Wednesday, August 7, 2013

Từ Anh quốc tới Việt Nam, kiểm duyệt Internet đang gia tăng trên toàn cầu


The state of Internet freedom in 2012. (Freedom House)
Màu xanh: Không kiểm duyệt Màu vàng: Kiểm duyệt 1 số ít Màu tím: Kiểm duyệt hoàn toàn Màu trắng: Chưa có thông tin
Tình hình tự do Internet năm 2012. Theo đánh giá, năm 2013 có thể còn tồi tệ hơn. (Freedom House)
Một nghị định mới của Việt Nam sẽ khiến cho việc người dân đăng tin tức hay “thông tin tổng hợp” trên mạng là phạm pháp, một sự hạn chế mà thoạt nghe có vẻ như không thể thực thi vì ngớ ngẩn nhưng hoá ra lại dễ thực hiện hơn – và chưa tới mức cực đoan – hơn là bạn mong đợi. Theo phân tích của tổ chức theo dõi nhân quyền Freedom House, Việt Nam không đơn độc trong chiến dịch đàn áp của nó, ngay cả khi các phương pháp mà nó áp dụng là đặc biệt hà khắc. Kiểm duyệt Internet đang gia tăng trên khắp thế giới, và những quốc gia độc đảng, hà khắc như Việt Nam không phải là những nước duy nhất luật định về những gì mà người dân có thể đăng tải trên mạng.
Hãy xem xét các đề tựa nổi bật mà bạn từng xem chỉ trong tháng qua. Ở Anh, một công cụ sàng lọc được đề xuất sẽ tự động ngăn chặn các trang khiêu dâm và, theo các tổ chức bảo vệ tự do Internet, các nội dung không mong muốn khác. Ở Jordan, các trang Web mới không thể hoạt động nếu thiếu giấy phép đặc biệt từ chính phủ.
Theo Sanja Kelly, giám đốc dự án “Freedom on the Net” của Freedom House (dự án sẽ công bố báo cáo 2013 của nó vào tháng Chín tới), thì “điều mà chúng tôi nhận thấy qua nghiên cứu của mình là khi số người truy cập Internet tăng lên, các chính phủ ngày càng dễ áp đặt các biện pháp kiểm soát một số nội dung nhất định. Một trong những phát hiện của chúng tôi trong năm nay sẽ là sự kiểm duyệt Internet đang gia tăng: Nhiều trang mạng đang bị chặn hơn so với trước kia, và ngày càng nhiều nước thông qua các quy định pháp luật nhằm hạn chế những nội dung nhất định trên mạng”.
Ngay cả trong bối cảnh đó, Nghị định 72 của Việt Nam, một nghị định cấm đoán tin tức và thông tin trên Internet một cách tràn lan, xem ra vẫn giống với việc xác lập một đáy mới. Theo hãng tin AFP, văn bản pháp luật mới sẽ cấm sử dụng blog và các mạng xã hội vào bất kỳ mục đích nào ngoài việc “trao đổi thông tin cá nhân”. Thậm chí việc trích dẫn từ các tờ báo hay trang web của nhà nước cũng sẽ bị cấm.
Trong khi một số nhà bình luận nhìn nhận động thái này là nhằm bảo vệ các phương tiện truyền thông truyền thống (nên hiểu là do nhà nước quản lý) thì thực tế lại có thể còn kém vị tha hơn. Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên – nói gì thì nói, Việt Nam nằm trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và hơn 1/3 dân số của nó sử dụng Internet – song đây vẫn là một trong những quốc gia cộng sản độc đảng còn sót lại trên thế giới, và là một trong những chính thể kiểm soát truyền thông hà khắc nhất. Các nhà báo được Đảng CS công nhận, theo Freedom House, cũng như phần lớn các hoạt động xuất bản, tất cả đều bị sở hữu và bị giám sát của đảng hoặc quân đội. Cả hai đều phải đối mặt với hình phạt nặng nề nếu in ấn những tài liệu phê phán nhà nước hay khuyến khích cải cách.
Trong những năm gần đây, hình thức tố cáo ngược như thế đã lan sang thế giới mạng: Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RWB), 35 blogger và những người chỉ trích trên mạng khác đã bị bỏ tù ở Việt Nam trong năm 2013, nghĩa là khoảng 20% số blogger bị cầm tù trên thế giới trong năm nay là người Việt Nam. Một số người, chẳng hạn như Nguyễn Tiến Trung, một blogger từng du học tại Pháp bị kết án 7 năm tù giam, đã xách động cho một cuộc cải cách dân chủ. Số khác thì chỉ đơn thuần là viết các chủ đề về nhạy cảm chính trị, chẳng hạn như quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.
Văn bản pháp luật mới này rõ ràng là tin xấu dành cho những blogger này và những người như họ. Trước khi khi chúng ta biết được chính xác chính phủ sẽ thực thi chính sách mới như thế nào, còn chút hy vọng như sau: Không giống như các công cụ sàng lọc nội dung Internet, vốn hoạt động ở cấp độ nhà cung cấp dịch vụ, và cùng việc cấp giấy phép trang mạng, mà chỉ cho phép 1 số trang ấn định, việc đi soi tìm một thứ gì đó mơ hồ như “thông tin phi cá nhân” chẳng hạn là một một việc làm giống như một thứ cơn ác mộng hữu lý và rồi đưa đến các biện pháp cấm đoán do con người tự tạo để áp dụng kiểm soát các trang mạng xã hội. Tuy rằng là vậy, nhưng chí ít, cũng nói lên phần nào có thể vượt qua.
Song điều có thể gây lo ngại nhất, đối với các nhà vận động cho tự do Internet, về văn bản pháp luật mới của Việt Nam lại không phải ở mức độ hà khắc của nó mà là ở chỗ, theo một số cách nào đó nó thực sự tạo ra ít ảnh hưởng hơn so với các chế độ kiểm duyệt đã hiện hữu từ trước tại các nước khác. Ở những nước như Trung Quốc, Iran và Ethiopia, các chính phủ đã trấn áp những phần mềm hỗ trợ mọi người vượt qua các công cụ sàng lọc nội dung của chính phủ, Sanja Kelly của Freedom House cho biết. Thông qua việc triển khai những công cụ tinh vi hơn cho riêng mình, các chính phủ có khả năng bắt buộc những người sử dụng Internet phải ở trong những vùng Internet mà chính phủ có thể kiểm soát trực tiếp, điều mà CEO của Google Eric Schmidt và những người khác từng cảnh báo là có thể thực sự phá vỡ Internet. Kiểu kiểm duyệt như thế có thể cho thấy là gây ra nhiều bất ổn hơn, trong dài hạn, so với những thứ luật lệ như của Việt Nam.
Bản dịch của Lê Thiên Hà (Defend the Defenders), HieuLe (henhausaigon2015) chỉnh sửa.
Nguồn: Washington Post

0 comments:

Powered By Blogger