Phe thân Huynh đệ Hồi giáo biểu tình phản đối sự can thiệp của quân đội Ai Cập – REUTERS /Zoubeir Souissi
Sự kém cỏi của các tầng lớp lãnh đạo chính trị mới được coi là một
trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầy hỗn loạn và bế tắc
hiện nay. Tại Ai Cập, trong sáu ngày vừa qua, gần 900 người thiệt mạng
trong các bạo lực, đa số là những người biểu tình ủng hộ tổng thống bị
lật đổ Mohamad Morsi, thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo. Bạo lực cũng gia tăng ngày hôm qua tại bán đảo Sinai (Ai Cập).
Theo nhà nghiên cứu Sophie Pommier, giảng viên Viện chính trị Paris, chuyên gia về Ai Cập, cuộc khủng hoảng hiện nay đã quét đi gần như toàn bộ những thành quả đạt được, sau cuộc nổi dậy chống chế độ độc tài Moubarak năm 2011, « đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống đa đảng, sau khi những người thuộc phe Hồi giáo tham gia vào đấu trường chính trị và những kỳ bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức ». Vẫn theo chuyên gia về Ai Cập nói trên, « Ai Cập đang đâm đầu vào tường. Các bên không có khả năng đạt được các thỏa hiệp chính trị ».
Chủ nhật vừa rồi 18/08, ông Abdel Fattah al-Sissi, bộ trưởng Quốc phòng, con người đầy ảnh hưởng trong chính quyền Ai Cập và là người chủ trương cú đảo chính lật đổ ông Morsi, tuyên bố đất nước sẽ không khuất phục trước « những kẻ khủng bố ». Cũng ngày chủ nhật, chính quyền chuyển tiếp Ai Cập họp bàn về khả năng giải tán tổ chức Huynh đệ Hồi giáo.
Hôm nay, thủ lĩnh tối cao của phong trào Huynh đệ Hồi giáo Mohammad Badie vừa bị bắt. Theo nhà nghiên cứu Viện chính trị Paris, « [n]ếu phong trào (Huynh đệ Hồi giáo) bị giải thể, thì họ (chính quyền Ai Cập) đã vượt qua lằn ranh đỏ ». Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người lo ngại Ai Cập có thể rơi vào nội chiến.
Ông Emile Hokayem, chuyên gia về chính trị và an ninh thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (International Institute for Strategic Studies), có trụ sở tại Bahrain, nhận định : « Các nước Ả Rập đang ở trong một giai đoạn đầy bất ổn và biến động, có khả năng sẽ còn xẩy ra nhiều hơn nữa các bạo lực trong nước, cũng như xu thế gia tăng đối đầu và cạnh tranh khu vực ». Ông Emile Hokayem là tác giả Syria’s Uprising and the Fracturing of the Levant (Cuộc nổi dậy ở Syria và sự tan vỡ của vùng Cận Đông), vừa phát hành tháng 6/2013.
Theo chuyên gia về an ninh ở khu vực các nước Ả Rập, thì những cuộc nổi dậy tại khu vực này để lộ ra sự « non nớt về chính trị của các lực lượng chính trị chủ yếu », như kinh nghiệm điều hành đất nước ngắn ngủi của phe Huynh đệ Hồi giáo tại Ai Cập vừa qua, nơi họ phải chuốc lấy sự ác cảm của nhiều bộ phận lớn trong xã hội, trong khi đáng lẽ những tầng lớp này phải là chỗ dựa cho phong trào chính trị vừa trỗi dậy.
Theo ông Emile Hokayem, tình hình còn thê thảm hơn tại Syria, nơi bạo lực khiến hơn 100.000 người chết và gần 2 triệu người phải tỵ nạn, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, kể từ đầu năm 2011, khi cuộc phản kháng của dân chúng chuyển thành nổi dậy vũ trang, trước các đàn áp đẫm máu của chế độ độc tài Bachar al-Assad.
Trong cuốn sách mới xuất bản kể trên, chuyên gia về Syria nhấn mạnh « [k]hông ai có thể giành thắng lợi tại Syria. Về trung hạn, Assad có thể trụ lại và chờ đợi các đối thủ suy yếu » để không bao giờ có thể thắng được trong cuộc chiến này. Theo ông, nếu như « sự chia cắt chính thức Syria là điều ít có khả năng xẩy ra, thì việc chia cắt trên thực tế Syria thành nhiều vùng nhỏ, là điều đang diễn ra ».
Nadim Shehadi, một chuyên gia về vùng Bắc Phi và Trung Đông, thuộc Chatham House, thì cho rằng bạo lực tại Syria cũng như Ai Cập, có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, vấn đề bạo lực tiếp tục sau cách mạng còn có một nguyên nhân sâu xa khác : đó là việc « toàn bộ các thiết chế của đất nước » bị hủy diệt, trong trường hợp Libya, dưới chế độ độc tài của đại tá Kadhafi.
Theo một số nhà nghiên cứu, trong số các nước Ả Rập, chỉ duy nhất có ở Yemen là cuộc nổi dậy của dân chúng đã đi đến một giải pháp mang tính thỏa hiệp, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, khuyến khích một quá trình tái hòa giải chính trị. Cũng cần lưu ý là cuộc đối thoại chính trị quốc gia tại Yemen, về nguyên tắc, phải kết thúc vào tháng 9 tới đang dậm chân tại chỗ, đặc biệt với những vấn đề liên quan đến phong trào ly khai miền Nam, và thỏa thuận về cuộc bầu cử toàn quốc dự kiến tổ chức vào tháng 2/2014 vẫn chưa đạt được.
