Friday, August 9, 2013

“Snowden” : biên giới mong manh giữa quyền tự do và an ninh công cộng

Một người biểu tình trước trụ sở của NSA tại Frankfurt, Đức ngày 20/07/2013.
Một người biểu tình trước trụ sở của NSA tại Frankfurt, Đức ngày 20/07/2013.
REUTERS/ Kai Pfaffenbach
 
Tình báo Mỹ, Anh, Pháp, Đức và cảnh sát quốc tế Interpol đồng loạt báo động : Tây phương đang nằm trong tầm nhắm của Al Qaida. Khủng bố quốc tế đang sửa soạn tấn công vào quyền lợi của các nước Âu Mỹ trong vùng « Trung Đông, Phi Châu và xa hơn nữa ». Khả năng theo dõi điện đàm thông tin điện tử của CIA, NSA vi phạm tự do cá nhân bị tố giác qua vụ Snowden lại là phương tiện hiệu quả để ngăn chận khủng bố : công luận vẫn bất đồng ý kiến.
Những tiết lộ của cựu điệp viên Mỹ Edward Snowden về các chương trình theo dõi điện đàm và thông điệp điện tử do CIA và NSA Mỹ thực hiện trên toàn cầu cho thấy Hoa Kỳ xây dựng một hệ thống kiểm soát và khai thác dữ kiện trên toàn cầu. Hôm 05/08/2013 đại diện các quốc gia trong khối Thị trường chung Nam Mỹ Mercosur gồm ngoại trưởng bốn nước Brazil, Achentina,Venezuela và Uruguay đã trao cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bản tuyên bố « bất bình vì chương trình gián điệp của Mỹ ».
Trái với phản ứng mạnh của Nam Mỹ hoặc là của Liên hiệp châu Âu, yêu cầu Washington giải thích về thông tin ngay chính đồng minh Tây Âu cũng bị theo dõi, hai chính phủ Trung Quốc và Nga không có phản ứng chính thức.
Theo giới phân tích, khi Matxcơva cấp cho cựu điệp viên Edward Snowden quy chế tỵ nạn để tạm cư, ngoài lý do « nhân đạo », tổng thống Putin chắc hẳn là phải có dụng ý khai thác kiến thức của chuyên viên điện toán CIA Mỹ mới 33 tuổi này.
Về phần Trung Quốc, quyền tự do cá nhân, tự do thông tin được Bắc Kinh tôn trọng như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng đối với công luận Tây phương, tự do thông tin, tự do cá nhân là một thụ đắc về nhân quyền có giá trị « linh thiêng và bất khoan nhượng ».
Trong chiều hướng này, tại Pháp, tổ chức Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH đã nhờ tư pháp làm sáng tỏ vấn đề. Luật sư Patrick Baudoin, chủ tịch danh dự của Liên đoàn FIDH phân tích và đặt câu hỏi chính xác : « Vi phạm quyền an ninh cá nhân là điều không thể chấp nhận được. Đã vậy, việc vi phạm nầy còn tác động cho đến tương lai. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu như hệ thống theo dõi thông tin do các nền dân chủ sáng lập ra lại rơi vào tay một chế độ độc tài ? »
Nhà báo Pháp Olivier Berger thì nhấn mạnh đến hiệu năng của chương trình bí mật xâm nhập thông tin điện tử PRISM của cơ quan anh ninh Mỹ NSA mà Edward Snowden tiết lộ : nhờ nó và các phương tiện tương tự mà các cơ quan tình báo Tây phương đã phát hiện được âm mưu khủng bố của Al Qaida nhắm vào các cơ quan ngoại giao Tây phương tại các nước Hồi giáo.
Trong bối cảnh Anh, Pháp, Mỹ, Đức và Canada huy động các biện pháp an ninh để phòng ngừa khủng bố ra tay trong tháng 8 này, mời quý thính giả trở lại hồ sơ Snowden từ hành động cho đến hệ quả ngoại giao Mỹ -Nga mà động thái đầu tiên của tổng thống Barack Obama là tẩy chay cuộc gặp thượng đỉnh với ông Vladimir Putin nhân hội nghị G20 vào tháng 9.
RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Hà Ngọc Cư, báo Ngày Nay, Houston, Hoa Kỳ.

Nhà báo Hà Ngọc Cư :
« …sau biến cố 11/9/2001, tình báo Mỹ được quốc hội cho phép thu thập, canh chừng các cú gọi điện thoại và luồng thông tin trên internet. Như vậy là việc làm của NSA là hợp pháp. Cho nên , khi ông Snowden tố cáo cơ quan này thì đó không phải là (cơ quan tình báo) vi phạm tự do thông tin…. Nước Mỹ cho cho mọi mọi người « quyền tố giác ». Người tố giác được luật pháp bảo vệ. Cơ quan bị tố giác không có quyền trả thù các nhân người tố giác như là cách chức, bãi chức, trừ lương, trù dập. Ở đây, ông Snowden không tố giác cơ quan NSA thi hành các việc gì trái luật mà ông lại đem tất cả bí mật an ninh của Mỹ ra cung cấp cho nước ngoài.. »

0 comments:

Powered By Blogger