Cảnh trước một quán café Internet ở Hà Nội. Ảnh ngày 01/08/2013.
AFP/Hoang Dinh Nam
Tuyên bố của sứ quán Mỹ trước hết ghi nhận rằng « Nghị định 72 dường
như trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền
Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ». Đối với phía Mỹ, Nghị định vừa được ban hành
chỉ có hại cho Việt Nam vì « sẽ hạn chế sự phát triển của lĩnh vực công
nghệ thông tin (IT) đang hé nở của Việt Nam bằng việc kềm chế sự đổi mới
trong nước và ngăn cản đầu tư nước ngoài ».
Trên cơ sở đó, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc về các quy định của Nghị định vì dường như nó hạn chế các loại hình thông tin mà cá nhân có thể chia sẻ thông qua tài khoản mạng xã hội cá nhân và trên các trang web ». Phía Mỹ đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Như tin chúng tôi đã loan, Nghị định 72 đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07, được công bố ngày 31/07 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/09. Văn bản này quy định : « Trang thông tin điện tử cá nhân là trang để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp ».
Nghị định này bị đánh giá là một biện pháp mới được chính quyền Việt Nam tung ra nhằm hạn chế hơn nữa quyền tự do trên Internet, vì lẽ với luật lệ mới này, các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội như Facebook hay Twitter sẽ không được trích dẫn thông tin từ các báo hoặc từ các trang web của cơ quan Nhà nước.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, hiện chưa rõ là luật lệ này sẽ được thực hiện ra sao, cũng như các hình phạt trong trường hợp vi phạm là gì. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng trên lý thuyết luật này đã biến việc chia sẻ những thông tin báo chí hoặc thảo luận về các bài báo được đăng trên mạng thành những hành động phi pháp.
Nghị định 72 còn cấm các nhà cung cấp dịch vụ Internet là không được “cung cấp thông tin « chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc hoặc những thông tin xuyên tạc bôi nhọ uy tín các tổ chức, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm các cá nhân. ».
Ngay sau khi được loan báo, Nghị định 72 đã bị các tổ chức bảo vệ báo chí – như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ và Phóng viên Không Biên giới RSF – cực lực đả kích. Về phần các chính phủ, thái độ quan ngại của Mỹ được bày tỏ hôm nay đã nối tiếp theo phản ứng bất đồng tình của Pháp, đã được Ngoại trưởng Fabius nêu lên tại Hà Nội vào hôm qua.
Vào hôm nay, báo Nhân Dân tại Việt Nam đã bác bỏ những lời chỉ trích nhắm vào Nghị định 72, xem đấy là các hành vi gọi là « xuyên tạc, vu khống » của các « thế lực thù địch, một số cá nhân và một số tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ».
Trên cơ sở đó, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc về các quy định của Nghị định vì dường như nó hạn chế các loại hình thông tin mà cá nhân có thể chia sẻ thông qua tài khoản mạng xã hội cá nhân và trên các trang web ». Phía Mỹ đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Như tin chúng tôi đã loan, Nghị định 72 đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07, được công bố ngày 31/07 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/09. Văn bản này quy định : « Trang thông tin điện tử cá nhân là trang để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp ».
Nghị định này bị đánh giá là một biện pháp mới được chính quyền Việt Nam tung ra nhằm hạn chế hơn nữa quyền tự do trên Internet, vì lẽ với luật lệ mới này, các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội như Facebook hay Twitter sẽ không được trích dẫn thông tin từ các báo hoặc từ các trang web của cơ quan Nhà nước.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, hiện chưa rõ là luật lệ này sẽ được thực hiện ra sao, cũng như các hình phạt trong trường hợp vi phạm là gì. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng trên lý thuyết luật này đã biến việc chia sẻ những thông tin báo chí hoặc thảo luận về các bài báo được đăng trên mạng thành những hành động phi pháp.
Nghị định 72 còn cấm các nhà cung cấp dịch vụ Internet là không được “cung cấp thông tin « chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc hoặc những thông tin xuyên tạc bôi nhọ uy tín các tổ chức, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm các cá nhân. ».
Ngay sau khi được loan báo, Nghị định 72 đã bị các tổ chức bảo vệ báo chí – như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ và Phóng viên Không Biên giới RSF – cực lực đả kích. Về phần các chính phủ, thái độ quan ngại của Mỹ được bày tỏ hôm nay đã nối tiếp theo phản ứng bất đồng tình của Pháp, đã được Ngoại trưởng Fabius nêu lên tại Hà Nội vào hôm qua.
Vào hôm nay, báo Nhân Dân tại Việt Nam đã bác bỏ những lời chỉ trích nhắm vào Nghị định 72, xem đấy là các hành vi gọi là « xuyên tạc, vu khống » của các « thế lực thù địch, một số cá nhân và một số tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ».
0 comments:
Post a Comment