VRNs (21.08.2013) – Sài Gòn – Tiền Phong
đưa tin, Bộ công an quyết định ngăn cấm người dân chụp hình, quay phim,
… các hoạt động của CSGT nếu chưa được phép của CSGT trong khi đang làm
nhiệm vụ.
Nội dung công văn số 1042/C67-P3/2013
của Bộ công an cho biết: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên
quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ
hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp
ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm
nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ
quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức
năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Ông Đại tá Trần Sơn Hà,
Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an trả lời
báo chí: “Tôi không ký bất cứ văn bản nào thể hiện cấm báo chí không
được chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ”. Ông Hà nói tiếp: “Anh
quay cứ quay nhưng việc phỏng vấn phải có sự đồng ý của những người trả
lời phỏng vấn. Tuy nhiên tất cả đều phải công khai minh bạch, đảm bảo
đời tư cá nhân. Anh em chúng tôi đi làm là công khai minh bạch. Bây giờ
anh em cứ bị báo chí giám sát từng bước của nhà báo thì làm ăn được cái
gì.”
Nhà cầm quyền ngồi xổm trên pháp luật.
Nguyen Sy nói: “Công văn này không phải là văn bản quy phạm pháp luật,
nhưng nó trên cả luật.” Hung nhận xét: “Văn bản này nhằm mục đích bao
che và tiếp tay cho tiêu cực?”. Lê Minh Hùng nhận định: “Các đồng chí
dùng từ rất khéo, mượn danh nghĩa “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT” để
luôn tiện cấm chung toàn bộ cả dân, cả nhà báo.”
Nội dung công văn của Bộ công an nhằm
tiếp tay cho nạn tham nhũng, tham ô và mãi lộ. Tuan nói: “Nếu làm đúng
các ông sợ gì mà không cho quay? Công văn này chỉ tiếp tay cho cán bộ
CSGT nhận hối lộ? Công an có quyền quay trộm nhân dân, đứng ở chỗ khuất
để rình bắt lỗi, nhưng nhân dân thì lại không được giám sát lực lượng
này làm việc? Đúng là quyền của dân bị hạn chế?”.
Người dân có quyền giám sát, lên tiếng,
chỉ trích những việc làm sai trái của nhà cầm quyền. Sỹ Văn cho hay:
“Thế nào là “Dân biết…, dân kiểm tra”? Thế nào là “công khai minh bạch”?
Chụp ảnh người đang thi hành công vụ sao lại phải cần ai đồng ý? Có
phải là chụp ảnh đời tư đâu mà phải có đồng ý của ai? cảnh sát giao
thông đang thi hành công vụ thì đương nhiên phải chịu sự giám sát của
người dân. Có phải đang làm nhiệm vụ gì bí mật đâu mà lại không cho
người ta chụp ảnh mình.? Xử lý người ghi hình thì khác nào bịt mắt nhà
báo. Người ta chỉ phải xin phép khi chụp ảnh cá nhân với tư cách là ảnh
đời tư. Còn cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ là người “của dân, do
dân, vì dân”,”công khai, minh bạch” “quang minh chính đại”, sợ gì ai
chụp ảnh?” KUEM thốt lên: “Trời ơi. Nhà nước của dân do dân vì dân đây
sao. Chức năng giám sát của dân đây sao?” Nguyễn Văn Lý kêu lên: “CSGT
ăn lương bằng tiền thuế của dân, là công bộc của dân thì tại sao lại cấm
dân kiểm tra, giám sát?”. JB Nguyễn Hữu Vinh nói: “Đây mới là mục đích
của việc cấm báo chí, người dân quay phim chụp ảnh Cảnh sát giao thông”.
Được biết thời gian qua, CSGT bị người
dân chụp hình khi đang xách nhiễu, nhận mãi lộ của dân rồi post lên
internet. Việc người dân giám sát công quyền, nhằm làm cho hệ thống
chính quyền lành mạnh đang bị những chính sách mới của hành pháp răn đe!
HT, VRNs
http://www.chuacuuthe.com/2013/08/21/muon-chup-anh-csgt-phai-xin-phep/
0 comments:
Post a Comment