Saturday, August 10, 2013

Căng thẳng giữa Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản

Tàu tuần duyên số hiệu 2146 của Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh do lực lượng tuần duyên Nhật Bản chụp được ngày 08/08/2013.
Tàu tuần duyên số hiệu 2146 của Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh do lực lượng tuần duyên Nhật Bản chụp được ngày 08/08/2013.
REUTERS/Japan Coast Guard
Liên quan đến vụ bốn tàu « hải cảnh » Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Điếu Ngư mà phía Nhật Bản gọi là Senkaku, hôm nay nhật báo cánh hữu Le Figaro có bài nhận định khá sâu sắc đề tựa « Căng thẳng giữa Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản ». Đối với tờ báo, trong con mắt giới quân sự Bắc Kinh, Tokyo mới chính là kẻ khiêu khích, tạo ra căng thẳng trong khu vực.
Số là hôm thứ Ba 06/08/2013 vừa qua, Tokyo cho hạ thủy chiếc tàu khu trục mới được đặt tên là Izumo. Đây là chiếc chiến hạm lớn nhất (có chiều dài 248m) do Nhật Bản chế tạo kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Khi khánh thành, Tokyo khẳng định chiếc Izumo chỉ có khả năng chuyên chở 14 chiếc trực thăng và chỉ dành cho công tác cứu hộ và giám sát.
Thế nhưng đối với Trung Quốc, sự kiện trên là một bằng chứng mới cho thấy các hành động khiêu khích của Nhật Bản. Nó lộ rõ các tham vọng quân sự của thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Trong con mắt của cường quốc hàng đầu châu Á thì chiếc khu trục này mang dáng dấp của một chiếc tàu sân bay nhiều hơn, vì với chiếc cầu đáp rộng mênh mông đó, Izumo có thể chở nhiều chiếc chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, theo như nhận xét của một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Hải quân Trung Quốc.
Bắc Kinh nghĩ rằng Tokyo tuyên bố đây là chiến hạm chở trực thăng là chỉ nhằm « che giấu bản chất hung hăng » – một nhận định cũng được một số nhà quan sát phương Tây cùng chia sẻ. Bởi một lẽ rất đơn giản hiện Hiến pháp chủ hòa chỉ cho phép Nhật Bản thành lập các đội quân tự vệ. Một sự ràng buộc mà nhà lãnh đạo phe bảo thủ Abe mong muốn hiệu chỉnh lại Hiến pháp để biến lực lượng tự vệ thành quân đội hoàn toàn. Một dự án khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an.
Một vấn đề khác gây căng thẳng mối quan hệ Trung-Nhật, đó là chuyện ông Abe tuyên bố sẽ không cấm các Bộ trưởng đến thăm đền Yasukuni, nơi yên nghỉ của nhiều tội phạm chiến tranh ngày 15/08 sắp đến, đánh dấu ngày Nhật bại trận năm 1945.
Chuyện đặt tên Izumo cho chiếc khu trục mới cũng được Bắc Kinh xem như là một hành động khiêu khích. Nó gợi nhắc lại sự kiện, chiếc chiến hạm Nhật hoàng Izumo đã đến tấn công các vùng duyên hải Trung Quốc trong những năm 1930.
Bài viết nhận định, vụ căng thẳng lãnh hải những ngày qua cho thấy rõ là cả hai quốc gia đối địch này đang lao vào cuộc chạy đua vũ trang hải quân thật sự. Tờ báo nhắc lại năm rồi (2012) Trung Quốc cho hạ thủy chiếc Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay đầu tiên mua từ Nga được Bắc Kinh tu sửa lại.
Le Figaro cho hay giới quan sát còn nghi ngờ Trung Quốc có lẽ đang bí mật chế tạo một chiếc thứ hai 100% « made in China ». Chiếc tàu đang được đóng tại một hải cảng, được bảo vệ nghiêm ngặt trên một đảo gần Thượng Hải, theo như tiết lộ của tờ Jane’s Defence Weekly, dựa vào các ảnh chụp vệ tinh. Dĩ nhiên là Bắc Kinh phải phủ nhận, nhưng Washington thì vẫn phải theo dõi khít khao.
Trung Quốc khơi ngòi sự đối đầu giữa các quỹ đầu tư nhà nước
Cũng tại khu vực Bắc Á, nhưng liên quan đến lãnh vực kinh tế, nhật báo Kinh tế Les Echos cho hay là Trung Quốc sắp thành lập một quỹ đầu tư thứ năm qua bài viết đề tựa « Trung Quốc kích thích sự đối đầu giữa các quỹ đầu từ của mình ». Tờ báo nhận định dự án này sẽ cho phép tái thúc đẩy sự cạnh tranh để quản lý nguồn ngoại tệ dồi dào của đất nước.
Theo nguồn tin từ South China Morning Post, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang nghiên cứu ý tưởng tung ra một quỹ đầu tư nhà nước mới. Nếu đúng như vậy, đây sẽ là quỹ đầu tư lớn thứ năm. Hiện Bắc Kinh sở hữu 4 quỹ đầu tư là Safe Investment Company, China Investment Corporation (CIC), National Social Security Fund và China Africa Development Fund. Trong đó, hai quỹ đầu tiên là hai cơ sở quan trọng nhất.
Les Echos cho hay là nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào (3.500 tỉ đô-la) đang là đối tượng của một cuộc tranh giành ảnh hưởng quan trọng giữa Ngân hàng Trung ương, hiện đang quản lý quỹ Safe và Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản của CIC.
Hiện nay Safe là quỹ đầu tư lớn nhất với tổng nguồn vốn lên đến gần 750 tỉ đô-la, trong khi CIC nắm giữ khoảng 580 tỉ. Hai quỹ này cạnh tranh mạnh mẽ với nhau nhằm muốn chứng tỏ tính hiệu quả và quyền chính đáng đòi hỏi được cấp thêm nguồn vốn.
Tuy nhiên, một chuyên gia tài chính lưu ý có điều bất thường trong hoạt động đầu tư của các quỹ này. Trên nguyên tắc, quỹ đầu tư quốc gia vốn được dùng để lưu thông nguồn ngoại tệ có một chính sách đầu tư rất

0 comments:

Powered By Blogger