Giáo
dục Việt Nam sau hơn 3 thập niên đổi mới (bắt đầu tính từ ĐH Đảng năm
1986, ĐH với tinh thần nói thẳng vào sự thật để nhìn ra khuyết điểm tìm
cách khắc phục để các quan điểm chỉ đạo trở lại quỹ đạo định hướng XHCN)
bên cạnh nhiều thành tựu cũng có không ích khuyết điểm yếu kém. Thành
tựu thì khỏi nói, ít nhiều gần như đã phơi bày trên các trang báo chính
thống thuộc Ban tuyên giáo, còn khuyết điểm đến nay cũng chỉ là những
nội dung nhỏ giọt được một số ít nhà báo phanh phui rồi chìm vào quên
lãng mà không có một hướng khắc phục nào được xem là khả thi.
Trong 3 đời Bộ trưởng Bộ GD – ĐT gần đây, mà đặc biệt là 2 ông Nguyễn Thiện Nhân và Phạm Vũ Luận là nhiều vấn đề nổi cuộm nhất. Nếu thời của ông Nguyễn Thiện Nhân có thể đổ thừa là do tồn động từ ngài Nguyễn Vinh Hiển thì đến hôm nay lỗi này sẽ đổ do ai? Còn nhớ, lúc nhậm chức bộ trưởng ông Nhân đã mạnh tạo nêu cao tinh thần của phong trào 2 không là: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” sau khi cả nước rúng động bởi vụ việc tiêu cực trong thi tốt nghiệp THPT tại Nghệ An do Thầy Đỗ Việt Kha phát giác.
Sự việc đã làm muối mặt không ít các quan trong ngành, làm cho chức vị bộ trưởng vốn đã nóng nay lại nóng hơn. Ông Nhân đã thành công trong việc áp dụng 2 không, nhưng chỉ đúng 1 năm học sau đó là học thực chất, dạy thực chất còn càng về sau tình hình vẫn thế không cải thiện gì hơn trước tiêu cực. Đến ông Luận, là người kế thừa những nền tảng mà ông Nhân đã xây dựng chứ không có bước tiến gì mới hơn ngoài việc thêm một Đồi Ngô công khai thách thức dư luận trong vấn đề tiêu cực.
Rồi vụ việc cũng lắng xuống mà không có cá nhân nào chịu trách nhiệm chính hay trách nhiệm hình sự đã làm thất vọng không ít những ai tâm huyết với giáo dục. Sắp tới đây, Bộ lại chủ trương bỏ đi kì thi tốt nghiệp từ ý kiến chỉ đạo của bà đương kim Phó chủ tịch nước. Đó là việc mà người lớn làm, còn học sinh những con người ngày đêm hưởng thụ cái gọi là giáo dục XHCN, có vị lãnh đạo nào từng lắng nghe lời của một học sinh lớp 12 sắp thi tốt nghiệp và những áp lực mà em này phải chịu bao giờ chưa? Hay chính Bộ trưởng có đột xuất đến dự giờ 1 tiết học từ 1 trường nào đó xa thành thị để biết được việc dạy và học tại đây như thế nào. Các em học sinh, dù thế nào cũng chỉ là những con chuột thí nghiệm của bộ khi Bộ luôn chỉ thử nghiệm và thí điểm chứ chưa bao giờ nghe đến cái nào làm thật sự.
Triết lý giáo dục thì khuôn mẫu, sáo rỗng chú trọng quá nhiều vào tuyên truyền những thứ gọi là xa vời như chủ nghĩa xã hội, những thứ phù phiếm hoàn toàn không có thật. Giáo dục chỉ phục vụ mục tiêu chính trị là giúp cho phần đông học sinh có một niềm tin tuyệt đối vào cái gọi là sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, rồi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với 2 bàn tay trắng còn gạo thì chạy từng bữa. Giáo dục Việt Nam quên mất cái dân tộc Việt này, với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước thay vì nói đến những thứ cao sang thì hãy dạy những bài học đơn giản như lòng biết ơn chính cha mẹ, ông bà người tạo ra chúng ta, cao và xa hơn là thầy cô cho ta con chữ, tri thức, xã hội cho ta một con đường để đi. Thầy dạy học trò biết ơn thầy, ai giúp mình thì minh biết cám ơn.
