Diana Zhang, Epoch Times 18 August 2013 Chế Độ Trung Cộng, Sức Khỏe, Xã Hội Trung Quốc No Comment
Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc là đề tài nóng bỏng của giới truyền thông trong những năm qua. Từ hoá chất chết người melamine có trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép thực phẩm chứa độc tố (và những sản phẩm xuất khẩu nguy hiểm khác) vượt quá giới hạn. Hầu như truyền thông Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ đã không thực sự cố gắng thông báo cho công chúng biết rằng thức ăn từ Trung Quốc có thể gây nguy hiểm và nó rất ít khi chịu sự kiểm duyệt bởi các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm. Các điều tra viên của FDA chỉ có thể kiểm tra 2.3 % trong tổng số thực phẩm nhập khẩu. Vì thế, người tiêu dùng phải tự bảo vệ sức khoẻ của mình bằng cách lựa chọn đồ ăn một cách sáng suốt.
—
Những quan chức hành pháp của Trung Quốc kiểm tra hạn sử dụng của sữa bột trong một cửa hàng ở huyện Đồng Tử, khu vực đông nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngày 9/2/2010 bởi vì các sản phẩm từ sữa có hoá chất công nghiệp melamine xuất hiện trở lại trong các quầy hàng. Trung Quốc đang lùng tìm gần 100 tấn sữa bột hỏng đáng lẽ ra phải bị tiêu huỷ sau vụ việc năm 2008 khiến 6 cháu bé tử vong
Dưới đây là Top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà bạn nên cẩn thận
1. Cá rô phi
Cá rô phi là loại cá đang được ưa chuộng. Toàn bộ các chợ thực phẩm đang chào hàng cá rô phi với đầu bếp nấu ăn tại chỗ và ăn thử miễn phí. Truyền hình thường xuyên quảng cáo về cá rô phi. Tuy vậy 80% nguồn cung cấp cá rô phi hiện nay – 382.2 triệu pound (khoảng 173 nghìn tấn) mỗi năm – là từ Trung Quốc.
Nhiều người biết rằng người nuôi cá ở Trung Quốc không cho con cái họ ăn cá mà họ nuôi. Có một báo cáo một số năm trước ở Trung Quốc về trường hợp một bé gái sống ở một làng cá bắt đầu có kinh nguyệt khi mới lên 7 do hàm lượng hormone dùng trong việc nuôi cá quá cao. Người nuôi cá sử dụng những loại hormone tăng trưởng và kháng sinh mạnh để cá có thể sống được trong môi trường đông nghịt bẩn thỉu.
2. Cá tuyết
Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc, tương đương 70.7 triệu pound (khoảng 32 nghìn tấn) mỗi năm. Những điều nói về cá rô phi cũng tương tự đối với người nuôi cá tuyết.
3. Nước ép táo
Nếu bạn mua một hộp nước ép táo giá rẻ có mùi vị không ngon lắm, nó có thể đã trải qua một chặng đường vận chuyển dài – tất cả đều từ Trung Quốc. Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc – khoảng 367 triệu gallon (khoảng 1.4 triệu mét khối) hằng năm.
Bã thuốc trừ sâu vẫn còn trong trái cây, rau, và thực phẩm chế biến khi đưa đến nhà cung cấp thực phẩm đã từ lâu là một vấn nạn. Trung Quốc là nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới, và thất bại trên diện rộng trong việc xác định những bã hoá chất trái phép hoặc nguy hiểm có trong thực phẩm, bằng chứng là nước này có những mức giới hạn bã hoá chất rất hào phóng.
4. Nấm chế biến sẵn
Cố gắng tránh xa những loại nấm đóng hộp; 34% lượng nấm chế biến sẵn là từ Trung Quốc, tức là 62.9 triệu pound (khoảng 28.5 nghìn tấn) mỗi năm.
5. Tỏi
Có rất nhiều cách mà tỏi có thể được cho vào trong thức ăn chế biến sẵn. Khoảng 31% số tỏi, tức là 217.5 triệu pound (khoảng 98.6 nghìn tấn), là từ Trung Quốc. Bạn có thể thấy chúng được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ” nhưng thực chất không có bên thứ ba nào kiểm tra và chứng nhận những sản phẩm “hữu cơ” ở Trung Quốc. Để kiếm lời, ai cũng có thể dán nhãn “hữu cơ”.
*Những thông tin trên dựa vào dữ liệu năm 2011 được công bố ngày 8/5/2013 để làm chứng trước Uỷ ban Sự vụ Quốc ngoại (House Committee on Foreign Affairs), về nguy cơ tiêu thụ sản phẩm không an toàn của Trung Quốc. Thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khoảng 7% mỗi năm.
Nếu bạn băn khoăn là những thực phẩm nguy hiểm này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn, hãy xem những báo cáo này về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc.