Theo Emile Hokayem, nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Bahrain, « cần phải nhiều năm, nếu không nói là phải nhiều thập kỷ nữa, để thế giới Ả Rập nhận ra rằng các cơ chế chủ yếu của nền dân chủ không thôi là không đủ (để xây dựng được các xã hội mới sau khi lật đổ nền độc tài – ndr), cần phải có sự thấm nhuần các giá trị (như) lòng khoan thứ và thái độ rộng mở ».
Theo nhà nghiên cứu Sophie Pommier, giảng viên Viện chính trị Paris, chuyên gia về Ai Cập, cuộc khủng hoảng hiện nay đã quét đi gần như toàn bộ những thành quả đạt được, sau cuộc nổi dậy chống chế độ độc tài Moubarak năm 2011, « đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống đa đảng, sau khi những người thuộc phe Hồi giáo tham gia vào đấu trường chính trị và những kỳ bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức ». Vẫn theo chuyên gia về Ai Cập nói trên, « Ai Cập đang đâm đầu vào tường. Các bên không có khả năng đạt được các thỏa hiệp chính trị ».
Chủ nhật vừa rồi 18/08, ông Abdel Fattah al-Sissi, bộ trưởng Quốc phòng, con người đầy ảnh hưởng trong chính quyền Ai Cập và là người chủ trương cú đảo chính lật đổ ông Morsi, tuyên bố đất nước sẽ không khuất phục trước « những kẻ khủng bố ». Cũng ngày chủ nhật, chính quyền chuyển tiếp Ai Cập họp bàn về khả năng giải tán tổ chức Huynh đệ Hồi giáo.
Hôm nay, thủ lĩnh tối cao của phong trào Huynh đệ Hồi giáo Mohammad Badie vừa bị bắt. Theo nhà nghiên cứu Viện chính trị Paris, « [n]ếu phong trào (Huynh đệ Hồi giáo) bị giải thể, thì họ (chính quyền Ai Cập) đã vượt qua lằn ranh đỏ ». Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người lo ngại Ai Cập có thể rơi vào nội chiến.
Ông Emile Hokayem, chuyên gia về chính trị và an ninh thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (International Institute for Strategic Studies), có trụ sở tại Bahrain, nhận định : « Các nước Ả Rập đang ở trong một giai đoạn đầy bất ổn và biến động, có khả năng sẽ còn xẩy ra nhiều hơn nữa các bạo lực trong nước, cũng như xu thế gia tăng đối đầu và cạnh tranh khu vực ». Ông Emile Hokayem là tác giả Syria’s Uprising and the Fracturing of the Levant (Cuộc nổi dậy ở Syria và sự tan vỡ của vùng Cận Đông), vừa phát hành tháng 6/2013.
Theo chuyên gia về an ninh ở khu vực các nước Ả Rập, thì những cuộc nổi dậy tại khu vực này để lộ ra sự « non nớt về chính trị của các lực lượng chính trị chủ yếu », như kinh nghiệm điều hành đất nước ngắn ngủi của phe Huynh đệ Hồi giáo tại Ai Cập vừa qua, nơi họ phải chuốc lấy sự ác cảm của nhiều bộ phận lớn trong xã hội, trong khi đáng lẽ những tầng lớp này phải là chỗ dựa cho phong trào chính trị vừa trỗi dậy.
Theo ông Emile Hokayem, tình hình còn thê thảm hơn tại Syria, nơi bạo lực khiến hơn 100.000 người chết và gần 2 triệu người phải tỵ nạn, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, kể từ đầu năm 2011, khi cuộc phản kháng của dân chúng chuyển thành nổi dậy vũ trang, trước các đàn áp đẫm máu của chế độ độc tài Bachar al-Assad.
Trong cuốn sách mới xuất bản kể trên, chuyên gia về Syria nhấn mạnh « [k]hông ai có thể giành thắng lợi tại Syria. Về trung hạn, Assad có thể trụ lại và chờ đợi các đối thủ suy yếu » để không bao giờ có thể thắng được trong cuộc chiến này. Theo ông, nếu như « sự chia cắt chính thức Syria là điều ít có khả năng xẩy ra, thì việc chia cắt trên thực tế Syria thành nhiều vùng nhỏ, là điều đang diễn ra ».
Nadim Shehadi, một chuyên gia về vùng Bắc Phi và Trung Đông, thuộc Chatham House, thì cho rằng bạo lực tại Syria cũng như Ai Cập, có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, vấn đề bạo lực tiếp tục sau cách mạng còn có một nguyên nhân sâu xa khác : đó là việc « toàn bộ các thiết chế của đất nước » bị hủy diệt, trong trường hợp Libya, dưới chế độ độc tài của đại tá Kadhafi.
Theo một số nhà nghiên cứu, trong số các nước Ả Rập, chỉ duy nhất có ở Yemen là cuộc nổi dậy của dân chúng đã đi đến một giải pháp mang tính thỏa hiệp, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, khuyến khích một quá trình tái hòa giải chính trị. Cũng cần lưu ý là cuộc đối thoại chính trị quốc gia tại Yemen, về nguyên tắc, phải kết thúc vào tháng 9 tới đang dậm chân tại chỗ, đặc biệt với những vấn đề liên quan đến phong trào ly khai miền Nam, và thỏa thuận về cuộc bầu cử toàn quốc dự kiến tổ chức vào tháng 2/2014 vẫn chưa đạt được.
Theo Emile Hokayem, nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Bahrain, « cần phải nhiều năm, nếu không nói là phải nhiều thập kỷ nữa, để thế giới Ả Rập nhận ra rằng các cơ chế chủ yếu của nền dân chủ không thôi là không đủ (để xây dựng được các xã hội mới sau khi lật đổ nền độc tài – ndr), cần phải có sự thấm nhuần các giá trị (như) lòng khoan thứ và thái độ rộng mở ».
0 comments:
Post a Comment