất trong nước để hành quyết bằng thuốc độc. Điều này khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi, đặc biệt là về khả năng của Hà Nội sản xuất được một hợp chất gây chết người « made in Vietnam ».
Việc hành quyết một người tù 27 tuổi phạm tội sát nhân vào hôm thứ Ba 6/8 dường như cho thấy Việt Nam đã đạt được mục đích, cho dù vẫn còn những nghi vấn về chất độc được sử dụng. Tổng cộng có khoảng 600 tử tù đang chờ thọ hành án, và theo số liệu của báo chí Việt Nam, thì hơn một trăm người tù nay đã có thể đem ra tử hình ngay bằng thuốc độc ».
Chính quyền Việt Nam không công bố con số vụ hành quyết, nhưng Amnesty International ghi nhận có năm vụ vào năm 2011, và từ đầu năm nay đã có 23 tội nhân bị kết án tử hình, chủ yếu là do buôn bán ma túy.
Thông tín viên RFI tại Hà Nội, Victor Guillot nhận định :
« Quyết định chấm dứt việc xử bắn được đưa ra cách đây hai năm và lúc đó được biện minh là vì lý do nhân đạo, cũng như tránh các tác động tâm lý tiêu cực cho những tay súng phải bắn vào tử tù. Nhưng trên thực tế thì lại trở thành ngưng hoàn toàn việc thi hành các án tử. Đó là vì không chỉ đơn giản ghi vào luật việc hành quyết bằng thuốc độc là có thể thực hiện được.
Liên hiệp châu Âu, nơi sản xuất các hóa chất để tiêm cho tử tội, luôn từ chối xuất khẩu chất thiopental, bromure de pancuronium và chlorure de potassium, những chất cần thiết để tạo thành hợp chất giết người. Do vậy hàng chục trung tâm thi hành án đã được xây dựng không thể nào hoạt động được.
Để tránh né việc cấm vận, Việt Nam đã phải sửa luật bằng một nghị định có hiệu lực thi hành vào cuối tháng Sáu. Nghị định này cho phép sử dụng các loại hóa chất trong nước để hành quyết bằng thuốc độc. Điều này khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi, đặc biệt là về khả năng của Hà Nội sản xuất được một hợp chất gây chết người « made in Vietnam ».
Việc hành quyết một người tù 27 tuổi phạm tội sát nhân vào hôm thứ Ba 6/8 dường như cho thấy Việt Nam đã đạt được mục đích, cho dù vẫn còn những nghi vấn về chất độc được sử dụng. Tổng cộng có khoảng 600 tử tù đang chờ thọ hành án, và theo số liệu của báo chí Việt Nam, thì hơn một trăm người tù nay đã có thể đem ra tử hình ngay bằng thuốc độc ».
Chính quyền Việt Nam không công bố con số vụ hành quyết, nhưng Amnesty International ghi nhận có năm vụ vào năm 2011, và từ đầu năm nay đã có 23 tội nhân bị kết án tử hình, chủ yếu là do buôn bán ma túy.
0 comments:
Post a Comment