Nhận thức về ô nhiễm tại Trung Quốc
Theo như Nam Hoa Nhật báo (South China Morning Post) “Có đến 70% các sông hồ tại Trung Quốc bị ô nhiễm do những nhà máy công nghiệp như các nhà máy dệt và nhà máy hoá chất”. Gần đây những cư dân ở Chiết Giang, một trong những tỉnh ít bị ô nhiễm nhất Trung Quốc, ra giá 300 000 nhân dân tệ (50 000 USD) cho quan chức nào dám bơi trên sông.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh công bố những báo cáo về ô nhiễm không khí hàng giờ. Những người Hoa Kỳ tại Bắc Kinh phải dựa vào thông tin này để quyết định xem liệu mình có nên ra ngoài vào thời gian đó hay không.
Có rất nhiều báo cáo về sự ô nhiễm kinh khủng của không khí, nước, và đất tại Trung Quốc. Với mức độ ô nhiễm như thế, gần như không thể có thực phẩm an toàn.
Đây là một đoạn video được tạo bởi một người Trung Quốc dũng cảm đã tốt nghiệp trường điện ảnh Trung Quốc, người đã bán cả nhà và xe, mất 5 năm và tiêu tốn hết 8 triệu nhân dân tệ (1.3 triệu USD) để quay lại hơn 2000 giờ phim, tạo ra bộ phim tư liệu dài 12 phút này. Nó không có lời, nhưng một sự thực đau lòng và những hình ảnh đã nói lên tất cả.
http://v.youku.com/v_show/id_XNDkxMTQ2OTAw.html
Lục bát "phản động" chống Tầu phù, VC!
Ai yêu nghĩa địa tha ma
Thì ăn thực phẩm China Tầu phù
Ai là người Việt không ngu
Không ăn thực phẩm Tầu phù China!
Ai yêu mồ mã tha ma
Cứ ăn thực phẩm đảng ta làm giàu
Ai là người muốn sống lâu
Tẩy chay thực phẩm cộng, Tầu China
Ai là người Việt quốc gia
Không mua thực phẩm China, Vẹm thù!
Khi nào thiên hạ "bớt ngu"
Là khi Việt cộng, Tầu phù ra ma!
Hải Triều
Thuốc trừ sâu độc hại tìm thấy trong các loại thảo mộc truyền thống Trung Quốc
Sally Appert 13 July 2013 Sức Khỏe No Comment
—
Các loại thảo mộc Trung Quốc được bán trong các cửa hàng thường được tẩm thuốc trừ sâu. với mức cao nguy hiểm (AFP/Simon Lim/).
Các loại thảo mộc truyền thống được bán trong các cửa hàng ở Trung Quốc có đầy thuốc trừ sâu vượt xa mức an toàn, kết qủa kiểm tra của tổ chức Greenpeace cho thấy.
Nhóm môi trường thử nghiệm hơn 60 mẫu các loại thảo mộc từ các nhà bán lẻ y học Trung quốc, gồm có Tongrentang, một công ty Trung Y truyền thống lớn. Một số những thuốc bổ sung sức khỏe đã được tìm thấy có chứa hàm lượng hóa chất nhiều hơn hàng chục hoặc hàng trăm nhiều lần so với tiêu chuẩn an toàn châu Âu.
Trong các loại thảo mộc được thử nghiệm, 74 phần trăm chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Những mẫu thí nghiệm tồi tệ nhất họ tìm thấy là san khí hoa bán ở Bắc Kinh có chứa 39 loại thuốc trừ sâu khác nhau. Cây kim ngân hoa và wolfberry bán tại Hồng Kông mỗi thứ chứa 12 loại thuốc trừ sâu khác nhau.
Một số các hóa chất này là bất hợp pháp trong nhiều năm.
“Những kết quả này thật là điên rồ”, Kate Lin Pui-yi, một nhà vận động Greenpeace, nói với South China Morning Post, một tờ báo ở Hồng Kông. “Chúng ta, là con người, cho đến nay chưa nắm bắt đầy đủ sự tác hại của thuốc trừ sâu, nhưng có bằng chứng cho thấy một hỗn hợp thuốc trừ sâu nhiều hơn gây hại nhiều [hơn một đơn vị hóa chất].”
Những trường hợp tử vong liên quan đến thuốc trừ sâu đã xảy ra ở Trung Quốc đại lục, nơi nông dân trồng trọt thảo mộc thường không biết độc hại của hóa chất như thế nào hoặc bao nhiêu dung lượng họ sử dụng.
“Cả chính phủ lẫn các nhà sản xuất không có hướng dẫn nào cho họ. Họ thường theo lời khuyên của các nhà hàng địa phương, theo đó họ có xu hướng giới thiệu thuốc trừ sâu có độc tính cao, “Lin nói với tờ Post (Bưu điện).
Lin nói thêm rằng mùi hương thơm mạnh của các loại thảo mộc đã làm mất mùi thuốc trừ sâu để người tiêu dùng không để ý.
Pháp luật Hồng Kông hạn chế chín loại thuốc trừ sâu, nhưng không phải là những thứ được tìm thấy trong các loại thảo mộc. Greenpeace đã bắt đầu kêu gọi các quan chức phải hành động và cải thiện pháp luật; Bộ Y tế cho biết họ sẽ xem xét tình hình.
By Sally Appert, Epoch Times | June 27, 2013
0 comments:
Post a Comment