Đó là những thứ quá ư đơn giản mà bấy lâu giáo dục bỏ quên tưởng chừng ai ai cũng biết. Tại sao, hơn 30 năm qua cũng không sách giáo khoa nào dám dạy điều này? Hay việc tôn thờ xã hội chủ nghĩa và Đảng cộng sản là đã quá đủ để chúng ta thành nhân !?! Các bạn hãy tự trả lời nhé.
Hoàng Phương
Trong 3 đời Bộ trưởng Bộ GD – ĐT gần đây, mà đặc biệt là 2 ông Nguyễn Thiện Nhân và Phạm Vũ Luận là nhiều vấn đề nổi cuộm nhất. Nếu thời của ông Nguyễn Thiện Nhân có thể đổ thừa là do tồn động từ ngài Nguyễn Vinh Hiển thì đến hôm nay lỗi này sẽ đổ do ai? Còn nhớ, lúc nhậm chức bộ trưởng ông Nhân đã mạnh tạo nêu cao tinh thần của phong trào 2 không là: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” sau khi cả nước rúng động bởi vụ việc tiêu cực trong thi tốt nghiệp THPT tại Nghệ An do Thầy Đỗ Việt Kha phát giác.
Sự việc đã làm muối mặt không ít các quan trong ngành, làm cho chức vị bộ trưởng vốn đã nóng nay lại nóng hơn. Ông Nhân đã thành công trong việc áp dụng 2 không, nhưng chỉ đúng 1 năm học sau đó là học thực chất, dạy thực chất còn càng về sau tình hình vẫn thế không cải thiện gì hơn trước tiêu cực. Đến ông Luận, là người kế thừa những nền tảng mà ông Nhân đã xây dựng chứ không có bước tiến gì mới hơn ngoài việc thêm một Đồi Ngô công khai thách thức dư luận trong vấn đề tiêu cực.
Rồi vụ việc cũng lắng xuống mà không có cá nhân nào chịu trách nhiệm chính hay trách nhiệm hình sự đã làm thất vọng không ít những ai tâm huyết với giáo dục. Sắp tới đây, Bộ lại chủ trương bỏ đi kì thi tốt nghiệp từ ý kiến chỉ đạo của bà đương kim Phó chủ tịch nước. Đó là việc mà người lớn làm, còn học sinh những con người ngày đêm hưởng thụ cái gọi là giáo dục XHCN, có vị lãnh đạo nào từng lắng nghe lời của một học sinh lớp 12 sắp thi tốt nghiệp và những áp lực mà em này phải chịu bao giờ chưa? Hay chính Bộ trưởng có đột xuất đến dự giờ 1 tiết học từ 1 trường nào đó xa thành thị để biết được việc dạy và học tại đây như thế nào. Các em học sinh, dù thế nào cũng chỉ là những con chuột thí nghiệm của bộ khi Bộ luôn chỉ thử nghiệm và thí điểm chứ chưa bao giờ nghe đến cái nào làm thật sự.
Triết lý giáo dục thì khuôn mẫu, sáo rỗng chú trọng quá nhiều vào tuyên truyền những thứ gọi là xa vời như chủ nghĩa xã hội, những thứ phù phiếm hoàn toàn không có thật. Giáo dục chỉ phục vụ mục tiêu chính trị là giúp cho phần đông học sinh có một niềm tin tuyệt đối vào cái gọi là sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, rồi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với 2 bàn tay trắng còn gạo thì chạy từng bữa. Giáo dục Việt Nam quên mất cái dân tộc Việt này, với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước thay vì nói đến những thứ cao sang thì hãy dạy những bài học đơn giản như lòng biết ơn chính cha mẹ, ông bà người tạo ra chúng ta, cao và xa hơn là thầy cô cho ta con chữ, tri thức, xã hội cho ta một con đường để đi. Thầy dạy học trò biết ơn thầy, ai giúp mình thì minh biết cám ơn.
Đó là những thứ quá ư đơn giản mà bấy lâu giáo dục bỏ quên tưởng chừng ai ai cũng biết. Tại sao, hơn 30 năm qua cũng không sách giáo khoa nào dám dạy điều này? Hay việc tôn thờ xã hội chủ nghĩa và Đảng cộng sản là đã quá đủ để chúng ta thành nhân !?! Các bạn hãy tự trả lời nhé.
Hoàng Phương
—0O0—
0 comments:
Post a Comment